KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG HÀN - .vn
Có thể bạn quan tâm
KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG HÀN
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Phương Dung
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Vân 1H 08
Nguyễn Minh Hằng 1H- 08
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Dẫn nhập và mục đích nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 6000 ngôn ngữ đang được sử dụng tuy nhiên 96% trong số này chỉ được 3% dân số thế giới sử dụng. Theo thống kê của thông tấn xã Việt Nam thì 50% trong số này đang đứng trước nguy cơ biến mất. .(Theo báo Tuổi trẻ online - bài đăng “Một nửa trong số 6000 ngôn ngữ hiện nay sẽ biến mất”). Mỗi một ngôn ngữ đặc trưng cho một nền văn hoá, 6000 ngôn ngữ là 6000 nền văn hoá khác nhau chỉ vậy thôi cũng đủ cho chúng ta thấy rằng ngôn ngữ của loài người là một kho tàng vô cùng phong phú.
Trong xu thế phát triển như hiện nay, khi nhu cầu hội nhập ngày càng cao đòi hỏi sự hiểu biết về ngoại ngữ ngày càng nhiều thì không chỉ có tiếng Anh, tiếng Nga, Pháp… mà các thứ tiếng khác cũng bắt đầu được đưa vào giảng dạy. Học ngoại ngữ đã trở thành nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội, mọi lứa tuổi, mọi giới đặc biệt là đối với sinh viên. Chúng tôi hiện đang là những sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc của trường Đại Học Hà Nội , cũng như các bạn sinh viên khác ai cũng mong ra trường có một việc làm ổn định sử dụng được thứ ngôn ngữ mà mình đã học. Cơ hội việc làm không khó khi mà các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều nhưng vấn đề là liệu sinh viên sau khi học xong 4 năm đại học có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không? Học tiếng Hàn không dễ nhưng cũng không phải khó nếu như mỗi chúng ta hiểu rõ những gì mình đang học.
Tiếng Hàn là loại hình ngôn ngữ chắp dính, cấu trúc câu trong tiếng Hàn hoàn toàn ngược lại so với tiếng Việt và so với các ngôn ngữ khác nữa thì hệ thống kính ngữ trong tiếng Hàn phát triển hơn nhiều. Người Hàn rất coi trọng các mối quan hệ xã hội nên trong giao tiếp hàng ngày không thể thiếu kính ngữ và họ sử dụng kính ngữ hết sức linh hoạt vì vậy kính ngữ trong tiếng Hàn thường gây khó khăn cho người học vì sự đa dạng và phức tạp của nó. Nhưng học tiếng Hàn thì không thể không học kính ngữ, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đưa ra một vài tổng hợp về kính ngữ với mong muốn chính bản thân mình cũng có những hiểu biết rõ ràng hơn về kính ngữ trong tiếng Hàn cũng như có thể góp một phần nào đó giúp các bạn sinh viên năm thứ nhất có cái nhìn đầy đủ và cụ thể hơn, có thể sử dụng kính ngữ trong giao tiếp một cách linh hoạt và chính xác. Để các bạn có thể tự tin học tốt tiếng Hàn ngay từ những bước khởi đầu.
2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề rất nhỏ trong ngữ pháp tiếng Hàn đó là kính ngữ: khái niệm, hình thức thể hiện cũng như cách sử dụng kính ngữ trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.
Là sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi cũng chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để tự mình làm một nghiên cứu chuyên sâu hơn nên phương pháp sử dụng của chúng tôi ở đây là: Dựa trên những nghiên cứu, tài liệu đã có từ trước chúng tôi thu thập lại, đọc và tổng hợp một cách khoa học và có hệ thống phù hợp với đối tượng sinh viên và chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất đang theo học tiếng Hàn.
Dưói đây là những gì mà chúng tôi đã tìm hiểu được về kính ngữ trong tiếng Hàn.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong phần này chúng tôi đưa ra những cái nhìn tổng quan và những hiểu biết cơ bản nhất về kính ngữ trong tiếng Hàn.
1. Định nghĩa kính ngữ
Kính ngữ là một dạng đặc thù của các ngôn ngữ Châu Á khi người ta rất coi trọng các mối quan hệ xã hội. Kính ngữ được dùng với người trên hoặc người không có quan hệ gần gũi và thường dùng trong những trường hợp trang trọng. Đặc biệt trong các vấn đề giao dịch, kinh doanh.
