Nguồn Tư Liệu Chữ Hán Và Chữ Nôm Ghi Về Cây Lúa Và Hạt Gạo

Tạp chí Hán Nôm >> TCHN từ 2006 về sau >> Tác giả >> H >> Lã Minh Hằng
Lã Minh Hằng
Nguồn tư liệu chữ Hán và chữ Nôm ghi về cây lúa và hạt gạo (Tạp chí Hán Nôm, Số 1(98) 2010; Tr. 37 - 52)

Cập nhật lúc 22h49, ngày 14/12/2011

NGUỒN TƯ LIỆU CHỮ HÁN VÀ CHỮ NÔM GHI VỀ CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO

TS. LÃ MINH HẰNG

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Mở đầu

Lúa gạo là lương thực chính cho hơn một nửa số dân trên thế giới. Ở các nước có khí hậu nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh, lúa gạo luôn được xem là lương thực chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của cư dân nơi đây.

Cây lúa được gieo trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, từ 30 độ vĩ Bắc đến 40 độ vĩ Nam, bao gồm 150 quốc gia. Trong đó sản lượng lúa tập trung nhiều nhất ở châu Á (chiếm 90% sản lượng lúa thế giới), tiếp đến là các nước ở châu Phi (3,6%), Nam Mĩ (3,1%), Bắc và Trung Mĩ (1,3%), cuối cùng là Anh (1%) và Australia (1%). Với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, Việt Nam rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Các nghiên cứu cho biết, cây lúa đã có mặt ở Việt Nam cách đây 6.000 năm - vào cuối thời đại đồ đá mới khi mà các bộ lạc ở đây đã biết thuần hóa lúa dại thành lúa tẻ [1]. Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh và đều thống nhất đi đến nhận định rằng “rất có khả năng Ấn Độ, Miến Điện, Việt Nam là nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người. Từ vùng quê hương này, cây lúa được truyền sang Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới ” [2].

Như vậy là đã từ lâu, nghề trồng lúa đã gắn kết các dân tộc, các quốc gia này lại với nhau tạo thành một vành đai sản xuất lúa gạo rộng lớn trên thế giới. Bài viết dựa trên cứ liệu về ngôn ngữ và văn tự để tìm hiểu về các giống lúa được gieo trồng ở Việt Nam trước đây; tìm hiểu cách ghi bằng chữ Nôm các từ liên quan đến lúa gạo, thông qua đó có thể tìm hiểu quá trình tiếp thu ảnh hưởng của chữ Hán khi sáng tạo ra ngôn ngữ dân tộc.

1. Tên gọi lúa gạo và các giống lúa được trồng ở Việt Nam trước đây

1.1. Tên gọi lúa gạo

Lúa là “cây lương thực, thân cỏ rỗng, hoa lưỡng tính, quả có vỏ trấu bao ngoài, gọi là hạt thóc” (Từ điển tiếng Việt). Danh từ “lúa” được dùng để chỉ một loại cây có khả năng sản sinh ra hạt gạo nuôi sống con người, đó là: lúa gạo (liên quan đến danh từ “lúa” còn phải kể đến lúa ngô, lúa mì). Hình dáng của cây lúa đã được người Trung Hoa cổ đại hình thể hóa thành văn tự, đó là chữ hòa. Đây thuộc loại chữ tượng hình:

Từ nguyên giải thích chữ "hòa": “Gia cốc dã, cốc vị khử cao vị chi hòa. Thi: “thập nguyệt nạp hòa giá”. Án Tần Hán dĩ tiền chi hòa tự giai chỉ lương nhi ngôn, tức kim chi tiểu mễ dã. Hậu thế thuỷ dĩ đạo vi hòa”(1).

Khi mới tạo ra chữ, “hòa” được dùng để chỉ hạt cốc mới thu hoạch, chưa phơi khô. Về sau đã thấy dùng “đạo” để chỉ cây lúa. Như vậy, để chỉ cây lúa có thể dùng “đạo” hay “hòa” đều được. Chữ “đạo” được giải thích: “Tối trọng yếu chi nông điền thực vật, Đông Nam các tỉnh đa thực chi ư thủy điền, Xuân hạ chủng Hạ phân ương. Kỳ chủng thậm đa, ước phân canh đạo, nhu đạo lưỡng loại. Dĩ thành thục chi tiên hậu hựu phân tảo đạo, vãn đạo lưỡng loại. Tảo đạo lập thu thời thục, vãn đạo lập đông thời thục. Mân Việt đẳng tỉnh nhiệt địa hữu nhất niên lưỡng thục giả”(2).

Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII) có dẫn sách Chu lễ khi nói về 9 giống có hạt thóc, đó là: 1. Tắc (gạo tẻ trắng) 2. Thử (nếp vàng để nấu rượu) 3. Thuật (gạo nếp) 4. Đạo (gạo mùa tẻ) 5. Ma (vừng) 6. Đại đậu (đậu tương) 7. Tiểu đậu (đậu nhỏ, tức đậu xanh, đỏ) 8. Đại mạch (lúa mì) và 9. Tiểu mạch (lúa mì, cây thấp nhỏ). Sách Bản thảo ghi: “Thử, tắc, đạo, lương, hòa, ma, thúc, mạch là 8 giống thóc”. Như vậy, “đạo” là một giống có hạt thóc. Vân đài loại ngữ dẫn sách Vật lý luận của Dương Tuyền đời Tống: “Lương là tên chung của thử và tắc, đạo là tên chung của giống bái (giống lúa phải tưới nước), thúc là tên chung của giống đậu”.

Từ các dẫn chứng nêu trên có thể khái quát rằng: để biểu thị từ “cây lúa” “giống lúa phải tưới nước” của Việt Nam, người Trung Quốc đã dùng từ “đạo”. Ngày nay, “đạo” được dùng để chỉ chung giống lúa phải tưới nước, bao gồm cả lúa tẻ và lúa nếp.

Một bộ phận có giá trị kinh tế nhất của cây lúa, đó là phần quả và hạt của nó. Hạt của cây lúa được gọi là hạt thóc hay hạt gạo. Cũng cần phân biệt 2 từ: hạt thóc (túc) và hạt gạo (mễ). Sự khác nhau nhiều nhất giữa hạt thóc với hạt gạo là sự khác nhau giữa loại hạt còn vỏ trấu và loại hạt đã bỏ vỏ trấu.

Ở mục 2 và 3 sẽ lần lượt khảo cứu hai bộ thủ quan trọng: bộ hòa (bộ phận biểu thị nghĩa cho từ cây lúa) và bộ mễ (bộ phận biểu thị nghĩa cho từ hạt gạo trong chữ Nôm); đối chiếu với cách dùng của hai bộ thủ này trong chữ Hán có thể thấy được sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Hán ở Việt Nam.

1.2. Các giống lúa được trồng ở Việt Nam

a. Đường đi của cây lúa

Người Việt cổ đã sớm biết thuần hóa lúa dại thành lúa trồng. Việt Nam được coi là một trong những nơi có nghề trồng lúa cổ xưa nhất trên thế giới. Từ vùng quê hương của cây lúa (Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam), cây lúa được truyền đi bốn phương. Theo đường Hoa Nam hoặc Tây Nam, lúa được truyền sang Trung Quốc. Điểm dừng chân cuối cùng của cây lúa ở châu Á là Nhật Bản.

Để làm sáng tỏ đường đi của cây lúa, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã dựa vào chứng cứ về ngữ âm học: đặt mối liên hệ “đạo” của Trung Quốc hầu như có quan hệ với chữ “gạo” của Việt Nam và “kauw” của Sheraono để đưa đến kết luận rằng nguồn gốc của cây lúa là từ Việt Nam, Miến Điện… đi qua miền Nam hoặc Tây Nam Trung Quốc sau đó đi lên vùng Hoa Bắc.

Không thể phủ nhận một điều là: có sự giao lưu truyền bá giống lúa giữa Việt Nam và Trung Quốc và rất có thể cây lúa đã được truyền từ Việt Nam sang Trung Quốc từ thời cổ đại. Thế nhưng đến đời Thanh, đường đi của cây lúa lại còn có cả chiều ngược lại. Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn cho biết vào đầu đời Khang Hi (thế kỷ XVII), Trần Thế Vinh người huyện Tiên Phong (Sơn Tây) khi sang sứ nhà Thanh đã đem giống lúa ngô về nước. Các thế kỷ sau này, đặc biệt là gần đây, Việt Nam đã nhập khẩu khá nhiều giống lúa từ Trung Quốc.

b. Các giống lúa được trồng ở Việt Nam

Các giống lúa được trồng ở Việt Nam khá nhiều. Các nhà khoa học đã dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các giống lúa:

- Theo thời gian sinh trưởng, cấy trồng có thể có các giống lúa sớm và giống lúa muộn, giống lúa chiêm và giống lúa mùa...

- Theo môi trường sinh sống có giống lúa ruộng cạn và giống lúa ruộng nước, giống lúa ruộng cao và giống lúa ruộng thấp...

