Hoa Trong Tiếng Hán Việt Là Gì - LuTrader

Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.

Nội dung chính Show
  • Tên tiếng Hán Việt của các loài Hoa
  • Ý nghĩa các loài hoa trong văn hóa Trung Quốc.
  • HOA ĐÀO 桃花
  • HOA MAI 梅花
  • HOA MẪU ĐƠN 牡丹花
  • HOA HỒNG 玫瑰花
  • HOA HƯỚNG DƯƠNG 向日葵
  • Liên hệ với chuyên gia khi cần hỗ trợ
  • Video liên quan

Khi từ gốc Hán được Việt hóa

Nhiều người dùng mượn hình thức ngữ âm của từ Hán rồi thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, cho thêm nghĩa mới.

Ví dụ, “phương phi” nghĩa Hán là “hoa cỏ thơm tho”, người Việt hiểu sang “béo tốt”.

Tương tự, “khôi ngô” nghĩa “to lớn, cao to” sang nghĩa “mặt mũi sáng sủa, dễ coi”; “bồi hồi” nghĩa “đi đi lại lại” sang nghĩa “sự xúc động”; “đinh ninh” nghĩa “dặn dò” sang nghĩa “tin chắc, yên chí”; “lang bạt kỳ hồ” nghĩa “lúng túng, quanh quẩn tại chỗ” sang nghĩa “lang thang khắp nơi khắp chốn” (Theo Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm)...

Từ “khuyến mãi” nay dùng thành “khuyến mại”. Cụm từ “kích thích nhu cầu tiêu dùng” rút thành “kích cầu” - từ này đang dần được chấp nhận. Từ “yêu cầu” là một động từ. Nhưng hiện từ “yêu cầu” hay được dùng với nghĩa danh từ. Ví dụ: “mục đích yêu cầu”...

Từ “đáo để” trong tiếng Hán có nghĩa là “đến đáy”, nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần; hoặc có khi nó được dùng làm tiếng đệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của tính từ giống như các từ chỉ mức độ “vô cùng”, “rất”, “lắm”... (Theo Hữu Đạt, Sai, đúng trong cách dùng từ Hán Việt và vấn đề "giải pháp").

Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt.

Chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Hoặc nhiều tiếng Hán Việt bị hiểu sai; lâu dần, cái nghĩa hiểu sai được phổ biến hơn nghĩa tinh xác và do đó được công nhận là nghĩa đúng (Theo Bùi Đức Tịnh, Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng).

Những lỗi thường gặp

Nhiều trường hợp người sử dụng chưa nắm được nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai trầm trọng.

Dùng từ sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt: nhầm lẫn giữa hai từ “khả năng” - năng lực của con người có thể làm được việc gì đó với “khả dĩ”. Từ “quá trình” là đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. Nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi” là sai.

Có thể dùng từ “tiến trình” cho câu trên. Ta có thể viết “hôn lễ” (lễ cưới), “hôn phối” (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê...

Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm): chữ “góa phụ” trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Tính từ “góa” là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ “phụ”. Nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay “quả phụ” (toàn Hán Việt).

Từ “nữ nhà báo” thường được dùng trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi là “nhà báo nữ”, hoặc dùng ba từ Hán Việt là “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”.

Lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác như: tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, đinh tặc... để chỉ những tên ăn trộm.

Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: tặc là ăn cướp, đạo () là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê...

Hiện từ “đinh tặc” đang được nhiều báo chí dùng với tần suất lớn với nghĩa chỉ bọn rải đinh trên đường, trong khi “đinh tặc” chỉ có nghĩa là bọn ăn cướp đinh, chỉ bọn rải đinh trên đường là sai nghĩa...

Nhiều từ Hán Việt hiểu sai nên viết sai: từ “tham quan” nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thay từ “thăm quan”; “chấp bút” viết thành “chắp bút”, “lặp lại” viết thành “lập lại”, “trùng lặp” viết thành “trùng lắp”, “hằng ngày” viết thành “hàng ngày”, “thập niên” viết thành “thập kỷ”, “điểm yếu” thành “yếu điểm”...