Kính ngữ là một phương tiện ngôn ngữ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của con người tức là cách sử dụng từ ngữ để trao đổi thông tin.
2. Phân loại
Kính ngữ trong tiếng Hàn có nhiều cách chia phức tạp, tuỳ vào hoàn cảnh sử dụng, đối tượng tôn kính, các mối quan hệ xã hội mà người dùng phải sử dụng cho dúng. Nhưng về cơ bản kính ngữ trong tiếng Hàn được chia làm 3 dạng lớn:
Thứ nhất: Kính ngữ với chủ thể
Thứ hai: Kính ngữ với người nghe
Thứ ba: Kính ngữ trong từ loại
Dưới đây chúng tôi sẽ đi vào nội dung cụ thể: cấu trúc và cách dùng của từng loại kính ngữ đã nêu trên.
3. Cách sử dụng
3.1. Kính ngữ với chủ thể
Là hình thức thể hiện sự tôn kính với đối tượng đang được nói tới.
3.1.1. Cấu trúc
Để thể hiện sự tôn trọng với chủ ngữ của câu- đối tượng đang được nói tới- thì người nói chỉ cần thêm tiếp vị ngữ “ (으) ” vào sau động từ
동사 + (으)시
V + (으) 시
. Khi V kết thúc là một nguyên âm thì thêm vị tố “ 시”
. Khi V kết thúc là một phụ âm thì thêm vị tố “ 으시”
3.1.2. Cách dùng:
Để sự dụng được hình thức tôn kính này trước hết người nói phải xác định rõ ràng mối quan hệ tương tác giữa chủ ngữ, người nghe, về tuổi tác địa vị xã hội, tính thân thuộc cúng như mức độ cần tôn kính. Theo nguyên tắc quy luật cấp độ nâng cao của chủ ngữ được quy định bởi mối quan hệ giữa người nói, chủ ngữ của câu và người nghe.
Nói như vậy nhưng để sử dụng “ 으시” thật không dễ cho nên dưới đây chúng tôi liệt kê ra các trường hợp cụ thể trong mối quan hệ 3 chiều này theo hai hướng:
Thứ nhất: Các trường hợp sử dụng “ 으시”
Thứ hai : Các trường hợp không sử dụng “ 으시”
3.1.2.1. Các trường hợp sử dụng “으시”
*1. Khi chủ ngữ là ngưòi có tuổi tác địa vị xã hội cao hơn người nói hoặc không có mối quan hệ thân thiết với người nói (người nghe cũng đồng thời là chủ ngữ)
a. Trong mối quan hệ gia đình: người bề dưới nói với người bề trên
VD: 할아버지, 책을읽으십니까? (Ông ơi, ông đang đọc sách phải không ạ?)
어머니, 저에게가방을가쳐와주십시오!
( Mẹ ơi, mang giùm con cái cặp sách)
b. Trong mối quan hệ xã hội: quan hệ nơi công sở, trong các nhà hàng khi nhân viên nói với khách
VD: 선생님, 다시한번설명하십시오. ( Cô giáo ơi xin giảng lại một lần nữa)
손님, 뭘드시겠습니까? ( Quí khách muốn ăn gì ạ?)
사장님, 어서오십시오! ( Chào giám đốc ạ)
여러분, 앉으십시오! ( Mời quí vị ngồi)
*2. Khi chủ ngữ, người nghe, người nói nằm trong mối quan hệ ( chủ ngữ > người nói >= người nghe).
VD: 그분이우리선생님이십니다. (Ông ấy là giáo viên của chúng tôi)
선생님께서외출중이십니다. ( Cô giáo ra ngoài rồi)
오빠, 아버지께서무역회사에가셨습니다 .
( Anh ơi, bố đi đến công ty thương mại rồi)
엄마, 할머니께서첨심을드셨어요. ( Mẹ ơi, bà nội đã ăn trưa rồi)
*3. Trong trường hợp người nói có địa vị (tuổi tác) cao hơn chủ ngữ nhưng chủ ngữ cao hơn người nghe ta cũng có thể dùng “(으) 시” ( người nói > chủ ngữ > người nghe).
VD: Na! 너의아버지회사에나가셨니? ( Na ơi, ba con đi làm chưa?)
Ly! 어머니께빨리오시라고해라. ( Ly ơi, bảo má con tới nhanh nha!)
