Mục Khố Thập – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Cuộc đời
  • 2 Gia quyến Hiện/ẩn mục Gia quyến
    • 2.1 Ngạch phò
    • 2.2 Hậu duệ
  • 3 Chú thích Hiện/ẩn mục Chú thích
    • 3.1 Tham khảo
    • 3.2 Tài liệu
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục Khố Thập穆库什
Công chúa nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh1595
Mất1659
Phối ngẫuBố Chiếm Thái (cưới 1608–1612)Ngạch Diệc Đô (cưới 1613–1621)Đồ Nhĩ Cách(cưới 1621⁠–⁠annulled1637)
Hậu duệÁt Tất Long
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích
Thân mẫuThứ phi Gia Mục Hô Giác La thị

Mục Khố Thập (giản thể: 穆库什; phồn thể: 穆庫什; 1595 – 1659) là một công chúa của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, con gái thứ tư của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục Khố Thập sinh vào năm Minh Vạn Lịch thứ 23 (1595), mẹ là Thứ phi Gia Mục Hô Giác La thị. Bà chị em cùng mẹ với Ba Bố Thái và Ba Bố Hải. Năm Minh Vạn Lịch thứ 36 (1608), quân Kiến Chân của Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ được trọng trấn phía Nam của Ô Lạp là Nghi Hãn Sơn thành (宜罕山城). Sau trận chiến, Bố Chiếm Thái cầu hôn con gái của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, hy vọng một lần nữa ký kết minh ước.[1] Kết quả, Nỗ Nhĩ Cáp Xích gả Mục Khố Thập cho Bố Chiếm Thái, Quốc chủ Ô Lạp quốc.[2][3] Trước đó, Bố Chiếm Thái từng cưới hai người con gái của Thư Nhĩ Cáp Tề là Ngạch Thực Thái và Ngạch Ân Triết lần lượt vào năm 1598 và 1603.[4] Năm 1612, mối quan hệ giữa Kiến Châu Nữ Chân và Ô Lạp bị phá vỡ. Nỗ Nhĩ Cáp Xích biết tin Bố Chiếm Thái không chỉ nhốt Mục Khố Thập lại,[5] mà còn hành hạ tra tấn bà,[6] liền xuất quân chinh phục Ô Lạp,[7] Bố Chiếm Thái chạy trốn đến Diệp Hách,[8] Mục Khố Thập được đưa trở lại Kiến Châu.[9]

Trong cuộc chiến với Bố Chiếm Thái tại Ô Lạp để giải cứu Mục Khố Thập, một người con trai của Ngạch Diệc Đô là A Đạt Hải đã tử trận. Để an ủi Ngạch Diệc Đô, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã gả Mục Khố Thập cho Ngạch Diệc Đô làm kế thê.[10] Sau khi tái giá, bà sinh cho Ngạch Diệc Đô 3 người con là Át Tất Long,[11] Tát Tát Hồn Phí Dương Cổ (mất sớm) và một người con gái. Năm 1621, sau khi Ngạch Diệc Đô qua đời, bà theo phong tục thu kế hôn, tái giá với con trai thứ tám của Ngạch Diệc Đô là Đồ Nhĩ Cách (图尔格)[12] nhỏ hơn bà chỉ 1 tuổi.[13] Át Tất Long có hai người con gái trở thành hậu phi của Khang Hi Đế là Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu và Ôn Hi Quý phi. Năm 1636, Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là "Sùng Đức", đổi quốc hiệu là Đại Thanh, đổi tộc Nữ Chân thành Mãn Châu. Tháng 11, ông tiến hành sách phong cho 7 vị Công chúa. Trong đó, Mục Khố Thập được phong làm Hòa Thạc Công chúa.[14]

