Hệ Thống Máy đá Vảy - Máy Làm đá Viên Công Nghiệp 2022

Phía nắp của cối đá không có bề mặt tạo đá nên chỉ có 3 lớp đầu giống như vách trụ của cối. Quá trình trao đổi nhiệt ở phía nắp cối đá là từ không khí bên ngoài vào không khí bên trong cối đá.

Phía đáy cối đá là bể nước tuần hoàn, quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và cối đá nói chung là có ích nên không tính.

Bể nước tuần hoàn làm từ vật liệu inox, bên ngoài bọc mút cách nhiệt. Chiều dày lớp mút khoảng 3050mm. Nhiệt độ nước trong bể tuần hoàn tuỳ thuộc vào thời điểm làm việc, giai đoạn đầu khi mới khởi động nhiệt độ còn cao, sau khi hệ thống đi vào ổn định, nhiệt độ nước trong bể khá thấp, vì vậy khi tính toán có thể lấy trung bình trong khoảng 35oC.

Tính nhiệt hệ thống cối đá vảy

Trong hệ thống lạnh cối đá vảy có các tổn thất nhiệt sau đây

– Tổn thất nhiệt do truyền nhiệt ở cối đá vảy và bình giữ mức tách lỏng Q1

+ Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che cối đá vảy

+ Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che bể nước tuần hoàn

+ Tổn thất qua kết cấu bao che bình giữ mức tách lỏng

– Tổn thất nhiệt do làm lạnh nước đá Q2

– Tổn thất nhiệt do mô tơ dao cắt đá tạo ra Q3

– Tổn thất ở kho chứa đá Q4

Ngoài ra phía nắp của cối đá của một số hãng là hở nên có sự rò rỉ không khí vào bên trong cối đá, gây ra tổn thất nhiệt.

Tổn thất nhiệt do truyền nhiệt

Tổn thất nhiệt do truyền nhiệt được xác định theo công thức sau:

Q1 = Q11 + Q12 + Q13(3-25)

Q11- Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che cối đá, W;

Q12 – Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che bể nước tuần hoàn, W ;

Q13 – Tổn thất qua kết cấu bao che bình giữ mức tách lỏng, W.

1) Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che cối đá Q11

Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che cối đá gồm tổn thất qua vách và nắp cối đá. Quá trình truyền nhiệt ở đây rất khác nhau, cụ thể như sau:

Ở vách đứng, nhiệt truyền từ môi trường không khí bên ngoài vào môi chất lạnh sôi bên trong cối đá.

Ở nắp: nhiệt truyền từ không khí bên ngoài vào không khí bên trong cối đá.

* Nhiệt truyền qua vách cối đá:

Q11T = kT.t.h(3-26)

t = tKKN – to

tKKN – Nhiệt độ không khí bên ngoài, oC ;

to – Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh bên trong, lấy to = -20oC;

h – Chiều cao thân cối đá, m;

kT – Hệ số truyền nhiệt vách đứng của cối đá:(3-27)

kT=11π.d1.α1+12.π.λi.lndi+1di+1π.d2.α2;W/m

1 – Hệ số toả nhiệt từ không khí bên ngoài lên mặt ngoài cối đá, W/m2.K;

2 – Hệ số toả nhiệt khi sôi môi chất mặt trong cối đá, W/m2.K;

i – Hệ số dẫn nhiệt của các lớp vật liệu, W/m.K;

di, di+1 – đường kính trong và ngoài của các lớp vật liệu, m;

d1, d2 – đường kính ngoài cối đá và đường kính trong mặt trong tiếp xúc với môi chất lạnh (hình 3-13), m

* Nhiệt truyền qua nắp:

Quá trình truyền nhiệt ở đây có thể coi như qua vách phẳng, nên được tính như sau:

Q11N = kN.FN.(tKKN – tKKT) (3-28)

FN – Diện tích nắp cối đá, FN = .d12/4, m2

tKKN, tKKT – Nhiệt độ không khí bên ngoài và bên trong cối đá, oC

Nhiệt độ không khí bên ngoài là nhiệt độ trong nhà nên có thể lấy thấp hơn nhiệt độ tính toán vài độ, nhiệt độ không khí bên trong có thể lấy khoảng tKKT = 3-3oC

kN – Hệ số truyền nhiệt của nắp, W/m2.K

kN=11α1+δiλi+1α2(3-29)

1, ’2 – Hệ số toả nhiệt của không khí bên ngoài và bên trong nắp cối đá, W/m2.K;

i, i – Chiều dày và hệ số dẫn nhiệt của các lớp vật liệu.

2) Nhiệt truyền kết cấu bao che bể nước tuần hoàn

Ở bể nước tuần hoàn quá trình truyền nhiệt thực hiện từ môi trường không khí bên ngoài vào nước lạnh bên trong bể.