- Dựa vào đặc điểm thân, lá, hạt để phân loại các giống lúa. Ví dụ theo đặc điểm hạt có giống lúa nếp và giống lúa tẻ, giống lúa hạt cứng và giống lúa hạt dẻo, giống lúa hạt to và giống lúa hạt bé, giống lúa hạt tròn và giống lúa hạt dài, giống lúa hạt trắng và giống lúa hạt vàng...

Tư liệu Hán Nôm đầy đủ nhất ghi về các giống lúa ở Việt Nam là của nhà bác học Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục Vân đài loại ngữ của ông đã ghi lại tên gọi, đặc điểm của các giống lúa có ở Việt Nam thế kỷ XVIII. Phủ biên tạp lục đã kê được 28 giống lúa tẻ và 16 giống lúa nếp. So với Phủ biên tạp lục thì Vân đài loại ngữ đã khảo cứu được đầy đủ hơn về các giống lúa được trồng ở Việt Nam thời đó. Trong Vân đài loại ngữ, dựa trên đặc điểm hạt gạo, thời gian gieo trồng...Lê Quý Đôn đã phân rõ các giống lúa tẻ và giống lúa nếp, giống lúa chiêm và giống lúa mùa… Tổng cộng có 33 giống lúa tẻ và 60 giống lúa nếp được ông ghi lại trong bộ sách này.

Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn là một công trình đồ sộ. Sách đã ghi lại đầy đủ các sản vật ở từng địa phương vào thế kỷ XIX. Riêng ở phủ Thừa Thiên, sách cũng đã kê được 44 giống lúa tẻ và 39 giống lúa nếp. Điều này cho thấy ở thế kỷ XIX, nếu tính trên toàn quốc thì số giống lúa có phần gia tăng hơn nhiều.

Trần Văn Đạt trong Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam: từ thời nguyên thủy đến hiện đại đã khảo cứu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau (gồm cả tư liệu Hán Nôm) và đưa ra một danh sách khá đầy đủ về các giống lúa đã được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ VII đến thế kỉ II TCN cho mãi đến đầu thế kỷ XX.

2. Bộ hòa và những chữ Nôm mang bộ hòa

2.1. Bộ hòa trong chữ Hán

Ở trên đã trình bày rõ về nghĩa sở chỉ của “hòa” trong chữ Hán. Đã có nhiều chữ Hán khác nhau dùng bộ hòa để biểu thị ý nghĩa. Chúng tôi đã khảo sát những chữ mang bộ hòa trong Từ nguyên và thu được kết quả như sau:

- Tổng số chữ mang bộ hòa: 95 chữ

- Dùng hòa biểu thị lúa gạo: 51 chữ

Trong số 51 chữ có “hòa” biểu thị lúa gạo, chúng tôi tiếp tục phân loại dựa theo ý nghĩa sở chỉ của bộ hòa và đưa đến kết quả như bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Phân loại ý nghĩa của bộ hòa

STT

Phân loại ngữ nghĩa

Dẫn chứng

Số chữ

1

Chỉ chủng loại lúa

tiên, canh, đồ, nhu, trốc...

19 chữ

2

Định danh lúa gạo

hòa, tra, lữ...

5 chữ

3

Chỉ bộ phận của cây lúa

cán, giai, phu, dĩnh, nhương

10 chữ

4

Chỉ thời kỳ sinh trưởng của cây lúa

ương, trĩ, huệ...

5 chữ

5

Từ liên quan đến cây lúa

nẫm, thông, giá, hoạch...

10 chữ

6

Chỉ công dụng của cây lúa

mạt, thuật

2 chữ

Trong số 51 chữ Hán nêu trên thu được từ Từ nguyên, chúng tôi đã chọn ra một số chữ và tìm được sự hiện diện của nó trong 2 bộ từ điển tiêu biểu của Trung Quốc và Việt Nam (đều do các vị Hoàng đế tổ chức biên soạn), đó là Khang Hi tự điển (gọi tắt là Khang Hi) (Trung Quốc, thế kỷ XVII) và Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca (gọi tắt là Tự Đức ca) (Việt Nam, thế kỷ XIX). Ví dụ 3 giống lúa sau đều thấy ghi trong các bộ từ điển của Trung Quốc và Việt Nam:

Sam

Khang Hi:

sam tử sinh thuỷ điền hạ thấp địa Sơn Đông Hà Nam ngũ nguyệt chủng...nhất danh long trảo túc, tục hô giáp trảo bái (ghi rằng: cây sam, trồng ở nơi đất thấp có nhiều nước vùng Sơn Đông Hà Nam, tháng 5 trồng... còn gọi là long trảo, tục gọi giáp trảo, bái).

Tự Đức ca:

lúa long trảo ở miền Hà Nam.