얘야, 아버지진시잡수시라고해. ( Mấy đứa bảo ba vô ăn cơm)
( *3 theo sách “ Ngữ pháp tiếng Hàn” của Nguyễn Huân- Hoàng Long trang 174)
*4. Khi bộ phận cơ thể hay đặc điểm liên quan đến chủ thể cần tôn kính cũng cần gắn “(으) 시” thể hiện sự tôn kính gián tiếp.
VD:그사장님께서돈이많이있십니다.(Ông giám đốc đó có rất nhiều tiền)
어머님의머리가아주예쁘십니다. ( Tóc mẹ rất đẹp)
할아버지감기가드셨옵니다. (Ông bị cảm lạnh rồi)
그사람은연세가많이십니다. ( Người đó cao tuổi rồi)
우리아버지는키가크십니다.
( Ba của tôi có thân hình cao lớn)
이선생님의설명이아주재미있으십니다.
( Bài giảng của cô Lee rất hay)
3.1.2.2. Các trường hợp không sử dụng “(으) 시”
*1. Trong trường hợp chủ ngữ có địa vị cao hơn người nói nhưng người nghe lại có địa vị cao hơn chủ ngữ thì không dùng kính ngữ cho chủ thể ( người nghe > chủ ngữ > người nói)
VD: 서선생님, 이사람은제형입니다.
( Cô Seo ơi, đây là anh trai của em)
할머니, 어머니가지금저녁을요리했습니다.
( Bà ơi, mẹ cháu đã nấu cơm rồi)
사장님이사람은제언니입니다.
( Giám đốc, đây là chị gái tôi)
*2. Dù người nói có địa vị thấp hơn chủ thể nhưng trong các chương trình phát thanh, hội nghị hay viết báo… để đảm bảo tính khách quan người nói cũng không sử dụng kính ngữ chủ thể mà dùng thể chung.
VD: 대통령이미국을방문한다.
( Tổng thống đến thăm nước Mỹ)
김유신장군은삼국을통일했습니다.
(Tướng quân Kim Yoo Sin đã thống nhất ba nước)
그사고의책임을학교장이졌다.
( Hiệu trưởng của trường đã nhận trách nhiệm sự việc đó)
( *2: Theo sách “ Ngữ pháp tiếng Hàn” của Nguyễn Huân- Hoàng Long trang 173).
1) Qua các trường hợp và ví dụ cụ thể đã liệt kê ta thấy rằng “ (으) 시” chỉ dùng trong câu trần thuật, câu nghi vấn và câu mệnh lệnh. Dưới đây chúng tôi có hệ thống lại các dạng thức sử dụng “(으) 시” tương ứng với từng loại câu:
Câu mệnh lệnh: V + (으) 십시오!
Câu trần thuật : V + (으) 십니다.
Câu nghi vấn : V + (으) 십니까?
2) Khi sử dụng: “(으) 시” ( kính ngữ với chủ thể) cần phải lưu ý 4 trường hợp được dùng và 2 trường hợp không sử dụng “(으) 시”
3) Sự nâng cấp chủ ngữ sử dụng có đúng hay không phụ thuộc vào việc người nói có xác định được chủ ngữ của câu trở lên có giá trị hơn cho sự diễn đạt tôn kính ( quan hệ người nghe, chủ ngữ, người nói)
3.2. Kính ngữ với người nghe
3.2.1. Cấu trúc:
Trong tiếng Hàn khi dùng kính ngữ để đề cao người nghe, người nói thường dùng đuôi kết thúc câu. Tuỳ thuộc vào địa vi xã hội, độ tuổi, quan hệ gia đình… mà người nói lựa chọn một đuôi câu thích hợp. Hệ thống đuôi câu trong tiếng Hàn rất đa dạng nên có rất nhiều cách để hệ thống lại những đuôi câu này một cách khoa học. Dưới đây chúng tôi đưa ra bảng hệ thống các đuôi câu được phân loại rõ ràng và cụ thể được tổng hợp từ hai cuốn sách “ Ngữ pháp tiếng Hàn” của Nguyễn Huân- Hoàng Long và “ Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn” của Thuý Liễu- Bích Thuỷ.
