Hướng Dẫn Học Tiếng Đức Cho Người Mới Bắt đầu - CMMB
Có thể bạn quan tâm
Tiếng Đức là ngôn ngữ không hề đơn giản và dễ học đối với người Việt. Thông qua bài viết này, CMMB Việt Nam hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm một số kinh nghiệm học tiếng Đức hiệu quả hơn!
I. Học tiếng Đức có khó không?
Nhiều bạn trẻ lựa chọn học tiếng Đức bởi ngôn ngữ này mang lại nhiều cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Đức. Tuy nhiên, tiếng Đức không phải là ngôn ngữ dễ học so. Hãy cùng điểm qua một số yếu tố so sánh giữa tiếng Đức và tiếng Anh, tiếng Việt nhé!
1.1. Tiếng Đức so với tiếng Việt
Tiếng Việt có nguồn gốc là sự kết hợp từ các ngôn ngữ dân tốc Tày, Thái và ngôn ngữ Nam Á. Người Việt đã tự sáng tạo ra “từ thuần Việt” – sự kết hợp và biến đổi các từ gốc Đông Á và Nam Á.
Xuyên suốt 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, tiếng Việt trải qua hai giai đoạn cột mốc quan trọng: 1000 năm Bắc thuộc và thời kỳ thực dân Pháp. Trong thời gian Bắc thuộc, tiếng Việt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tiếng Hán, hình thành hệ thống chữ Hán Nôm. Đến thời kỳ Pháp thuộc, hệ thống chữ viết của tiếng Việt được cải tổ theo bảng chữ cái Latin để truyền bá đạo Công giáo và hỗ trợ giao tiếp giữa người Pháp và người bản địa.
Điều này giải thích tại sao tiếng Việt có nhiều nét tương đồng với tiếng Trung Quốc. Hệ thống chữ Hán Nôm vẫn còn thấy trong văn hóa Việt Nam ngày nay, ví dụ như các câu chúc, câu đối đỏ hoặc các đồ trang trí trong nhà. Ảnh hưởng của tiếng Pháp đến tiếng Việt cũng rất đáng kể, nhiều từ mượn tiếng Pháp vẫn được sử dụng rộng rãi, như:
- Tên món ăn: pho mát, xúc xích, sốt, bít tết, pa tê
- Tên quần áo: may ô, sơ mi, vét tông, gile, len, đầm, …
- Phương tiện di chuyển: pê đan, ghi đông, gác ba ga, ô tô…
Mặc dù sử dụng hệ chữ cái Latin giống các ngôn ngữ châu Âu khác, tiếng Việt lại có những đặc trưng rất khác biệt:
- Đơn tiết, không biến hình
- Sử dụng hư từ
- Sử dụng trật tự từ Chủ-Động-Tân
- Sử dụng trọng âm và ngữ điệu
Ngược lại, tiếng Đức là một ngôn ngữ có nguồn gốc từ chữ Latin, cụ thể là từ gốc Indo-Germanic thuộc nhóm Indo-European (ngữ hệ Ấn-Âu). Tiếng Đức có những đặc điểm nổi bật sau:
- Danh từ có chia thành giống đực, giống cái và giống trung (Genus)
- Danh từ có Cách (Kasus)
- Từ ghép, từ kết hợp
- Quy tắc ngữ pháp đặc biệt, nghiêm ngặt nhưng có nhiều ngoại lệ (khác hoàn toàn với trật tự từ Chủ ngữ-Động từ -Tân ngữ của tiếng Việt)
Học tiếng Đức đòi hỏi học viên phải nắm rõ các khái niệm phân biệt, quy tắc cơ bản và vận dụng tư duy, óc quan sát cùng khả năng suy luận để sử dụng tiếng Đức đúng ngữ cảnh và chức năng. Cảm giác đầu tiên khi học tiếng Đức thường là sự thú vị vì sự khác biệt lớn so với tiếng Việt.
1.2. Tiếng Đức có giống tiếng anh không?
Về cơ bản, tiếng Đức và tiếng Anh đều sử dụng ký tự Latinh, nên người học sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình nhớ mặt chữ. Thay vì phải ghi nhớ một hệ thống bảng chữ cái hoàn toàn mới, bạn sẽ làm việc với những ký tự a, b, c quen thuộc.