Từ nguyên:

túc loại Sơn Đông Hà Nam đa chủng chi, diệp trường nhi tiêm (thuộc loại túc (lúa). Vùng Sơn Đông Hà Nam thường trồng nhiều, lá dài mà nhọn).

Phi

Khang Hi:

cự, hắc thử, phi nhất phu nhị mễ (cự, lúa nếp đen, (lúa) phi một vỏ hai hạt).

Tự Đức ca:

lúa một vỏ hột liền hóa hai.

Từ nguyên:

nhất phu nhị mễ chi đạo (gạo một vỏ hai hạt).

Khoa

Khang Hi:

Thanh Châu vị mạch viết khoa, hựu viết cốc chi thiện giả, hựu viết vô bì cốc (Thanh Châu gọi “mạch” là “khoa”, lại ghi là loại cốc (ngũ cốc) tốt, lại ghi là loại cốc không có vỏ).

Tự Đức ca:

lúa mạch Thanh Châu một dòng.

Từ nguyên:

Thanh Châu vị mạch viết khoa (Thanh Châu gọi “mạch” là “khoa”).

Qua các ví dụ nêu trên có thể tìm thấy sự di chuyển của các giống lúa. Sam, phi và khoa đều là các giống lúa đã được trồng ở Trung Quốc vào thế kỷ XVII. Không biết trước thế kỷ XVII, Việt Nam đã có ba giống lúa này chưa. Bởi lẽ, ở Việt Nam đương thời chưa có những bộ từ điển đáng tin cậy như Tự Đức ca, thiếu những bộ sách mang tính chất bách khoa từ điển như Phủ biên tạp lục Vân đài loại ngữ... Tạm bằng lòng với những tư liệu có trong tay, chúng tôi cho rằng quê hương của 3 giống lúa nêu trên là Trung Quốc. Có lẽ những giống lúa này đã được truyền sang trồng ở Việt Nam và được người Việt Nam biết đến vào thế kỷ XIX (được ghi vào bộ từ điển tiêu biểu của triều Nguyễn, đó là: Tự Đức ca).

Trên đây là bằng chứng cho việc du nhập các giống lúa vào Việt Nam. Mặt khác, khi khảo cứu một số tên gọi các giống lúa, chúng tôi nhận thấy người Việt Nam đã mượn một số từ ghi tên gọi các giống lúa của Trung Quốc (mượn hình và âm đọc) để gọi tên các giống lúa của Việt Nam (tuy có sự chỉnh sửa chút ít về nét nghĩa).

Chữ

Nguồn dẫn

Giải thích nghĩa

Trị

Khang Hi

ấu hòa giã (lúa non).

Tự Đức ca

cấy sau cuối mùa (lúa muộn).

Tiên

Khang Hi

Giang Nam hô canh vi tiên hoặc tác sái (vùng Giang Nam gọi lúa canh là lúa Tiên, hoặc còn gọi là lúa Sái).

Tự Đức ca

lúa lòn.

Đồ

Khang Hi

nhu đạo dã (lúa nếp).

Tự Đức ca

lúa đồ ruộng sâu.

Có thể thấy rõ: trị được dùng để chỉ giống lúa non của Trung Quốc, nhưng sang Việt Nam lại mang nghĩa “lúa muộn”; tiên được dùng để chỉ giống lúa tẻ trồng ở vùng Giang Nam Trung Quốc, nhưng sang Việt Nam lại được dùng để chỉ giống lúa lòn; đồ ở Trung Quốc có nghĩa là “gạo/lúa nếp” nhưng sang Việt Nam (ở Tự Đức ca)không còn nghĩa là lúa nếp nữa mà lại mang nghĩa: “lúa ruộng sâu”.

Quá trình giao lưu ngôn ngữ Việt - Trung sâu đậm đã để lại trong chữ Nôm một loạt các chữ trùng hình với chữ Hán. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là từ LÚA của Việt Nam. “Lúa” được viết theo chữ khối vuông là (âm Hán Việt lữ). Lâu nay vẫn được hiểu là chữ Nôm tự tạo gồm một bộ phận biểu âm và một bộ phận biểu ý. Khi tìm hiểu chữ Hán mang bộ hòa trong Từ nguyên Khang Hi thì thấy đều có mặt trong hai bộ từ điển này. Vậy thì nó phải được xem là một chữ Hán? Đây cũng không phải là một hiện tượng cá biệt trong cấu tạo chữ Nôm nói chung và chữ Nôm ghi từ lúa gạo nói riêng(3). Vậy, với trường hợp chữ phải lý giải thế nào (xét về mặt cấu trúc) cho thỏa đáng? Đây không đơn giản là sự trùng lặp ngẫu nhiên giữa chữ Hán và chữ Nôm. Chữ lúa (Nôm) và lữ (Hán) đều có sự tương đồng về cấu tạo và ý nghĩa sở chỉ:

-Cùng có cấu tạo hình thanh,

-Cùng biểu thị lúa gạo.