Tất nhiên, khi xem xét tới tính sai, đúng của việc dùng từ Hán Việt, việc đối chiếu từ nguyên là việc làm có phần cứng nhắc, dễ dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo rất linh hoạt của người Việt Nam.

Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam. Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt.

Vai trò của báo chí trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng. Bởi tiếng Việt là một trong số gần 50 ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi nhất trái đất. Không phải tự dưng tiếng Việt có thể tồn tại và phát triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại.

Nhiều người dùng chưa nắm được nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.

Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...

Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...

LÊ THỊ BÍCH HỒNG

Những loài hoa mang sắc hương cho đời thêm rực rỡ, tươi sáng. Công ty CP dịch thuật Miền Trung xin giới thiệu trọn bộ Tên tiếng Hán Việt của các loài Hoa để quý vị tiện tra cứu khi cần thiết

Tên tiếng Hán Việt của các loài Hoa

1Hoa thạch thảo白孔雀bái kǒng què
2Hoa tuylip郁金香yù jīn xiāng
3Hoa súng睡莲shuì lián
4Hoa sen荷花hé huā
5Hoa phù dung扶桑花fú sāng huā
6Hoa pang xê蝴蝶花hú dié huā
7Hoa nhài茉莉花mò lì huā
8Hoa mẫu đơn牡丹花mǔ dān huā
9Hoa măng tây辛文竹xīn wén zhú
10Hoa mào gà鸡冠花jī guàn huā
11hoa mai梅花méi huā
12Hoa loa kèn海芋hǎi yù
13Hoa hồng玫瑰花méi guī huā
14Hoa glayơn唐菖蒲táng chāng pú
15Hoa gạo木棉花mù mián huā
16Hoa đỗ quyên杜鹃花dù juān huā
17Hoa dã yên thảo矮牵牛ǎi qiān niú
18Hoa dạ hương夜来香yè lái xiāng
19Hoa cúc vạn thọ万寿菊wàn shòu jú
20Hoa cúc菊花jú huā
21Hoa cẩm chướng康乃馨kāng nǎi xīn
22Hoa cát tường桔梗花jiē gěng huā
23Hoa cảnh thiên长寿花zhǎng shòu huā
24Hoa cải油菜花yóu cài huā
25Hoa bồ công anh蒲公英pú gōng yīng
26Hoa bất tử麦根菊mài gēn jú
27Hoa bách hợp百合花bǎi hé huā
28Hoa anh túc虞美人yú měi rén
29Hoa anh đào樱花yīng huā
30Bông lau芒花máng huā
31 Tử vân anh 紫云英zǐ yún yīng
32 Tử hoa địa đinh 紫花地丁zǐhuā dì dīng
33 Mai nghênh xuân 报春梅bào chūn méi
34 Mai mùa đông 腊梅là méi
35 Hoa xương rồng 仙人掌xiān rén zhǎng
36 Hoa xô đỏ 一串红yī chuàn hóng
37 Hoa violet 紫罗兰zǐ luó lán
38 Hoa thược dược 大丽花dà lìhuā
39 Hoa thủy tiên 水仙花Shuǐ xiān huā
40 Hoa thạch lựu 石榴花shíliú huā
41 Hoa tường vi 蔷薇qiáng wēi
42 Hoa tử vi 紫薇zǐ wēi
43 Hoa tử uyển (cúc sao) 紫苑zǐ yuàn
44 Hoa tử đằng (đằng la) 紫藤zǐ téng
45 Hoa tulip 郁金香yùjīn xiāng
46 Hoa súng 睡莲shuì lián
47 Hoa sơn trà 山茶花shān chá huā