Bên cạnh đó, tiếng Đức và tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng về cả hình thức lẫn ý nghĩa. Nhiều từ trong tiếng Anh và tiếng Đức viết giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở cách đọc. Ví dụ, từ “Kindergarten” trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Đức. Tuy nhiên, tiếng Đức là một ngôn ngữ rất đặc biệt.
Khác biệt giữa tiếng Đức và tiếng Anh:
- Giống (Gender): Trong tiếng Đức, danh từ có giống, tức là mỗi danh từ thuộc vào một trong ba loại: giống đực, giống cái hoặc giống trung.
- Cách (Case): Danh từ trong tiếng Đức có cách, nghĩa là các biến thể của danh từ thay đổi khi nó giữ vai trò khác nhau trong câu. Điều này không có trong tiếng Anh.
Những đặc điểm trên có thể khiến tiếng Đức trở nên “khó nhằn”. Tuy nhiên, tiếng Đức là một ngôn ngữ mang tính logic và thống nhất cao. Khi hiểu bản chất vấn đề, bạn sẽ dễ học hơn, nhớ lâu hơn và chắc chắn hơn khi đặt câu.
Phát âm của tiếng Đức đơn giản hơn nhiều so với tiếng Anh. Thay vì phải tra từ điển để biết cách đọc, bạn có thể nhìn vào và đánh vần bất kỳ từ tiếng Đức nào mà không cần biết nghĩa. Và đừng lo, phát âm tiếng Đức không nặng và giật cục như những video giải trí trên mạng mà bạn thường thấy.
Dù có những khác biệt đáng kể so với tiếng Anh, tiếng Đức vẫn là một ngôn ngữ mà bạn có thể chinh phục được nếu hiểu rõ cấu trúc và logic của nó.
II. Hướng dẫn học tiếng Đức cho người mới bắt đầu
Với những bạn mới bắt đầu học tiếng Đức, yếu tố quan trọng nhất chính là phát âm chuẩn và có lộ trình học phù hợp. Để học phát âm hiệu quả, bạn có thể sử dụng các công cụ và phương pháp sau:
- Duolingo: Đây là một ứng dụng hữu ích giúp bạn làm quen với cách phát âm và học từ vựng đơn giản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các câu trong Duolingo không thật sự tự nhiên và không giải thích ngữ pháp chi tiết.
- YouTube: Tìm từ khóa “Kinderbuch” hoặc “Kinderlieder” để nghe nhạc và đọc sách tiếng Đức dành cho trẻ em. Đây là cách miễn phí với các câu đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, cũng giống như Duolingo, không có ai giải thích ngữ pháp cho bạn.
2.1. Lộ trình học tiếng Đức cơ bản
Dưới đây là gợi ý lộ trình học tiếng Đức cho người mới bắt đầu, kế hoạch này được chia thành các giai đoạn để giúp bạn tiến bộ từng bước một. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều chỉnh tùy theo năng lực và thời gian học tập của bạn.
Giai đoạn 1: Cơ bản (Tuần 1-2) |
|
Giai đoạn 2: Ngữ pháp cơ bản và cụm từ (Tuần 3-6) |
|
Giai đoạn 3: Kỹ năng nghe và nói (Tuần 7-12) |
|
Giai đoạn 4: Đọc và viết (Tuần 13-16) |
|
Giai đoạn 5: Tiếp tục mở rộng vốn từ và ứng dụng (Tuần 17 trở đi) |
|
Giai đoạn 6: Luyện thi và giao tiếp chuyên sâu (Tuần 25 trở đi) |
|
2.2. Những lưu ý khi học tiếng Đức
Tiếng Đức thường được coi là khó học, nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào phương pháp học của bạn. Trong quá trình học, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:
Phát âm tiếng Đức
Phát âm đúng là cơ bản trong việc học tiếng Đức và ngôn ngữ nói chung. Phát âm sai có thể dẫn đến hiểu nhầm, như khi bạn muốn mua dứa nhưng lại phát âm như dưa. Tiếng Đức có nhiều từ phát âm tương tự nhau như “Tasse” (tách uống trà) và “Tasche” (túi xách). Việc phát âm đúng giúp bạn nói và nghe chính xác.