Như vậy,(Nôm) có thể hiểu theo 2 cách (xét về mặt cấu tạo) đều được:

-Là chữ tự tạo, cấu tạo gồm chữ “lỗ” biểu âm và bộ hòa biểu ý.

-Là chữ Nôm mượn nguyên hình và nghĩa chữ Hán ,loại chữ giả tá.

Từ nguyên giải thích: Lữ, tự sinh đạo dã, nghĩa “lữ là cây đạo tự mọc, mọc dại”. Như vậy trong Hán ngữ dùng để chỉ một giống lúa mọc dại. Giống lúa dại này khởi thủy được trồng ở đâu? Người Trung Quốc ghi lại sự việc này ở vùng quê hương cổ xưa của cây lúa (Ấn Độ, Miến Điện, Việt Nam) hay ghi lại việc cây lúa dại bắt đầu xuất hiện trên mảnh đất quê hương họ, điều này trong Từ nguyên không ghi rõ. Liên quan đến việc truy tìm tự nguyên tiến tới giải quyết triệt để cấu tạo chữ Nôm cũng đồng thời là việc đi tìm đường đi của cây lúa. Đây là vấn đề không đơn giản, cần có sự khảo cứu rộng hơn nữa. Chúng tôi sẽ bàn tới vấn đề này trong một dịp khác.

2.2. Bộ hòa trong các chữ Nôm biểu thị lúa gạo

Mượn bộ hòa dùng để biểu thị ý nghĩa và một chữ Hán nào đó dùng để biểu thị âm đọc người Việt đã tạo ra khá nhiều chữ Nôm khác nhau có liên quan đến lúa gạo:

a. Dùng bộ hòa để cấu tạo nên các chữ Nôm ghi những từ có tác dụng định danh lúa gạo. Giải thích về chữ hòa, bộ hòa, sách Tự Đức ca thiên Thảo mộc loại ghi: : “hòa nghĩa là lúa”.

b. Dùng bộ hòa để cấu tạo nên các chữ Nôm ghi những từ chỉ bộ phận của cây lúa:

- “Rơm” là phần thân cây lúa được cắt bỏ sau khi thu hoạch, chủ yếu dùng thay củi để thổi cơm, dùng làm thức ăn cho trâu bò hoặc có thể ủ làm phân bón ruộng, trộn với đất bùn làm tường nhà (thời xưa)... được ghi theo 2 cách: (bộ hòa biểu nghĩa và chữ “nam” biểu âm) và(bộ hòa biểu nghĩa và chữ “kiêm” biểu âm).

- (Cây) mạ nghĩa “lúa non” được ghi (bộ hòa biểu ý và chữ Hán “mã” biểu âm).

c. Dùng bộ hòa để cấu tạo nên các chữ Nôm ghi những từ chỉ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa: quá trình trỗ bông (chỉ hiện tượng cây lúa bắt đầu ra hoa), quá trình nảy mầm … đều đã dùng bộ hòa biểu ý.

d. Dùng bộ hòa để cấu tạo nên các chữ Nôm ghi lại những hoạt động trồng cấy, thu hoạch lúa của con người. Ví dụ động tác cấy (mạ) , động tác gặt (thu hoạchsau khi lúa chín) đều đã dùng bộ hòa biểu nghĩa.

e. Ngoài ra, để ghi các từ chỉ giống lúa chiêm: , đồ đựng thóc lúa: bị đều đã dùng bộ hòa làm nghĩa phù(4).

Có thể thấy, phạm vi biểu thị ý nghĩa của bộ hòa trong chữ Hán và trong chữ Nôm Việt về cơ bản là giống nhau (đều dùng bộ hòa để biểu thị ý nghĩa cho từ chỉ chủng loại, định danh, chỉ bộ phận, thời kỳ sinh trưởng, công dụng... của cây lúa). Ở chữ Nôm, ngoài khả năng biểu thị ý nghĩa như trên, bộ hòa còn có thể làm nghĩa phù cho những từ ghi về đồ đựng hoặc nơi chứa lúa gạo (như lẫm thóc, bị thóc), chúng tôi chưa tìm thấy dạng tương tự như vậy trong chữ Hán.