Q12 = kB.FB.(tKKN – tB) (3-30)

FB – Diện tích thành bể nước, m2 ;

tKKN, tB – Nhiệt độ không khí bên ngoài và nước bên trong bể, oC;

Nhiệt độ nước tuần hoàn lấy khoảng 2 3oC.

kB – Hệ số truyền nhiệt từ không khí vào nước tuần hoàn, W/m2.K

αrSub { size 8{2} } } } } } } {}11α1+δiλi+1kB=(3-31)

1, ”2 – Hệ số toả nhiệt của không khí bên ngoài và nước bên trong bể nước tuần hoàn lên vách bể, W/m2.K;

i, i – Chiều dày và hệ số dẫn nhiệt của các lớp vật liệu.

Bể nước tuần hoàn có dạng khối hộp. Độ cao của bể tuần hoàn khoảng 250350mm, các cạnh lớn hơn đường kính ngoài của cối đá khoảng 50100mm. Như vậy căn cứ vào đường kính cối đá có thể xác định được sơ bộ kích thước bề nước tuần hoàn để xác định tổn thất nhiệt.

Nhiệt truyền kết cấu bao che bình giữ mức- tách lỏng

Bình giữ mức – tách lỏng có cấu tạo khá nhỏ, diện tích bề mặt khoảng 11,5m2, bên ngoài bọc mút cách nhiệt dày 3050mm. Do kích thước bình nhỏ và được bọc cách nhiệt tốt nên, tổn thất nhiệt qua bình có thể bỏ qua. Trong trường hợp cần chính xác có thể tính theo công sau:

Q13 = kGM.t.l(3-32)

t = tKKN – to

tKKN – Nhiệt độ không khí bên ngoài, oC ;

to – Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh bên trong bể, lấy to = -20oC

l – Chiều dài bình, m

kGM – Hệ số truyền nhiệt qua vách bình giữ mức:

kGM=11π.d1.α1+12.π.λi.lndi+1di+1π.d2.α2;W/m.K(3-33)

1 – Hệ số toả nhiệt từ không khí bên ngoài lên vách bình, W/m2.K;

2 – Hệ số toả nhiệt từ vách bình vào môi chất lạnh ở trạng thái lỏng, có thể lấy giống bên trong vách cối đá vảy, W/m2.K;

i – Hệ số dẫn nhiệt của các lớp vật liệu, W/m.K;

di, di+1 – đường kính trong và ngoài của các lớp vật liệu, m;

d1, d2 – đường kính ngoài cùng và trong cùng của các lớp vật liệu, m

Nhiệt để làm lạnh đá

Q2=Mqo24x3600, W(3-34)

M – Khối lượng đá được sản xuất trong 1 ngày đêm, về giá trị đúng bằng năng suất cối đá, kg

24×3600 Qui đổi ngày đêm ra giây, đó là thời gian làm việc .

qo – Nhiệt lượng cần làm lạnh 1 kg nước từ nhiệt độ ban đầu đến khi đông đá hoàn toàn, J/kg

Nhiệt làm lạnh 1 kg nước từ nhiệt độ ban đầu đến khi đông đá hoàn toàn qo được xác định theo công thức:

qo = Cpn.t1 + r + Cpđ.t2

Cpn – Nhiệt dung riêng của nước : Cpn = 4186 J/kg.K

r – Nhiệt đông đặc : r = 333600 J/kg

Cpđ – Nhiệt dung riêng của đá: Cpđ = 2090 J/kg.K

t1 – Nhiệt độ nước đầu vào, oC. Nhiệt độ nước lạnh vào có thể lấy từ hệ thống nước lạnh chế biến t1 = 5 oC hoặc từ mạng nước thường t1 = 30oC.

t2 – Nhiệt độ đá hoàn thiện t2 = -5  -8oC

Thay vào ta có:

qo = 4186.t1 + 333600 + 2090.t2, J/kg(3-35)

Nhiệt do mô tơ dao cắt đá tạo ra

Mô tơ dao cắt đá được đặt bên ngoài cối đá, vì vậy nhiệt lượng tạo ra bằng công suất trên trục của mô tơ:

Q3 = 1000..N, W (3-36)

- Hiệu suất của động cơ điện.

N – Công suất đầu vào mô tơ dao cắt đá (kW) có thể tham khảo ở bảng 3-13 dưới đây.

3.3.3.4 Tổn thất nhiệt do bơm nước tuần hoàn

Điện năng cung cấp đầu vào cho mô tơ bơm nước một phần biến thành nhiệt năng toả ra trên cuộn dây, trên các trục mô tơ, phần còn lại biến thành cơ năng làm chuyển động dòng nước. Phần cơ năng đó cuối cùng cũng biến thành nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của nước.