48 Hoa sen tuyết 雪花莲xuě huā lián
49 Hoa sen 荷花hé huā
50 Hoa quỳnh 昙花tán huā
51 Hoa phượng tiên 风仙花fēng xiān huā
52 Hoa nhài tím 紫茉莉zǐ mòlì
53 Hoa nhài 茉莉mòlì
54 Hoa ngọc lan 玉兰花yù lán huā
55 Hoa nghênh xuân 报春花 bào chūn huā
56 Hoa nghệ tây 番红花fān hóng huā
57 Hoa mẫu đơn 牡丹mǔ dān
58 Hoa mào gà 鸡冠花jīguān huā
59 Hoa mai 梅花méi huā
60 Hoa linh lan 铃兰líng lán
61 Hoa lan 兰花lán huā
62 Hoa kim tước 金雀花jīn què huā
63 Hoa kim ngân 金银花jīn yín huā
64 Hoa huệ 晚香玉wǎn xiāng yù
65 Hoa hồng vàng 黄剌玫huáng lá méi
66 Hoa hồng tây tạng 藏红花zàng hóng huā
67 Hoa hồng 玫瑰méi guī
68 Hoa giáp trúc 夹竹桃jià zhú táo
69 Hoa đồng tiền 金钱花jīn qián huā
70 Hoa đỗ quyên 杜鹊花dù què huā
71 Hoa đào 桃花táo huā
72 Hoa dạ lai hương 夜来香yèlái xiāng
73 Hoa cúc non 雏菊chújú
74 Hoa cúc 菊花jú huā
75 Hoa cẩm chướng 康乃馨Kāng nǎixīn
76 Hoa bạch lan 白兰花bái lán huā
77 Hoa bách hợp 百合bǎi hé
78 Hoa anh túc 虞美人yú měi rén
79 Hoa anh đào 樱挑花yīng tiāo huā
80 Đinh hương tím 紫丁香zǐ dīng xiāng
81 Đinh hương 丁香dīng xiāng
82 Cỏ linh lăng 苜蓿mùxu
83 Cây mao hương hoa vàng 金凤花jīn fèng huā
84 Cây huệ dạ hương 风信子fēng xìnzi
85 Cây hoa hồng 月季yuèjì
86 Cây hoa hiên 萱花xuān huā
87 Cây hoa bướm 三色堇sān sè jǐn
88 Cây dương tú cầu 天竺葵tiān zhú kuí
89hoa báo vũ, thu thủy tiên秋水仙Qiū shuǐ xiān
90hoa báo xuân报春花Bào chūn huā
91hoa bìm bịp牵牛花、 喇叭花Qiān niú huā, lǎ bā huā
92hoa cỏ花卉Huā huì
93hoa đồng tiền非洲菊Fēi zhōu jú
94hoa dừa cạn, hoa trường xuân四时春、 长春花Sì sh íchūn, cháng chūn huā
95hoa giấy九重葛Jiǔ chóng gé
96hoa tuyết雪花连Xuě huā lián
97hoa hải đường海棠Hǎi táng
98hoa huệ晚香玉Wǎn xiāng yù
99hoa hướng dương向日葵Xiàng rìkuí
100hoa lan hồ điệp蝴蝶兰Hú dié lán
101hoa lay ơn剑兰Jiàn lán
102hoa linh lan铃兰Líng lán
103hoa loa kèn, hoa huệ tây麝香百合Shè xiāng bǎihé
104hoa lưu ly勿忘我Wù wàng wǒ
105hoa mắc cỡ, hoa trinh nữ含羞草Hán xiū cǎo
106hoa mười giờ大花马齿苋Dà huā mǎ chǐ xiàn
107hoa ngâu米兰、珠兰Mǐlán, zhūlán
108hoa nghệ tây番红花、 藏红花Xiāng hóng huā, zàng hóng huā
109hoa ngọc lan白兰花Bái lán huā
110hoa quế桂花Guì huā
111hoa sao baby满天星Mǎn tiān xīng
112hoa sứ đại, sứ trắng鸡蛋花Jī dàn huā
113hoa thạch lựu石榴花Shíliú huā
114hoa thiên điểu鹤望兰Hè wàng lán
115hoa thu hải đường秋海棠Qiū hǎi táng
116hoa ti-gôn珊瑚藤Shān hú téng
117hoa thủy tiên水仙花Shuǐ xiān huā
118hoa tóc tiên茑萝Niǎo luó
119hoa trạng nguyên一品红Yīpǐn hóng
120hoa tử vi紫薇Zǐwēi
121hoa tường vi, hoa tầm xuân蔷薇、野蔷薇Qiáng wēi, yě qiáng wēi
122hoa violet, hoa tím堇菜Jǐncài
123tử đinh hương紫丁香Zǐ dīng xiāng
124Cẩm tú cầu繡球花Xiù qiú huā