3. Bộ mễ và những chữ Nôm mang bộ mễ

3.1. Bộ mễ trong Hán ngữ

Cũng như chữ hòa, “mễ” được cấu tạo theo phương pháp tượng hình, mô phỏng hình dáng của hạt gạo. Qua hình vẽ mô phỏng hạt gạo của Lý Lạc Nghị có thể thấy rõ lai nguyên của chữ mễ:

Từ nguyên giải thích chữ mễ như sau “mễ, cốc chi khử bì giả”(5). Dùng mễ làm nghĩa phù đã tạo ra rất nhiều chữ Hán khác nhau. Sơ bộ khảo sát những chữ mang bộ mễ trong Từ nguyên, cho kết quả như sau:

- Tổng số chữ mang bộ mễ: 64 chữ

- Dùng mễ biểu thị hạt gạo: 42 chữ

Trong số 42 chữ có bộ mễ biểu thị ý nghĩa (chỉ hạt gạo), chúng tôi tiếp tục phân loại dựa theo ý nghĩa sở chỉ của bộ mễ và cho kết quả như sau:

a. Để chỉ chủng loại của hạt gạo, đã dùng bộ mễ biểu thị ý nghĩa kết hợp với một chữ Hán biểu âm. Thuộc tiểu loại này có các chữ:

Canh “gạo tẻ”, được ghi (“mễ” biểu ý và “cánh” biểu âm);

Nhu “gạo nếp”, được ghi(“mễ” biểu ý và “nhu” biểu âm);

Tám “gạo tám” được ghi (“mễ” biểu ý và “tham” biểu âm).

b. Bộ mễ còn dùng để cấu tạo nên các chữ Hán ghi những từ có tác dụng định danh hạt gạo:

Lương và túcđều được Từ nguyên giải thích là loại cây lương thực (thuộc chủng ngũ cốc) và đều được ghi với bộ mễ biểu thị ý nghĩa.

c. Mễ là bộ phận biểu thị ý nghĩa cho những chữ Hán ghi các từ chỉ bộ phận của hạt gạo, loại này có 3 chữ:

Phu “vỏ hạt gạo” được ghi (“mễ” biểu ý và “phu” biểu âm);

Lạp “hạt gạo” được ghi (“mễ” biểu ý và “lập” biểu âm);

Khang “cám” được ghi (“mễ” biểu ý và “khang” biểu âm).

d. Mễ là bộ phận biểu ý cho những chữ Hán ghi lại hoạt động của con người liên quan đến lúa gạo, ví dụ:

Địch được ghi , nghĩa “mua (vào) lúa gạo” (“mễ” và “nhập” cùng biểu ý, là loại chữ hội ý);

Thiếu được ghi , nghĩa “bán (ra) lúa gạo” (“mễ” và “xuất” cùng biểu ý, là loại chữ hội ý);

Nghiệt được ghi nghĩa “chưng cất rượu”.

e. Trong số 42 chữ có bộ mễ biểu thị hạt gạo, số chữ Hán ghi lại những từ chỉ các sản phẩm được chế biến từ hạt gạo chiếm phần nhiều hơn cả: gồm 30/42 chữ. Theo từng giai đoạn chế biến, chúng tôi đã phân loại tỉ mỉ hơn như sau:

e1. Dùng bộ mễ biểu thị ý nghĩa cho các từ chỉ hạt gạo vừa thu hoạch, mới qua sơ chế chút ít:

Phấn , với nghĩa “bột gạo”;

Xán , với nghĩa “hạt gạo giã nhỏ”;

Sái , với nghĩa “hạt gạo nát”;

Lương, với nghĩa “tinh mễ, hạt gạo giã kỹ”.

e2. Các từ ghi về đồ ăn sẵn dùng nguyên liệu từ gạo đều đã dùng bộ mễ biểu ý. Ví dụ đường; tảm ba糌粑, nghĩa “bột mỳ đã rang chín, lương thực chính của dân tộc Tạng”, caonghĩa “đồ ăn lấy bột chưng chín lên”và hầu nghĩa “lương khô”.

e3. Dùng “mễ” ghi lại những từ chỉ đồ ăn do con người dùng gạo (đã được giã và sàng sảy cẩn thận) để tự chế biến trong bữa ăn hàng ngày:cúc “cháo”, tư “xôi” và tị “can phạn” (cơm khô, cơm cháy?).

Khi khảo cứu những chữ Hán mang bộ hòa và bộ mễ, chúng tôi thấy ở một số trường hợp có sự tương đồng về ngữ nghĩa giữa hai bộ thủ này. Ví dụ để ghi từ biểu thị nghĩa “vỏ của hạt cốc”, chữ Hán đã dùng bộ mễ để biểu thị ý nghĩa; thế nhưng đôi khi lại thấy dùng bộ hòa biểu thị(6). Bởi vậy, đã xảy ra hiện tượng có thể dùng song song hai bộ thủ (bộ hòa và bộ mễ) để biểu thị ý nghĩa cho một từ:

Phu, dùng hai bộ thủ: bộ hòa và bộ mễ để tạo ra hai chữ Hán: chvà chữ cùng được hiểu là cốc bì (“vỏ của hạt cốc”).