Vì kết hôn lâu ngày không có con, con gái của bà là Đích Phúc tấn của Bối tử Ni Kham cùng với ba người bồi giá là Mạnh Cô Tể, Tuệ Ni và Bảo Tề Hắc lập mưu đem con người khác sinh về ngụy tạo là con mình.[9] Đúng lúc ở phủ Hoằng Nghị công có có một người đầy tớ người Hán mang thai, Phúc tấn tự nhận mình đang mang thai tám tháng. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, ba người Mạnh Cô Tể liền lặng lẽ đưa đến Bối tử phủ. Chị gái của Ni Kham là Tể Nãi Cách cách phát hiện điều bất thường, cho rằng đứa trẻ không phải vừa mới sinh ra nhưng Phúc tấn nhất quyết phủ nhận. Mục Khố Thập và Đồ Nhĩ Cách đều bênh vực con gái, Ni Kham liền báo lên Hoàng Thái Cực. Hoàng Thái Cực ra lệnh cho Hình bộ thẩm vấn liền tra ra được đứa trẻ không phải do Phúc tấn sinh ra. Tháng 2 năm Sùng Đức thứ 2 (1637), con gái của Mục Khố Thập và ba người đồng mưu đều bị xử tử, bà được miễn tội chết, nhưng bị tước bỏ danh hiệu Hòa Thạc Công chúa, cũng bị cưỡng chế ly hôn với Đồ Nhĩ Cách, do anh trai Ba Bố Thái và em trai Ba Bố Hải phụng dưỡng.[15] Đồ Nhĩ Cách cũng được miễn tội chết nhưng bị tước đi thế chức. Át Tất Long vì che chở cho mẹ và em gái, biết mà không báo, bị tước đi chức vị Ngang bang Chương kinh.[a][b] Bối tử Ni Kham được miễn tội. Tháng 5 năm Thuận Trị thứ 16 (1659), bà qua đời, thọ 65 tuổi.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngạch phò

