Mức Bồi Thường Thiệt Hại Tinh Thần Cao Nhất Là Bao Nhiêu?

Trên thực tế, việc bồi thường thiệt hại phổ biến là về vật chất nhưng cũng không hiếm trường hợp phải bồi thường thiệt hại cả về tinh thần. Mục lục bài viết

  • Bồi thường thiệt hại tinh thần là gì?
  • Chứng minh tổn thất tinh thần thế nào?
  • Nguyên tắc bồi thường thiệt hại tinh thần như ra sao?
  • Mức bồi thường thiệt hại tinh thần là bao nhiêu?

Bồi thường thiệt hại tinh thần là gì?

Bồi thường tổn thất về tinh thần là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Có thể hiểu, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác dẫn đến gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường.

Căn cứ theo quy định tại Điều 590, 591 và 592 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại tinh thần được xác định khi phát sinh các thiệt hại do:

- Sức khỏe bị xâm phạm

- Tính mạng bị xâm phạm

- Danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

boi thuong thiet hai tinh than

Chứng minh tổn thất tinh thần thế nào?

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm.

Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào:

- Hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo, mạng xã hội…)

- Hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm… của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, tùy vào hành vi xâm phạm, ảnh hưởng của hành vi đó đối với cuộc sống, công việc của người bị thiệt hại thì mới xem xét được số tiền đền bù.

Thông thường hai bên sẽ tự thỏa thuận. Tòa án sẽ ra quyết định số tiền bồi thường tùy thuộc vào mức độ tổn thất tinh thần nếu hai bên không tự thỏa thuận được.

Bên bị thiệt hại cần có bằng chứng xác thực về mức độ ảnh hưởng của hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm đến cuộc sống thực tế của bản thân, gia đình, những người liên quan.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại tinh thần như ra sao?

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp quy định khác.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại Điều 585 Bộ luật này cũng quy định như sau:

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời.

Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường có thể bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường có thể là một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Mức bồi thường thiệt hại tinh thần là bao nhiêu?

- Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm

Mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định ( theo khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015).

Lương cơ ở hiện nay đang ở mức 1.490.000 đồng.

Vậy bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm tối đa là: 1,49 triệu x 50 = 7450000 đồng.

- Trường hợp tính mạng bị xâm phạm

Mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (theo khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự)

Mức bồi thường thiệt hại trường hợp tính mạng xâm phạm tối đa là 1,49 triệu đồng x 100 = 149 triệu đồng

Trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự), có nghĩa tối đa không quá 14,9 triệu đồng.

Thực tế, việc xác định mức độ mất mát về tình cảm, tinh thần… là rất khó nên việc bồi thường bao nhiêu tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

Những thông tin trên đã giải đáp cho vấn đề bồi thường thiệt hại tinh thần. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006192 để được tư vấn kịp thời.

Từ khóa » Tổn Thất Là Gì Từ điển