Kính ngữ với người nghe được chia làm hai loại: Thứ nhất là “thể quy cách” (격식체) ( gồm thể cao “ 존대형”, thể trung “중립형”, và thể thấp “하대형”…)
Bảng 1: Kính ngữ với người nghe
Đuôi kết thúc Cấp độ nói | Câu trần thuật | Câu nghi vấn | Câu mệnh lệnh | Câu đề nghị | Câu cảm thán | |
Thể qui cách | Thể tôn trọng | (으)ㅂ니다 | (으)ㅂ니까 | (으)십시오 | (으)ㅂ시다 | (는)군요 |
Thể trung | 네 | 나 | 게 | 세 | (는)구먼 | |
Thể thấp | 는/ㄴ다 | 니 | 아/어/여라 | 자 | (는)구나 | |
Thể ngoài qui cách | Thể tôn trọng | 아/어/여요 | (는)군요 | |||
Thể thấp | 아/어/여 | (는)군 |
3.2.2. Cách dùng
3.2.2.1. Thể cách thức
*1. Thể tôn trọng:
Thể hiện sự tôn trọng của người nói với người nghe. Đây là trường hợp ngoại lệ của “ kính ngữ với chủ thể”. Dù chủ ngữ > người nói nhưng khi nói trong các cuộc họp mang tính hình thức, công bố, phát ngôn… thì người nói sẽ sử dụng kính ngữ với người nghe mà không dùng kính ngữ chủ thể
VD: 오늘은경희대학생이하노이대학생하고함께재미있게놀았습니다.
( Hôm nay sinh viên trường Kyung Hee và trường Hà Nội đã chơi cùng nhau một cách rất vui vẻ).
2008년에미국의대통령이인 “Bush” 베트남을방문했습니다.
( Năm 2008 tổng thống Mỹ Bush đã tới thăm Việt Nam)
Cũng có thể sử dụng thể tôn trọng này hai người chưa quen biết lần đầu tiên gặp nhau và người nói, người nghe không có sự phân biệt trong xã hội.
VD: 제하숙집은하노이대학교근처에있습니다. ( Nhà trọ của tôi ở gần trường đại học Hà Nội)
학생식당에갑시다! ( Chúng ta cùng đến nhà ăn sinh viên nào)
*2. Thể trung
Được sử dụng trong trường hợp người nói lớn tuổi hơn, địa vị xã hội cao hơn người nghe ( người nói > người nghe) nhưng không muốn hạ thấp người nghe.
VD: 여보게, 내일호주로떠나네. ( Em à, ngày mai anh đi Úc)
지금, 바로희사에가네. ( Bây giờ tôi đi ngay đến công ty)
Những người cùng tuổi, cùng trang lứa cũng thường dùng thể này để thể hiện sự thân thiết gần gũi. Những người lớn tuổi khi nói chuyện với nhau cũng thường dùng thể này.
VD: 우리집에가세. ( Hãy đến nhà tôi đi)
와! 그사람은한국말하기잘네. ( Oa! cậu ta nói tiếng Hàn thật giỏi)
제아들이네. ( Con trai tôi đấy)
*3. Thể thấp
Người Hàn Quốc dùng thể thấp này khi người lớn tuổi hay có địa vị xã hội nói với trẻ con. Những người có quan hệ thân thiết, bạn bè (trẻ tuổi…) cũng thường dùng thể này còn những người trung tuổi ưa thể trung tính hơn. Thể thấp còn được dùng trong các bài báo, tạp chí… nhưng nó không có nghĩa là hạ thấp người đọc mà chỉ làm báo cho bài báo trở nên khách quan hơn.
VD: 란씨, 우리집에가자! ( Lan à, hãy đến nhà mình đi)
그아기가아주똑똑하다. (Đứa bé đó thật thông minh)
밥을먹었니? ( Cháu đã ăn cơm chưa?)
종수의딱이귀업은아기인다. ( Con gái của JongSoo là một đứa trẻ đáng yêu)
3.2.2.2. Thể ngoài quy cách
Trong kính ngữ người ta chỉ sử dụng thể này trong đàm thoại, giao tiếp hàng ngày giữa những người thật sự thân thiết gần gũi. Thể này thể hiện sự nhẹ nhàng, mang lại sự ấm áp và thân tình cho người nghe.
*1. Thể tôn trọng: V + 아/어/여요.
VD:베트남의 Cat Ba 도는참아름답지요( Đảo Cát Bà của Việt Nam thật đẹp)
우리같이영화를봐요.( Chúng ta cùng đi xem phim đi)
도서관에서학생들을많이있어요. (Ở thư viện có rất nhiều sinh viên)
시간이참빠르군요!( Thời gian trôi nhanh thật)
*2. Thể thấp: Hình thành khi bỏ đuôi “요” của thể tôn trọng
V+ 아/어/여
VD: 일어나, 어서학교가. ( Dậy đi, mau đi học thôi)
김밥을먹어. (Ăn kimpap đi)
딸기가참맛이있군! ( Dâu tây ngon thật)
오늘어디에가? ( Hôm nay đi đâu đấy?)