Khang với nghĩa “cốc bì” cũng đã dùng hai bộ thủ: bộ hòa và bộ mễ để tạo ra hai chữ Hán với nghĩa tương ứng... Như vậy, cùng được giải thích là “cốc bì” (với nghĩa “vỏ của hạt ngũ cốc”) đã có thể ghi bằng 4 chữ Hán khác nhau: khang () và phu (). Thuộc tiểu loại này còn phải kể đến các chữ tỉ: canh: nhu: .

3.2. Bộ mễ trong chữ Nôm ghi các từ về lúa gạo

a. Khả năng biểu nghĩa của bộ mễ trong chữ Nôm

Mượn chữ Hán để biểu thị âm đọc và bộ mễ để biểu thị ý nghĩa, người Việt đã tạo ra khá nhiều chữ Nôm có nghĩa liên quan đến hạt gạo:

Dùng “mễ” biểu thị ý nghĩa cho từ chấu với nghĩa “vỏ cứng bao ngoài hạt thóc”; cho cám với nghĩa “phần bột nhỏ lấy ra từ sau khi giã gạo và sàng sảy sạch sẽ”, cho tấm với nghĩa “phần hạt gạo bị gẫy nát sau khi giã gạo”.

Một số thực phẩm được chế biến từ hạt gạo như oản , cốm và xôi đều dùng bộ mễ để biểu thị ý nghĩa.

b. Phân nhóm ngữ nghĩa các chữ Nôm có bộ mễ biểu nghĩa “hạt gạo”

Kết quả thu thập những chữ Nôm có bộ mễ biểu thị ý nghĩa trong 4 bộ Từ điển chữ Nôm của Việt Nam, đó là AJ. L. Taberd (1838) Dictionarium Anammitico - Latinum, Huình Tịnh Paulus Của (1895) Đại Nam quấc âm tự vị, Nguyễn Quang Xĩ - Vũ Văn Kính (1971) Tự điển chữ Nôm và Viện Ngôn ngữ (1976) Bảng tra chữ Nôm, cho thấy bộ mễ được dùng trong các trường hợp như sau(6):

b1. Bộ mễ dùng cấu tạo nên các chữ Nôm ghi chủng loại của hạt gạo: (gạo) nếp: (bộ mễ + chữ nạp), (gạo) tẻ: (bộ mễ + chữ tể) và (gạo) chiêm: (bộ mễ + chữ chiếm).

b2. Bộ mễ dùng cấu tạo nên các chữ Nôm ghi các bộ phận của cây lúa và hạt gạo, ví dụ tấm (nghĩa “phần hạt gạo bị gẫy khi giã gạo”) được ghi theo hai cách: (bộ mễ +chữtham)và (bộ mễ -chữ tâm); đòng nghĩa “phần hoa của cây lúa”; rơm nghĩa “thân cây lúa sau khi thu hoạch”;trấu nghĩa “phần vỏ của hạt gạo sau khi giã được tách ra khỏi hạt gạo” và rạ nghĩa “phần gốc cây lúa được cắt bỏ sau khi thu hoạch”.

b3. Chiếm phần áp đảo vẫn là việc dùng bộ mễ để cấu tạo nên các chữ Nôm ghi những từ chỉ lương thực, thực phẩm được chế biến từ hạt gạo:

Gạo được thổi nấu chín thành cơm hoặc cháo dùng làm lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày cho cư dân vùng trồng lúa. Từ cơm được ghi , từ cháo được ghi theo 2 cáchvà;

Dùng gạo để chế biến những món quà đáp ứng nhu cầu thưởng thức các món quà bánh của người Việt. Các từ ghi những món quà bánh như chè,cốm , bánh, oản , xôi, thínhvà kẹo đều đã dùng bộ mễ để biểu thị ý nghĩa.

