Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Cối Của Máy Làm đá Vảy Công Nghiệp

Cối của máy làm đá vảy

  • 1. Máy làm đá vảy
  • 2. Cấu tạo cối của máy làm đá vảy
  • 3. Ưu nhược điểm của hệ thống máy sản xuất đá vảy
  • 4. Kết cấu cách nhiệt

   Nếu như trước kia các nhà máy hay xưởng sản xuất thường tập trung vào máy làm đá cây thì ngày nay xu hướng đã thay đổi. Đá cây có nhiều nhược điểm như: tốn diện tích nhà xưởng, công nghệ sản xuất cũ ít nâng cấp, khó làm nhỏ và vận chuyển cồng kềnh. Cho nên, các xí nghiệp chế biến thực phẩm và thủy hải sản ngày nay đều lựa chọn máy làm đá phù hợp hơn như máy làm đá viên, đá vảy để có thể tự mình sản xuất đá phục vụ nhu cầu sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm. Nhất là trong các xí nghiệp chế biến, các xưởng lớn, hay trung tâm mua sắm hàng sỉ, nhu cầu về đá vảy đang ngày càng tăng. Dưới đây là một số thông tin về cối của máy làm đá vảy mà Hải Âu Group muốn chia sẻ đến các bạn.

   1. Máy làm đá vảy

   Máy làm đá vảy là thiết bị sản xuất ra các mảnh đá nhỏ và mỏng.Việc tạo đá vảy được thực hiện hoàn toàn bên trong một ống trụ hai lớp, ở giữa là cối đá có môi chất lạnh lỏng bay hơi.

tim hieu ve cau tao coi cua may lam da vay cong nghiep 1

Hình 1: Máy làm đá vảy Hải Âu HAV1700

   2. Cấu tạo cối của máy làm đá vảy

   – Vì máy đá vảy tạo ra nước đá có dạng là các mảnh nhỏ vì vậy quá trình tạo nước đá được thực hiện bên trong một ống trụ có 2 lớp, ở giữa là môi chất lạnh lỏng bay hơi được gọi là cối đá.

   – Cối của máy làm đá vảy có dạng hình trụ tròn được chế tạo từ vật liệu inox, gồm có 2 lớp. Ở giữa 2 lớp là môi chất lạnh lỏng bão hòa. Nước được bơm tuần hoàn bơm từ bể chứa nước đặt phía dưới bơm lên khay chứa nước phía trên. Nước từ khay chảy qua hệ thống ống và phun lên bề mặt bên trong của trụ sau đó được làm lạnh, một phần đông lại thành đá ở bề mặt bên trong, phần dư chảy về bể và tiếp tục được bơm lên.

   – Khi đá đông đủ độ dày thì hệ thống dao cắt cắt rơi đá xuống phía dưới. Phía dưới cối đá là kho chứa đá.Người sử dụng chỉ việc mở cửa đem đá ra sử dụng. Trong các nhà máy chế biến thủy sản, kho và cối đá đặt ngay ở khu chế biến.

   – Có 2 phương pháp cắt đá đó là phương pháp cắt bằng hệ thống dao quay và phương pháp cắt nhờ dao cắt xoắn cố định.

tim hieu ve cau tao coi cua may lam da vay cong nghiep 2

Hình 2: Cối của máy làm đá vảy Hải Âu HAV1700

   Dao cắt quay được gắn với trục quay đồng trục của cối đá và được xoay nhờ mô tơ đặt phía trên. Tốc độ quay có thể điều chỉnh được, cho nên đá cắt ra sẽ có kích thước khác nhau tùy thuộc vào tốc độ quay. Khi cắt dao tì lên bề mặt nước đá tạo ra ma sát lớn. Tốc độ quay của trục tương đối chậm nhờ hộp giảm tốc.

   Đối với cối của máy làm đá vảy có dao cắt cố định, dao cắt dạng trục vít. Khi trục trung tâm quay dao gạt đá lăn trên bề mặt trống để ép vỡ đá tạo trên bề mặt cối đá cho rơi xuống kho. Do dao lăn trên bề mặt nên ma sát giảm xuống đáng kể, tăng độ bền của cối, giảm mô men quay.

Xem thêm: Máy làm đá vảy Hải Âu HAV1700

   3. Ưu nhược điểm của hệ thống máy sản xuất đá vảy

   – Ưu điểm:

   Chi phí đầu tư nhỏ, hệ thống máy đá vảy không cần trang bị bể muối, hệ thống cầu chuyển, bể nhúng, bàn lật, kho chứa và máy xay nên giá thành thấp.

   Chi phí vận hành nhỏ: bao gồm chi phí nhân công, điện và nước. Do hệ thống máy đá vảy rất đơn giản, ít trang thiết bị nên chi phí vận hành cũng thấp.

   Thời gian làm đá ngắn, thường thì sau khoảng 1h hoạt động thì đã có thể lấy đá ra sử dụng. Đảm bảo vệ sịnh và chủ động trong sản xuất.Các khâu sản xuất và bảo quản đá được tiến hành rất đảm bảo yêu cầu vệ sinh nên chất lượng đá khá tốt.

   Tổn thất năng lượng nhỏ.

   – Nhược điểm:

   Vì có dạng vảy, kích thước nhỏ nên chỉ có thể sử dụng ngay tại chỗ khó vận chuyển đi xa và bảo quản lâu ngày.

   Cối của máy làm đá vảy là thiết bị khó chế tạo, giá thành tương đối cao.

   Phạm vi sử dụng: chủ yếu sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.

tim hieu ve cau tao coi cua may lam da vay cong nghiep 3

Hình 3: Một hệ thống máy làm đá vảy công nghiệp

   4. Kết cấu cách nhiệt

   Cối của máy làm đá vảy có kết cấu cách nhiệt như sau:

   Tổn thất lạnh của môi chất đang sôi diễn ra ở cả 2 phía bên trong và bên ngoài cối đá.Tuy nhiên, không khí bên trong cối đá sau một thời gian làm việc nhất định cũng sẽ giảm xuống đáng kể nên có thể bỏ qua tổn thất này.

   Phía nắp của cối máy làm đá vảy không có bề mặt tạo đá cho nên chỉ có 3 lớp đầu giống như vách trụ của cối đá. Quá trình trao đổi nhiệt ở phía nắp cối là từ không khí bên ngoài vào bên trong cối đá. Phía đáy cối của máy làm đá vảy là bể nước tuần hoàn, quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và cối đá là có ích nên không tính.

Xem thêm: Tìm hiểu thiết kế, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy làm đá vảy HAV 600

   Bể nước tuần hoàn làm từ vật liệu inox, bên ngoài có bọc mút cách nhiệt. Chiều dày lớp mút là khoảng 30 – 50mm. Nhiệt độ nước trong bể tuần hoàn tùy thuộc vào thời điểm làm việc, giai đoạn đầu khi khởi động nhiệt độ còn cao, sau khi hệ thống đi vào ổn định, nhiệt độ nước ở trong bể khá thấp, cho nên khi tính toán có thể lấy trung bình trong khoảng 3 – 5 độ C.

   Với chi phí đầu tư vừa phải, không cần đến bể muối và hệ thống cầu chuyển, điện năng cũng được giảm đi rất nhiều, nên chi phí đầu tư cho một máy làm đá vảy là không quá lớn. Cối của máy làm đá vảy có nguyên lý làm việc cũng khá đơn giản. Vì vậy nếu có nhu cầu, bạn đừng ngần ngại mua ngay một chiếc máy làm đá vảy.

Từ khóa » Cấu Tạo Cối đá Vảy