Người Chứng Kiến Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2015
Có thể bạn quan tâm
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung người chứng kiến là người tham gia tố tụng. Khi thực hiện các hoạt động tố tụng, cơ quan có thẩm quyền phải mời người chứng kiến tham gia nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện khách quan.
Người chứng kiếnđược quy định tại Điều 67 và Điều 176 Bộ luật TTHS 2015.Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.
* Sự tham dự của người chứng kiến: Người chứng kiến được triệu tập để chứng kiến hoạt động điều tra trong các trường hợp do Bộ luật TTHSquy định.Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản.
* Những trường hợp không được làm người chứng kiến:
- Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc.
- Người dưới 18 tuổi.
- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
Quy định này nhằm loại trừ những trường hợp do quan hệ tình cảm cá nhân, do hạn chế về năng lực nhận thức, năng lực hành vi, độ tuổi… mà không thể xác nhận, chứng kiến được hành vi, hoạt động tố tụng, những người thuộc diện trên không được làm người chứng kiếnvàkhông có ngoại lệ.
* Quyền của người chứng kiến:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ.
- Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
- Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;
- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của người chứng kiến:
- Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu.
- Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến.
- Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến.
- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
* Điều kiện của người chứng kiến trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều kiện về giới:
Khi khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể bắt buộc phải có người cùng giới chứng kiến nhằm bảo đảm danh dự, nhân phẩm cho người bị khám xét, bị xem xét dấu vết trên thân thể (khoản 2 Điều 194, khoản 2 Điều 203 BLTTHS năm 2015).
- Điều kiệnngười chứng kiến phải là đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, đại diện cơ quan, tổ chức
+ Khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam: tiến hành bắt tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người(khoản 2 Điều 113).
+ Khi kê biên tài sản phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên(Khoản 4 Điều 128)
+ Khi khám xét chỗ ở phải có diện chính quyền xã, phường, thị trấn. Khi khám xét tại nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến (khoản1, khoản2 Điều 195);
+ Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến (khoản 3 Điều 197);
* Một số trường hợp đặc biệt phải có 02 người chứng kiến
Theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 195 BLTTHS năm 2015, có những trường hợp nhất định bắt buộc phải có 02 người chứng kiến, đó là:
- Khi khám xét chỗ ở mà người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02người chứng kiến.
- Khi khám xét nơi làm việc mà không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
- Khi khám xét phương tiện mà chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có 02người chứng kiến.
Đây là quy định mới nhằm bảo đảm sự chặt chẽ, khách quan, tránh sự lạm quyền, tùy tiện trong hoạt động tố tụng hình sự. Đối với những trường hợp trên, nếu chỉ có 01 người chứng kiến là vi phạm thủ tục tố tụng.
Việc tham gia của người chứng kiếntrong các hoạt động tố tụnglà rất quan trọng. Vì vậy trong quá trình áp dụng cần lưu ýnhững hoạt động điều tra cần có người chứng kiến tham dự, khi tiến hành các hoạt động điều tra đó phải mời thành phần, số lượng, đối tượng người chứng kiến đúng theo quy định để đảm bảo việc thu thập chứng cứ đúng trình tự, thủ tục của BLTTHS 2015./.
Bùi Việt Hùng- VKSND huyện Việt Yên
Từ khóa » Có Chứng Kiến
-
Chính Kiến Hay Chứng Kiến? Có Những ấn ý Gì Chứa Trong Hai Từ ...
-
Chứng Kiến - Wiktionary Tiếng Việt
-
Giữ Vững Lập Trường, Có Những Chứng Kiến Của Riêng Mình - Tình Yêu
-
Người Có Chính Kiến Là Gì - Thả Rông
-
Nghĩa Của Từ Chứng Kiến - Từ điển Việt
-
Nghĩa Của Từ Chính Kiến - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "chứng Kiến" - Là Gì?
-
Từ Điển - Từ Chứng Kiến Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Người Chứng Kiến Là Gì ? Quyền Và Nghĩa Vụ Của ... - Luật Minh Khuê
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về ý Kiến: Mỗi Người Cần Có Chính Kiến Của ...
-
Bất đồng Chính Kiến ở Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
10 điều Chứng Tỏ Bạn Dần Trở Nên Thiếu Tự Tin Và Không Có Chính Kiến
-
Người Chứng Kiến Và Người Làm Chứng Là Gì? - Luật Hoàng Sa
-
Top 11 Dẫn Chứng Về Chính Kiến Hay Nhất - TopLoigiai