Ý nghĩa các loài hoa trong văn hóa Trung Quốc.

HOA ĐÀO 桃花

HOA ĐÀO 桃花

Trong văn hóa truyền thống của người Trung Quốc, hoa đào là một loài hoa có nhiều ý nghĩa tượng trưng.

Trong quan niệm của họ, đào tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, may mắn và trường thọ. Những ý nghĩa tượng trưng này tồn tại theo những hình thức khác nhau trong tâm lý dân tộc cũng thông qua các phong tục mà phát triển, hợp lại, thay đổi và có những ý nghĩa mở rộng khác.

+ Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, cho tình yêu, nhan sắc và thế giới lý tưởng.

· Xuân là mùa trăm hoa đua nở thế nhưng mỗi khi nhắc đến mùa xuân thứ đầu tiên người ta nghĩ đến sẽ là hoa đào. Hoa đào nở vào mùa xuân, hương thơm ngát cùng sắc hoa tươi tắn luôn là biểu tượng báo hiệu mùa xuân về. Như trong bài thơ “Hoa đào” đời Đường có viết: “Đào hoa xuân sắc noãn tiên khai, minh mị thùy nhân bất khán lai.”

· Bởi vì vẻ đẹp của mình mà hoa đào được người ta xem như hình ảnh tượng trưng cho người đẹp. Trong thơ ca những hình ảnh dùng hoa đào ẩn dụ người, lấy người so sánh với hoa không hề hiếm gặp.

“Gió xuân có ý thổi rèm phòng Hoa muốn rèm cao để lén trông. Ngoài cửa hoa đào bao lượt nở Sánh hoa người mỗi lúc gầy còm. Thương người hoa cũng xót xa thôi Rèm khuất hoa nhờ gió đến chơi Gió nhắn lời hoa sân nở rộ Vì ai xuân sắc kém màu tươi?” ( Đào hoa hành – Bản dịch Nguyễn Phước Hậu)

+ Cành nhánh cây đào được người ta dùng làm vật xua đuổi tà ma cầu may mắn.

+ Quả đào thâm nhập vào những câu chuyện thần thoại, mang theo ý nghĩa trường thọ, mạnh khỏe, sinh con đẻ cái.

Nếu ai từng xem Tây du ký ắt hẳn còn nhớ quả đào tiên Tôn Ngộ Không ăn vào có thể sống thêm mấy trăm năm đúng không nào?

HOA MAI 梅花

HOA MAI 梅花

Trong nghệ thuật văn học Trung Quốc, những bài thơ về mai, bức họa về mai nhiều không kể xiết. Hoa mai tượng trưng cho sự thanh cao, cứng cỏi, không sợ hãi cái giá lạnh, kiên cường, xinh đẹp, những người nghèo khó nhưng có phẩm hạnh cao đẹp, khiêm tốn. Trong mùa đông giá lạnh, mai là loài hoa nở rộ đầu tiên, cũng là một loài hoa báo xuân về, do đó mà loài hoa này còn có ý nghĩa báo điều hỷ, may mắn.