Mặc dù tiếng Đức có một vài âm khác với tiếng Việt, nhưng phát âm tiếng Đức khá gần gũi và dễ học nếu bạn học bài bản và kiên trì. Việc học phát âm đúng từ đầu rất quan trọng, và một giáo viên giàu kinh nghiệm có thể giúp bạn nắm vững nền tảng này trong 3-5 buổi học.
Ngữ pháp và từ vựng tiếng Đức
Ngữ pháp tiếng Đức phức tạp, nhưng có giới hạn. Bạn cần nắm bắt các nguyên tắc như cấu trúc câu, cách của danh từ, và cách sử dụng trạng từ, tính từ. Động từ tách ghép (trennbare Verben) là một thách thức, như Mark Twain đã ví von về sự “độc ác” của nó.
Theo kinh nghiệm của Trung tâm tiếng Đức CMMB, 80-90% ngữ pháp quan trọng nằm trong trình độ từ A1 đến B1. Bạn có thể nắm vững ngữ pháp này trong 6 tháng với các khóa học tiêu chuẩn.
Từ vựng là một thử thách lớn hơn vì nó vô hạn. Điều quan trọng là sử dụng hiệu quả vốn từ sống của bạn. Học từ vựng là một quá trình liên tục và cần kế hoạch học bài bản.
Văn hóa và cách diễn đạt
Khác biệt về văn hóa và lối diễn đạt là một thách thức lớn. Tiếng Việt thường gián tiếp, ẩn dụ, trong khi tiếng Đức lại hệ thống, logic và thẳng thắn. Người Đức nổi tiếng với sự chính xác và lịch sự trong giao tiếp.
Hiểu văn hóa và cách diễn đạt của người Đức giúp bạn học ngôn ngữ tốt hơn. Điều này cải thiện khả năng suy nghĩ có hệ thống, logic và giao tiếp hiệu quả.
2.3. Các sai lầm phổ biến khi tự học tiếng Đức và cách khắc phục
Tự học bất cứ ngôn ngữ nào cũng là một bài toán khó đối với các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ với vô vàn ứng dụng hỗ trợ tiếng Đức. Nhưng làm sao để tự học hiệu quả nhất, đặc biệt là với tiếng Đức – ngôn ngữ mà ai nghe thấy cũng phải cau mày?
Tự học tiếng Đức thực sự là một thách thức, nhưng nếu bạn biết và tránh được những lỗi phổ biến, bạn sẽ tự học hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi tự học tiếng Đức và cách khắc phục:
Bỏ qua kiến thức cơ bản (Grundlagen ignorieren)
- Nhiều người tự học bắt đầu từ các chủ đề nâng cao mà không chú ý đến kiến thức cơ bản, đặc biệt là phát âm. Điều này có thể dẫn đến việc học tiếng Đức bồi, rất khó để sửa chữa về sau.
- Hãy đảm bảo bạn đã hiểu vững các nguyên tắc cơ bản như phát âm, ngữ pháp, và từ vựng cơ bản trước khi chuyển sang những chủ đề phức tạp hơn.
Không lắng nghe đủ (Nicht genug zuhören)
- Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng nhưng nhiều người tự học thường ít tập trung vào nó. Âm thanh chúng ta ghi nhớ được và não bộ có sự gắn kết vô cùng chặt chẽ.
- Bạn nên luyện nghe các bản tin, podcast, nhạc và xem phim tiếng Đức để cải thiện kỹ năng lắng nghe và hiểu.
Chủ quan với kiến thức ngữ pháp (Nachlässig mit Grammatik)
- Một số người chủ quan với ngữ pháp và nghĩ rằng chỉ cần biết từ vựng là đủ. Điều này không tốt khi tiếng Đức có một hệ thống ngữ pháp chặt chẽ, cần người học thấu hiểu và áp dụng đúng ngữ pháp, ngữ cảnh trong câu nói.
- Do đó, bạn nên học ngữ pháp một các tuần tự có tổ chức, sử dụng sách giáo trình và bài tập để hiểu rõ và áp dụng ngữ pháp chính xác.
