Hệ Thức Euler | CMaths

Bài1. (Phương tích của trọng tâm) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn \left( O;R \right). G là trọng tâm tam giác, BC=a,CA=b,AB=c. Đường thẳng AG giao với \left( O \right). tại điểm thứ hai A'.

a) Tính GA.GA' theo a,b,c.

b) Chứng minh rằng {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}\le 9{{R}^{2}}.

c) Biết {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}=9{{R}^{2}}. Tam giác ABC có gì đặc biệt?

Bài 2. (Phương tích của trực tâm) Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn \left( O;R \right). H là trực tâm tam giác, BC=a,CA=b,AB=c.

a) Chứng minh rằng HA=2R.\cos A.

b) Chứng minh rằng O{{H}^{2}}={{R}^{2}}\left( 1-8\cos A.\cos B.\cos C \right), từ đó suy ra BĐT \cos A.\cos B.\cos C\le \frac{1}{8}.

c) Chứng minh các kết quả vẫn đúng trong trường hợp tam giác không nhọn.

Bài 3. (Hệ thức Euler) Cho tam giác ABC nội tiếp \left( O;R \right) và ngoại tiếp \left( I;r \right).

a) Chứng minh rằng IA=\frac{r}{\sin \frac{A}{2}}.

b) Chứng minh rằng O{{I}^{2}}={{R}^{2}}-2Rr.

c) Nếu R=2r thì tam giác ABC có gì đặc biệt?

Bài 4. Cho hình thang ABCD vuông tại A,B. M là trung điểm của AB. Các đường cao AH,BK của các tam giác AMD,BMC cắt nhau tại N. Chứng minh MN\bot CD. Bài 5. Cho tam giác ABC, một đường tròn cắt cạnh BC tại {{A}_{1}},{{A}_{2}}, cắt cạnh CA tại {{B}_{1}},{{B}_{2}}, cắt cạnh AB tại {{C}_{1}},{{C}_{2}}. Chứng minh rằng A{{A}_{1}},B{{B}_{1}},C{{C}_{1}} đồng quy khi và chỉ khi A{{A}_{2}},B{{B}_{2}},C{{C}_{2}} đồng quy. Bài 6. Cho đường tròn \left( O \right) và điểm I cố định nằm trong đường tròn, I khác O. Một đường thẳng quay quanh I, cắt \left( O \right) tại AB. Các tiếp tuyến của \left( O \right) tại A,B cắt nhau tại M. Chứng minh rằng M chạy trên một đường thẳng cố định. Bài 7. Cho đường tròn \left( O \right) tiếp xúc với đường thẳng d tại điểm H. Hai điểm M,N di động trên d sao cho \overline {HM} .\overline {HN} =-k^2,(k\ne 0 cho trước). Từ M,N kẻ tiếp tuyến MA,NB của \left( O \right) với A,B khác H.

a) Chứng minh rằng đường tròn \left( OMN \right) luôn đi qua 2 điểm cố định.

b) Chứng minh rằng đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 8. Cho AB,AC là các tiếp tuyến của đường tròn \left( O \right) với B,C thuộc \left( O \right). Lấy điểm M bất kì trên AC (M,A khác phía so với C). Giả sử \left( O \right) cắt đường tròn \left( ABM \right) tại điểm thứ hai P,Q là chân đường vuông góc hạ từ C xuống MB. Chứng minh rằng \widehat{MPQ}=2\widehat{AMB}. Bài 9. Cho tứ giác ABCD nội tiếp \left( O;R \right). Gọi P,Q,M lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng ABDC, ADBC, ACBD. Chứng minh rằng bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác OPQ,OMP,OMQ bằng nhau.

Từ khóa » Hệ Thức ơ Le