+ Cổ nhân nói mai tượng trưng tứ đức, người đời sau lại nói năm cánh hoa tượng trưng ngũ phúc: Là vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình.

+ Mai là loài hoa tượng trưng cho tinh thần dân tộc nhân dân Trung Hoa, là loài hoa có sức lay động, truyền cảm hứng mạnh mẽ mà phổ biến, nó tượng trưng cho sự kiên định không ngơi nghỉ, ý chí kiên cường, dám đương đầu đi trước… Vẫn có câu nói: Các loài hoa khác đều chờ xuân đến mới nở, mỗi mai không như thế. Càng giá rét, càng khắc nghiệt mai lại càng nở rộ tươi thắm. Những năm gần đây, hình ảnh bông hoa mai nở rộ trong tuyết trời trắng xóa lạnh lẽo đã cổ vũ biết bao thế hệ người Trung Quốc không nản lòng trước khó khăn, dám dấn thân tạo lập cuộc sống và nền văn minh hiện đại xuất chúng.

HOA MẪU ĐƠN 牡丹花

HOA MẪU ĐƠN 牡丹花

Vẻ đẹp diễm lệ tươi đẹp của mẫu đơn khiến người người khuynh đảo, vẻ đẹp khoan thai trang nhã, phú quý và may mắn của mẫu đơn tượng trưng cho viễn cảnh tươi đẹp ở phía trước, đầy ắp hi vọng với tương lai, ngụ ý quốc gia phồn vinh vững mạnh, hưng thịnh phát triển. Ngoài ra nó còn là hóa thân của vẻ đẹp, của sự đơn thuần và cả tình yêu.

Mỗi màu hoa mẫu đơn khác nhau lại có những ý nghĩa không giống nhau.

+ Mẫu đơn đỏ: Một trong những màu sắc thường gặp nhất, tượng trưng cho sự phú quý viên mãn, thuộc tính lửa.

+ Mẫu đơn tím: Cánh hoa màu tím như tên gọi, ý nghĩa là “Tình cảm khó nói”

+ Mẫu đơn trắng: Sự đoan trang, thanh cao, tượng trưng cho những người giữ chữ tín

+ Mẫu đơn xanh: Màu sắc này rất hiếm gặp, có ý nghĩa chờ đợi vào sinh mệnh, hết lòng dốc sức.

+ Mẫu đơn đen: Dù chết cũng phải yêu. Trên thực tế, hoa mẫu đơn không có màu đen thuần, người ta thường gọi mẫu đơn màu tím đậm hoặc đỏ đậm là mẫu đơn đen.

HOA HỒNG 玫瑰花

HOA HỒNG 玫瑰花

Hoa hồng tượng trưng cho: Tình yêu, hòa bình, tình bạn, dũng cảm và tinh thần hiến dâng.

Trong thần thoại Hy Lạp, hoa hồng còn là hóa thân của Thần sắc đẹp lại được dung nhận giọt máu của Thần tình yêu. Có thể dung hòa cả Sắc đẹp và Tình yêu, ở nơi đất nước các loài hoa điều này thực sự rất may mắn.

Ở Trung Quốc, có thể xem hoa hồng là loài hoa thể hiện ngôn ngữ của tình yêu. Hoa hồng màu hồng nhạt tượng trưng cho sự đồng tình, màu hồng tượng trưng sự nho nhã cao quý, màu hồng đậm biểu thị sự biết ơn, màu trắng biểu thị sự chúc mừng và vui vẻ. 

HOA HƯỚNG DƯƠNG 向日葵

HOA HƯỚNG DƯƠNG 向日葵

Ý nghĩa của hoa hướng dương đó là: Một tình yêu sâu thầm lặng, vĩnh viễn không bao giờ thay đổi.