오늘무슨영화를봐? ( Hôm nay xem phim gì vậy?)
Chú ý: Trong tiếng Hàn khi đàm thoại thông thường sẽ sử dụng cả hai loại có quy cách và ngoài quy cách lẫn nhau mà không có sự tách biệt nhiều. Dù có phân loại rõ ràng như thế nào nhưng trong khi đàm thoại người nói có thể linh hoạt trộn lẫn các dạng mà vẫn được chấp nhận vì mọi sự phân chia cũng chỉ mang tính tương đối. Người nói phải tuỳ vào hoàn cảnh mà sử dụng sao cho hợp lý.
Có thể tham khảo các ví dụ trong sách “ Ngữ pháp tiếng Hàn” của Nguyễn Huân- Hoàng Long trang 179.
VD: 좀서두르세요. 곧차가올겁니다. ( Lẹ đi, xe sắp tới rồi đó)
빨리먹읍시다. 배가고파요. ( Hãy ăn nhanh lên tôi đói bụng quá)
좀 쉽시다. 그리고커피한잔씩마셔요. ( Nghỉ một chút đi. Và cùng uống một chút nước nào!)
어서드세요. 음식을또있습니다. ( Hãy ăn thêm đi thức ăn vẫn còn)
그만말슴하십시오. 다알아요. (Đừng nói nữa tôi biết hết rồi)
3.3. Kính ngữ với từ loại
Các hình thức trong tiếng Hàn không chỉ thể hiện ở đuôi câu mà kính ngữ trong tiếng Hàn còn đòi hỏi sự tương xứng trong thành phần câu sử dụng kính ngữ. Vì vậy mà trong tiếng Hàn xuất hiện từ kính ngữ. Đây là một dạng nâng cấp những từ loại thông thường nhưng không phải từ nào cũng được nâng cấp. Dưới đây chúng tôi có tổng kết một số các từ kính ngữ thường dùng trong tiếng Hàn, để tiện theo dõi chúng tôi thể hiện chúng dưới dạng bảng:
Bảng 2: Kính ngữ trong từ loại
Từ loại | Dạng thường | Dạng kính ngữ | Dạng khiêm nhường | Nghĩa |
Danh từ | 밥 말 집 술 이름 나이 병 생일 | 진지 말씀 댁 약수 성함 연세 병환 생신 | Cơm Lời nói Nhà Rượu Tên Tuổi Bệnh Sinh nhật | |
Động từ | 있다 주다 먹다 묻다/말하다 보다 자다 죽다 데리다 알리다 일어나다 아프다 이르다 보내다 | 계시다 드리다 잡수시다/드시다 여쭈다/여쭙다 뵙다 주무시다 돌아가시다 모시다 아뢰다 기침하시다/기상하시다 편찬으시다 분부하시다 올리다 | Có, ở Cho,đưa cho Ăn Hỏi Gặp ,xem Ngủ Chết Mời, đi theo Nói,báo cho Tỉnh dậy Ốm Nói, yêu cầu Gửi cho | |
Tiểu từ | 이/가 에게 은/는 | 께서 께 께서는 | ||
Hậu tố | 님 | |||
Đại từ | 그사람 나 우리 | 그분 | 저 저희 | người đó tôi chúng tôi |
VD: 어제는어머님의생신이었습니다.( Hôm qua là sinh nhật của mẹ tôi)
오늘우리는선생님댁에갈겁니다. ( Hôm nay chúng ta sẽ tới nhà thầy giáo)
아버지께서는보통 7시30분에가십니다. ( Bố tôi thường đến công ty lúc 7h 30)
할머니께서선물을주십니다. ( Bà cho tôi quà)
외할아버지께서는지금미국에계십니다. (Ông ngoại bây giờ đang ở Mỹ)
부모님께서보통아침 7시에이침진지를잡수십니다. ( Bình thường bố mẹ tôi ăn sáng lúc 7h)
Kính ngữ trong từ loại tiếng Hàn không nhiều và cũng không khó. Trên đây chúng tôi chỉ liệt kê một vài trường hợp hay sử dụng trong giao tiếp và chắc chắn đây không phải là bảng tổng hợp đầy đủ nhất tất cả các từ kính ngữ trong tiếng Hàn nhưng nó cũng đã khái quát tương đối về hình thức các từ kính ngữ và phần nào có thể giúp ích cho các bạn sinh viên.
