Luật Nghỉ Phép Năm: Chế độ Và Số Ngày Nghỉ Phép Năm Mới?

Đối với người lao động, ngoài quy định về tiền lương thì chế độ và số ngày nghỉ phép năm cũng là một trong số những vấn đề rất được quan tâm. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành quy định khá cụ thể về vấn đề này để nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các chủ thể là người lao động cũng như người sử dụng lao động. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về luật nghỉ phép năm: Chế độ và số ngày nghỉ phép năm mới?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Lao động 2019.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quy định về ngày nghỉ phép năm:
  • 2 2. Quy định về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm:
  • 3 3. Quy định về cách tính ngày nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt:
  • 4 4. Thời gian nghỉ phép năm người lao động được hưởng những chế độ gì?

1. Quy định về ngày nghỉ phép năm:

Theo quy định cụ thể tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng năm với người lao động có nội dung cụ thể như sau:

– Người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho một chhur thể là người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động với nội dung cụ thể như sau:

+ Người lao động được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

+ Người lao động được nghỉ 14 ngày làm việc đối với các chủ thể là những người người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Còn theo quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt cũng được hưởng 14 ngày).

+ Người lao động được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Còn theo quy định tại tại điểm c khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định này được áp dụng với cả đối tượng người lao động làm việc tại nơi có có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt).

– Đối với các chủ thể là người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

– Cứ đủ 05 năm người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

– Trong trường hợp do người lao động thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì người lao động sẽ được chủ thể là người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

– Các chủ thể là người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

– Khi người lao động nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, theo quy định được nêu cụ thể bên trên thì chủ thể là người lao động khi đã có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì người lao động đó sẽ được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Đối với chủ thể là người làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ 12 ngày.

Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định, chủ thể là người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trong trường hợp không nghỉ thì người lao động sẽ được thanh toán bằng tiền.

2. Quy định về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm:

Theo quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính Phủ, ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, có 10 khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để các chủ thể có thể tính số ngày nghỉ phép năm, cụ thể:

– Thời gian các chủ thể học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động năm 2019 là khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để các có thể tính số ngày nghỉ phép năm. Nếu sau khi đã hết thời gian học nghề, tập nghề mà chủ thể là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

– Thời gian thử việc nếu như chủ thể là người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động năm 2019 là khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để các có thể tính số ngày nghỉ phép năm.

– Thời gian người lao động nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng sẽ được cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm là khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để các có thể tính số ngày nghỉ phép năm.

– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng là khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để các có thể tính số ngày nghỉ phép năm.

– Thời gian người lao động xin nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

– Thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Thời gian người lao động thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

– Thời gian người lao động phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

– Thời gian người lao động nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Ta nhận thấy, tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính Phủ đã bãi bỏ nội dung quy định về thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội được quy định cụ thể tại khoản 11 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP của Chính Phủ. Quy định được nêu trên có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể là người lao động và cả những người sử dụng lao động. Điều này là một căn cứ quan trọng giúp người lao động có thể tính số ngày nghỉ phép năm của mình.

3. Quy định về cách tính ngày nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt:

Tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định cụ thể về cách tính ngày nghỉ phép năm cho các chủ thể là những người lao động trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

– Số ngày nghỉ hằng năm của chủ thể là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động mà chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động năm 2013 sẽ được tính như sau:

Pháp luật quy định lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), sau đó sẽ chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để có thể tính thành số ngày được nghỉ hằng năm của người lao động.

– Trong trường hợp chủ thể là người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của chủ thể là người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động năm 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường của người lao động đó trong tháng theo thỏa thuận thì vào tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để có thể tính ngày nghỉ hằng năm của người lao động.

– Toàn bộ thời gian chủ thể là người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước sẽ được tính là thời gian làm việc để có thể tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định cụ thể tại Điều 114 của Bộ luật Lao động năm 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, pháp luật nước ta cũng đã quy định cụ thể về cách tính ngày nghỉ phép năm trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể là các trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động mà chưa đủ 12 tháng; người lao động làm việc chưa đủ tháng hay trong trường hợp người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Quy định này được ban hành có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng để tính ngày nghỉ phép năm cho các chủ thể là những người lao động trong một số trường hợp đặc biệt.

4. Thời gian nghỉ phép năm người lao động được hưởng những chế độ gì?

Như chúng ta đã biết, theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, chủ thể là người lao động khi nghỉ phép năm thì sẽ được hưởng nguyên lương theo quy định của hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu vẫn chưa đến kỳ trả lương, chủ thể là người lao động nghỉ hằng năm còn được tạm ứng tiền lương. Số tiền ít nhất mà chủ thể là người lao động có thể tạm ứng trong trường hợp chưa đến kỳ trả lương đó là bằng tiền lương của những ngày nghỉ phép.

Không những thế, pháp luật còn quy định, người lao động cũng có thể được hỗ trợ thêm tiền tài xe và tiền lương khi nghỉ phép nếu thuộc khoản 6 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019:”Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Theo đó, ta nhận thấy, nếu chủ thể là người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì người lao động từ ngày thứ 03 trở đi sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm trong trường hợp này sẽ do hai bên là người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận (căn cứ khoản 1 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính Phủ). Các chủ thể là người lao động cần lưu ý những quy định được nêu cụ thể bên trên để đòi hỏi quyền lợi chính đáng trong thời gian nghỉ hằng năm của mình.

Từ khóa » Cộng Dồn Ngày Nghỉ Phép Năm