– Liên quan đến hoa hướng dương, có một truyền thuyết như sau:

Clytie là một tiên nữ đầm nước. Có một ngày, cô ấy gặp được vị thần mặt trời Apollo đang đi săn trong rừng cây, và rồi cô đã say đắm vị thần khôi ngô tuấn tú đó. Nhưng vị thần Apollo không hề nhìn cô một ánh mắt đã bỏ đi.

Clytie mong mỏi có một ngày chàng có thể nói chuyện với mình nhưng kể từ đó cô chưa bao giờ gặp lại Apollo.

Thế là mỗi ngày cô đều ngồi nhìn lên bầu trời, dõi theo chiếc xe mặt trời màu vàng rực rỡ của chàng lướt qua. Cô cứ chăm chú nhìn theo như thế tận tới lúc chàng xuống núi. Ngày qua ngày, cô chỉ ngồi ngẩn người như thế, tóc tai rối loạn, dung nhan phờ phạc, mỗi khi mặt trời lên Clytie đều sẽ nhìn về hướng mặt trời.

Sau này, chúng Thần thương xót cho cô nên biến cô thành bông hoa mặt trời vàng rực. Gương mặt cô trở thành đĩa nhụy hoa luôn hướng về ánh mặt trời, mỗi ngày trông theo bóng chàng, đóa hoa tựa như đang cất lời bày tỏ tình yêu không bao giờ thay đổi của Clytie.

Liên hệ với chuyên gia khi cần hỗ trợ

Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng thực hiện các bước sau Bước 1: Gọi điện vào Hotline: 0947.688.883 (Mr. Khương) hoặc 0963.918.438 (Mr. Hùng) để được tư vấn về dịch vụ (có thể bỏ qua bước này) Bước 2: Giao hồ sơ tại VP Chi nhánh gần nhất hoặc Gửi hồ sơ vào email: để lại tên và sdt cá nhân để bộ phận dự án liên hệ sau khi báo giá cho quý khách. Chúng tôi chấp nhận hồ sơ dưới dạng file điện tử .docx, docx, xml, PDF, JPG, Cad. Đối với file dịch lấy nội dung, quý khách hàng chỉ cần dùng smart phone chụp hình gửi mail là được. Đối với tài liệu cần dịch thuật công chứng, Vui lòng gửi bản Scan (có thể scan tại quầy photo nào gần nhất) và gửi vào email cho chúng tôi là đã dịch thuật và công chứng được. Bước 3: Xác nhận đồng ý sử dụng dịch vụ qua email ( theo mẫu: Bằng thư này, tôi đồng ý dịch thuật với thời gian và đơn giá như trên. Phần thanh toán tôi sẽ chuyển khoản hoặc thanh toán khi nhận hồ sơ theo hình thức COD). Cung cấp cho chúng tôi Tên, SDT và địa chỉ nhận hồ sơ Bước 4: Thực hiện thanh toán phí tạm ứng dịch vụ Uy tín không phải là một giá trị hữu hình có thể mua được bằng tiền, mà cần phải được xây dựng dựa trên sự trung thực và chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong suốt chiều dài hoạt động của công ty. Vì tầm quan trọng đó, nhiều doanh nghiệp đã dành hết tâm sức để xây dựng một bộ hồ sơ năng lực hoàn chỉnh vì đây chính là thước đo thuyết phục nhất để tạo dựng lòng tin cho các đối tác và khách hàng.

Công ty CP dịch thuật Miền Trung – MIDTrans

Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438

Email: 

Địa chỉ trụ sở chính : 02 Hoàng Diệu, Nam Lý Đồng Hới, Quảng Bình

Văn Phòng Hà Nội: 101 Láng Hạ Đống Đa, Hà Nội 

Văn Phòng Huế: 44 Trần Cao Vân, Thành Phố Huế

Văn Phòng Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng

Văn Phòng Sài Gòn 47 Điện Biên Phủ, Đakao, Quận , TP Hồ Chí Minh

Văn Phòng Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Văn Phòng Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Từ khóa » Hoa Là Gì Trong Hán Việt