Phần III. Kết luận
1. Trên đây chúng tôi đã đưa ra những tổng hợp cụ thể và tiêu biểu nhất của mình về các dạng tồn tại, cấu trúc cũng như cách sử dụng của thể kính ngữ trong tiếng Hàn. Kính ngữ trong tiếng Hàn khó nhưng không phải không học được. Chính sự phức tạp của nó đã tạo nên nét đặc trưng về ngữ pháp trong tiếng Hàn.
2. Kính ngữ là một phần không thể thiếu trong tiếng Hàn, người ta không thể phủ nhận sự tồn tại và phát triển của nó song song với sự ra đời và phát triển của nền văn hoá Hàn Quốc. Kính ngữ góp phần làm trang trọng thêm cho giao tiếp, làm cho người nói tự tin hơn và người nghe được hài lòng. Kính ngữ trong giao tiếp góp phần thúc đẩy sự thành công của mục đích cần đạt được giữa hai người (đối tượng).
3. Kính ngữ trong tiếng Hàn khá phức tạp dù đã được phân chia làm ba loại rõ ràng nhưng người sử dụng nếu không để ý va xác định được đối tượng cần được kính ngữ một cách rõ ràng và chính xác sẽ làm mất đi hiệu quả giao tiếp, như vậy không thể học tốt được tiếng Hàn.
4. Trước khi nói hãy định hình trong suy nghĩ của mình xem mình đang nói chuyện với ai, hoàn cảnh như thế nào để sử dụng một trong 3 loại kính ngữ cho phù hợp. Tuy nhiên phải nhớ rằng kính ngữ chủ thể và kính ngữ từ loại không bao giờ tách bạch nhau mà cùng kết hợp để tạo nên hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Bài nghiên cứu khoa học này cùa chúng tôi còn chưa được hoàn chỉnh và thật trọn vẹn nhưng nó sẽ giúp ích phần nào cho cho các bạn sinh viên đang theo học tiếng Hàn. Em cũng mong rằng đề tài nghiên cứu này sẽ nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô cũng như các bạn sinh viên.
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn ( Thuý Liễu - Bích Thuỷ)- NXB Thanh Niên
2.Ngữ pháp tiếng Hàn ( Nguyễn Huân- Hoàng Long) - NXB Thanh Niên.
3.Ngữ pháp tiếng Hàn dành cho người Việt (Lê Tuấn Sơn- Huỳnh Thu Thảo)- NXB Văn Hoá Thông Tin.
4.Các điểm trọng yếu trong ngữ pháp tiếng Hàn (Ban biên soạn Hà - Hoàn -Vũ) - NXB Tổng hợp thành phố HCM.
Từ khóa » Bảng Kính Ngữ Trong Tiếng Hàn
-
Tổng Hợp Kính Ngữ Tiếng Hàn Trong Từ Loại
-
27 Từ Vựng Kính Ngữ Trong Tiếng Hàn
-
Kính Ngữ Trong Tiếng Hàn Là Gì? Tất Tần Tật Về Kính Ngữ Mà Bạn Cần Biết
-
Tất Tần Tật Về Kính Ngữ Tiếng Hàn - Huongiu
-
Kính Ngữ Trong Tiếng Hàn
-
Ngữ Pháp 11: KÍNH NGỮ TIẾNG HÀN ( 높임 말/ 존댓 말) - Korea Link
-
Kính Ngữ Tiếng Hàn Bạn Không Nên Bỏ Qua - Zila Academy
-
Kính Ngữ Tiếng Hàn Và CÁCH SỬ DỤNG Kính Ngữ Trong Giao Tiếp ...
-
Bài 15: Kính Ngữ Trong Tiếng Hàn: "저희 나라"? "제 부인"?
-
Tổng Hợp Từ Vựng Kính Ngữ Trong Tiếng Hàn
-
Hiểu đơn Giản Kính Ngữ Trong Tiếng Hàn – 한국어의 높임 표현 (2)
-
Hình Thức Kính Ngữ - Tôn Kính Trong Tiếng Hàn - Blog Hàn Quốc
-
Kính Ngữ Trong Tiếng Hàn - Nét Văn Hóa đặc Trưng Của Ngôn Ngữ ...