Quá tập trung vào kỹ năng Đọc (Nur Lesen)
- Chỉ tập trung vào việc đọc có thể làm cho kỹ năng nói và nghe của bạn kém phát triển. Việc đọc hiểu được một đoạn văn tiếng Đức chắc chắn là điều tuyệt vời, nhưng cần phải đi cùng với việc nói, nghe và viết.
- Bạn nên thực hành nói và tham gia vào các hoạt động thảo luận để cải thiện kỹ năng nói và nghe của bạn.
Sử dụng các công cụ học tập không hiệu quả (Effektive Lernwerkzeuge nicht nutzen)
- Sử dụng quá nhiều công cụ học tập mà không phù hợp có thể làm giảm hiệu quả học tập.
- Bạn nên tận dụng các tài nguyên học tiếng hiện đại như Duolingo, Memrise, Anki, và các ứng dụng khác phù hợp với bản thân để tăng cường kỹ năng ngôn ngữ.
Làm việc đơn lẻ (Alleine arbeiten)
- Học cùng người khác giúp bạn thực hành nói và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thực tế. Học một mình có thể thiếu đi sự tương tác và động lực.
- Bạn nên tìm đối tác học hoặc tham gia các nhóm học tiếng, sự tương tác giữa người học giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp.
III. Học tiếng Đức hiệu quả với lộ trình bài bản cùng giảng viên tại CMMB
Việc học tiếng Đức chưa bao giờ đơn giản và sẽ tạo ra không ít khó khăn đối với những bạn mới làm quen và học tiếng Đức từ cơ bản. Vì thế việc tự học tiếng Đức chưa phải là phương án tối ưu và đem lại hiệu quả tốt nhất. Tự học tại nhà không chỉ cần bạn rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì mà còn đòi hỏi bạn phải chủ động trong mọi vấn đề.
Đối với mục tiêu học tiếng Đức để đi thi hay du học, để thật sự hiểu và làm chủ ngôn ngữ, CMMB Việt Nam khuyên các bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị đào tạo tiếng Đức chất lượng. Khi đã có được nền tảng vững chắc, người học hoàn toàn có thể tự ôn tập tại nhà để đạt các trình độ A2, B1, B2…
CMMB Việt Nam hy vọng bài viết đã phần nào giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về học tiếng Đức và có thêm những kinh nghiệm học hiệu quả. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm những kinh nghiệm học tiếng Đức qua các bài viết 5 phương pháp học tiếng Đức hiệu quả và bí quyết học tiếng Đức từ A1 đến B2 nhé!
Từ khóa » Những Từ Tiếng đức Hay Và ý Nghĩa
-
10 Từ Tiếng Đức Hay Và ý Nghĩa Nhất Khiến Bạn Không Khỏi ấn Tượng
-
Những Từ Đẹp Nhất Trong Tiếng Đức - Trường HALLO
-
10 Từ Tiếng Đức độc Nhất Vô Nhị Và đẹp Như Thơ để Gọi Tên Những ...
-
17 Từ Tiếng Đức Kì Lạ Mà Bạn Không Tin Là Có Tồn Tại - DEVI Institut
-
Một Số Cách đặt Tên Tiếng Đức Hay Và ý Nghĩa - Du Học AMEC
-
10 Từ Tiếng Đức Diễn Tả Những Cảm Giác Không Thể Nói Thành Lời
-
Những Từ Ngữ Thú Vị Khi Học Tiếng Đức Qua Từ Vựng Mà Bạn Cần Biết
-
12 Cụm Từ Tiếng Đức Kỳ Lạ Nên Biết ‹ GO Blog - EF Education First
-
17 TỪ TIẾNG ĐỨC KHÔNG CÓ NGHĨA TIẾNG ANH ‹ GO Blog
-
100+ Tên Tiếng Đức Hay Cho Nam Nữ ý Nghĩa Nhất
-
Bài 11: 50 động Từ Thường Gặp Trong Tiếng Đức
-
Bài 13: 100 Cặp Tính Từ đối Nghĩa Tiếng Đức
-
15 Từ Lóng Tiếng Đức Bạn Nên Biết để Giao Tiếp Như Người Bản Xứ ...
-
Từ Vựng Tiếng Đức Về Tình Yêu Hay Và ý Nghĩa Nhất