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bố Chiếm Thái, Quốc chủ Ô Lạp quốc.
  • Ngạch Diệc Đô, một trong Ngũ đại Công thần khai quốc.
  • Đồ Nhĩ Cách, con trai thứ tám của Ngạch Diệc Đô.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mậu Mặc Nhĩ Căn (茂墨尔根), con trai của Bố Chiếm Thái, được phong thế chức.
  • Cát Đô Hồn (噶都浑), con trai của Bố Chiếm Thái, được phong thế chức.
  • Át Tất Long, con trai của Ngạch Diệc Đô, công thần khai quốc, ngoại thích của nhà Thanh, một trong bốn Cố mệnh Đại thần trước khi Khang Hi Đế thân chính. Có hai con gái:
    • Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, Kế hậu của Khang Hi Đế.
    • Ôn Hi Quý phi, phi tần của Khang Hi Đế.
  • Tát Tát Hồn Phí Dương Cổ, con trai của Ngạch Diệc Đô, mất sớm.
  • Đích Phúc tấn của Kính Cẩn Trang Thân vương Ni Kham – con trai thứ ba của Quảng Lược Bối lặc Chử Anh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngang bang Chương kinh (昂邦章京, tiếng Mãn: ᠠᠮᠪᠠ ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, chuyển tả: amba janggin) là một chức quan võ cao cấp trong chế độ Bát kỳ của triều đình nhà Thanh thời sơ kỳ. Năm Thiên Thông thứ 8 (1634), Hoàng Thái Cực định Hán tự của Ngang bang Chương kinh là "Tổng binh". Đến những năm Thuận Trị, triều đình thiết lập Lục doanh độc lập với Bát kỳ, chức vụ này được chuyển sang sử dụng cho Lục doanh. Năm 1647, nguyên bản tước vị Ngang bang Chương kinh được đổi thành Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên.
  2. ^ "Ngang bang" trong Mãn ngữ nghĩa là "Quan viên cao cấp", mà "Chương kinh" chuyển tự sang tiếng Hán là "Tướng quân". Vì vậy "Ngang bang Chương kinh" chuyển tự sang tiếng Hán tương đương với "Đại Tướng quân" nhưng ý nghĩa là hoàn toàn không phải. Mãn ngữ của "Đại tướng quân" là (tiếng Mãn: ᠠᠮᠪᠠ ᠵᡳᠶᠠᠩᡤᡳᠶᡡᠨ, Möllendorff: amba jiyanggiyvn, Abkai: amba jiyanggiyūn)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Triệu Đông Thăng & Tống Chiêm Vinh (1992), tr. 75.
  2. ^ Trần Tiệp Tiên (2005), tr. 86.
  3. ^ Vương Đông Phương (2013), tr. 287.
  4. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1998), tr. 9147.
  5. ^ Tiết Hồng (1998), tr. 920.
  6. ^ Cúc Điện Nghĩa (1997), tr. 255.
  7. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1998), tr. 9149.
  8. ^ Triệu Đông Thăng & Tống Chiêm Vinh (1992), tr. 81.
  9. ^ a b Định Nghi Trang (1999), tr. 179.
  10. ^ Lý Cảnh Bình & Khang Quốc Xương (2006), tr. 28.
  11. ^ Lý Cảnh Bình & Khang Quốc Xương (2006), tr. 29.
  12. ^ Cao Khánh Nhân (2008a), tr. 306.
  13. ^ Khương Thủ Bằng & Lưu Phụng Văn (1997), tr. 188.
  14. ^ Vương Diễm Xuân, 王艳春 (2011). 清太祖、太宗朝公主考证拾零 [Góp nhặt khảo chứng về các công chúa triều Thanh Thái Tổ và Thái Tông]. 沈阳故宫博物院院刊 [Tạp chí Bảo tảng Cố cung Thẩm Dương] (bằng tiếng Trung). Thẩm Dương: Viện bảo tàng Cố cung Thẩm Dương. 11. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2019.
  15. ^ Lý Cảnh Bình & Khang Quốc Xương (2006), tr. 33.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thanh sử cảo, Quyển 166, Công chúa biểu
  • Cao Khánh Nhân, 高庆仁 (2008a). 努尔哈赤编年体传记(上卷) [Biên niên tiểu sử Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Tập 1] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại Liên. ISBN 9787806846490.
  • Định Nghi Trang, 定宜庄 (1999). 满族的妇女生活与婚姻制度研究 [Nghiên cứu về sinh hoạt và hôn nhân của phụ nữ tộc Mãn] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. ISBN 9787807225638.
  • Lý Cảnh Bình, 李景屏; Khang Quốc Xương, 康国昌 (2006). 何苦生在帝王家: 大清公主命运实录 [Tội gì phải sinh ra trong gia đình Đế vương: thực lục về số phận Công chúa nhà Thanh] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101051629.
  • Khương Thủ Bằng, 姜守鹏; Lưu Phụng Văn, 刘奉文 (1997). Lý Trị Đình, 李治亭 (biên tập). 爱新觉罗家族全书. 2, 世系源流 [Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư. Tập 2: Nguồn gốc và sự phát triển gia tộc]. 爱新觉罗家族全书 [Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026461.
  • Cúc Điện Nghĩa, 鞠殿义 (1997). Lý Trị Đình, 李治亭 (biên tập). 爱新觉罗家族全书. 3, 人物荟萃 [Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư. Tập 3: Tập hợp các nhân vật]. 爱新觉罗家族全书 [Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026461.
  • Tiết Hồng, 薛虹 (1998). 中国皇室宮庭辞典 [Từ điển hoàng thất Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn sử Cát Lâm. ISBN 9787805288130.
  • Trần Tiệp Tiên, 陳捷先 (16 tháng 3 năm 2005). 努爾哈齊事典 [Từ điển sự kiện thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích]. 清史事典 [Thanh sử sự điển] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Viễn Lưu. ISBN 9789573254577.
  • Triệu Đông Thăng, 赵东升; Tống Chiêm Vinh, 宋占荣 (1992). 乌拉国简史 [Ô Lạp quốc giản sử]. Phòng Lịch sử huyện ủy Vĩnh Cát.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). 清史稿 [Thanh sử cảo] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Vương Đông Phương, 王冬芳 (2013). 大清国的由来与去向.王冬芳文集 [Nguồn gốc và hướng đi của Đại Thanh quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học xã hội. ISBN 9787509753200.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mục_Khố_Thập&oldid=70228884” Thể loại:
  • Sinh năm 1595
  • Mất năm 1659
  • Công chúa nhà Thanh
Thể loại ẩn:
  • Bài viết có văn bản tiếng Mãn
  • Nguồn CS1 có chữ Trung (zh)
  • Nguồn CS1 tiếng Trung (zh)
  • Bài viết có chữ Hán giản thể
  • Bài viết có chữ Hán phồn thể

Từ khóa » Khố Tiếng Hán