Q4 = 1000..N, W (3-37)

- Hiệu suất bơm.

3.3.3.5 Tổn thất nhiệt ở kho chứa đá

Tổn thất ở kho chứa đá chủ yếu do truyền nhiệt qua kết cấu bao che do độ chênh nhiệt độ. Tổn thất đó tính tương tự tổn thất qua kết cấu bao che kho lạnh. Kho chứa đá cũng được bố trí trên các con lươn thông gió nên có thể tính giống như tổn thất qua tường.

Q5 = k.F.t(3-37)

k – Hệ số truyền nhiệt kho bảo quản đá, W/m2.K;

F – Diện tích kết cấu tường, trần và nền của kho, m2;

t – Độ chênh nhiệt độ tính toán. Có thể tính t = 0,6.(tN-tT)

tN, tT – Nhiệt độ tính toán ngoài trời và trong kho đá. Nhiệt độ trong kho đá lấy 0-5oC.

3.3.4 Chọn cối đá vảy

Dưới đây là đặc tính kỹ thuật cối đá vảy của Fuji (Nhật)

Bảng 3-12: Thông số kỹ thuật cối đá Fuji (Nhật)

Bảng 14
Mục K-3 K-5 K-10 K-20 K-35 K-50 K75 K100 K150 K200 K250 K330
Năng suất (t/ngày) 0,3 0,5 1 2 3,5 5 7,5 10 15 20 25 33
Qo (1000 KCal/h, ở -20oC) 1,5 2,3 4,5 9 16 23 34 45 68 90 113 150
Diện tích cối đá (m2) 0,1 0,15 0,3 0,435 0,737 1,5 2,13 2,88 4,2 5,55 7 9,42
Công suất ngưng tụ (kW) 1,5 2,2 3-3,7 5,5 11 15 22 30 45 60 75 90
Nguồn điện 3Ph/220V/50/60Hz
Môi chất lạnh R22/R502
Mơ tơ giảm tốc (kW) 0,2 0,4 0,75 1,5 Nhiều tốc độ
Bơm nước (kW) 0,04 0,18 0,25 0,37
Ống dịch vào (mm) 10 15 25 32
Ống môi chất ra (mm) 15 20 25 32
Ống nước vào (mm) 15 20 25
Ống tràn nước (mm) 15 20 25 32
Ống xả cặn (mm) 15 20 25 32
Số lượng van tiết lưu 1 2 3 4 6
Công suất van tiết lưu (Tôn lạnh) 0,9 1,9 3,7 6 9
Cửa đá Ra  (mm) 350 550 750 1000 1400 1770 1950
Khối lượng (kg) 75 100 125 190 250 660 845 1700 2500 3500 4000 4500
Cao (mm) 624 689 830 980 1200 1560 1950 2087 2320 2600 2650 3000
Rộng (mm) 665 767 920 1000 1600 1950 2350
Dài (mm) 480 574 920 1000 1600 1950 2350

Hiện nay có nhiều đơn vị trong nước đã chế tạo được cối đá vảy, dưới đây là đặc tính kỹ thuật cối đá vãy của Công ty Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng SEAREE.

Bảng 3-13 dưới đây giới thiệu đặc tính kỹ thuật cối đá vảy của SEAREE dùng để tham khảo.

Bảng 3-13: Cối đá vảy của SEAREE

Bảng 15
MODEL Đơn vị SRE 05A(F) SRE 10A(F) SRE 15A(F) SRE 20A(F)
Năng suất Tấn/Ngày 5 10 15 20
C/s mô tơ dao cắt đá kW 250 370 550 550
C/s mô tơ bơm nước kW 100 100 250 300
Ống môi chất vào mm 25A 2x25A 2x32A 2x40A
Ống môi chất ra mm 50A 2x50A 2x65A 2x80A
Ống nước cấp mm 15A 20A 2x20A 2x25A
Công suất lạnh KCal/h 25.000 50.000 75.000 100.000
Môi chất lạnh NH3/R22/R404a
Kiểu cấp dịch Tiết lưu trực tiếp/Cấp từ bình giữ mức/bơm dịch
Nhiệt độ bay hơi oC -23  -25oC
Nhiệt độ nước vào làm đá oC 26
KÍCH THƯỚC NGOÀI
Chiều cao mm 1345 1780 2200 2500
Chiều rộng mm 1000 1130 1330 1600
Chiều dài mm 1000 1130 1330 1600
Khối lượng kg 650 1000 1500 2000

Từ khóa » Cấu Tạo Cối đá Vảy