c. Hiện tượng trùng hình giữa chữ Hán và chữ Nôm

Khi khảo cứu những chữ dùng bộ mễ để ghi các từ về lúa gạo trong chữ Hán và chữ Nôm, chúng tôi đã tìm thấy một số cặp chữ trùng hình. Sự hiện diện của các chữ Nôm loại này cho phép khẳng định: người Việt Nam đương thời đã tiếp thu chữ Hán ở mức khá thành thục và đã tạo ra được một hệ thống chữ Nôm hoàn chỉnh đủ để ghi lại vốn từ vựng tiếng Việt phong phú. Hiện tượng trùng hình có thể xảy ra một số trường hợp sau:

c1. Trùng hình không trùng nghĩa

Ví dụ 1: cả chữ Nôm và chữ Hán đều thấy có dạng chữ

- Hán, đọc âm bỉ, Từ nguyên giải thích: 与秕通,不成粟也“dữ tỉ thông, bất thành túc dã”, nghĩa “thông với tỉ, (là loại hạt nhỏ) không thành hạt thóc” có thể hiểu nghĩa là “hạt (gạo) lép”, cấu tạo chữ: hình thanh;

- Nôm, đọc âm tẻ, nghĩa “gạo tẻ”, cấu tạo chữ: hình thanh.

Ví dụ 2: cả chữ Nôm và chữ Hán đều thấy có dạng chữ

- Hán, đọc âm lạp, nghĩa “hột gạo”, cấu tạo chữ: hình thanh;

- Nôm, đọc âm lép, nghĩa “hạt lép”, cấu tạo chữ: hình thanh.

Ví dụ 3: cả chữ Nôm và chữ Hán đều thấy có dạng chữ niêm

- Hán, đọc âm niêm, nghĩa “dính”, cấu tạo chữ: hình thanh;

- Nôm, đọc âm rơm, nghĩa “rơm”, cấu tạo chữ: hình thanh.

Xét về mặt âm đọc, cấu tạo và nghĩa chữ cho phép ta khẳng định ở ba cặp chữ này có sự trùng hình một cách ngẫu nhiên giữa chữ Hán và chữ Nôm. Người Việt đã tự tạo ra ba chữ Nôm nêu trên theo phép hình thanh của Hán ngữ. Các chữ loại này có cấu trúc nội tại, không hề có mối liên hệ về ý nghĩa với ba chữ Hán đồng hình với nó.

c2. Mượn hình chữ và bổ sung thêm nghĩa mới

Chữ , Hán đọc: tư cảm thiết, đọc âm tám; chữ này có 2 nghĩa: hạt gạo và gạo tấm. Người Việt đã đọc chữ này theo 2 âm khác nhau:

1. Đọc âm tấm, nghĩa “gạo tấm: các mảnh nhỏ của hạt gạo có được sau khi giã gạo”. Trường hợp này chữ Nôm đã mượn nguyên 2 mặt hình, nghĩa của chữ Hán và được đọc lệch âm (mô phỏng âm).

2. Mượn nguyên hình, âm và bổ sung thêm nghĩa mới để ghi âm “tám” với nghĩa “gạo tám”. Như vậy là trong chữ Hán, có 2 nghĩa chỉ hạt gạo nói chung/hoặc chỉ loại gạo tấm, nhưng ở chữ Nôm đã mang nghĩa xác chỉ: dùng để gọi tên loại gạo tám.

Trường hợp chữ “cám” lại là một chuyện khác: Chữ tao (Hán) và chữ tao (Nôm) đều có nghĩa “cám”. Hai chữ này đồng nhất với nhau về cả ba phương diện hình, âm và nghĩa. Như vậy, chữ Nômchỉ đơn thuần là một chữ Nôm có cấu tạo giả tá, mượn 3 mặt (hình, âm và nghĩa) của chữ Hán.

d. Tính đa dạng từ vựng trong Hán ngữ

Khi khảo cứu những từ với nghĩa tương ứng (ở tiếng Việt) trong nhóm các từ biểu thị lúa gạo của tiếng Hán, chúng tôi thấy cùng biểu thị một khái niệm của tiếng Việt nhưng ở Hán ngữ lại có thể dùng 2 thậm chí 3 từ khác nhau để biểu thị:

Từ “lúa (/gạo) tám” trong tiếng Việt đã được chuyển dịch từ lương canh: lúa tám (Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa); bạch canh: lúa tám (Nhật dụng thường đàm) và thanh mễ: gạo tám (Đại Nam quốc ngữ ).

Rõ ràng, 3 bộ từ điển nêu trên đã có sự chua thích nghĩa giống nhau (cùng là gạo tám/lúa tám) cho 3 từ Hán khác nhau (lương canh, bạch canh và thanh mễ).

Cũng vậy, chữ Hán “nhu mễ” (“thủy điền chi đạo, kỳ tính tối niêm”, nghĩa “loại gạo mọc ở ruộng nước, có tính chất dính dẻo”) và chữ Hán “thuật”, (nghĩa “gạo cao lương”) đều được chuyển dịch sang chữ Nôm là “gạo nếp”.

Do đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ, hiện tượng đa dạng từ vựng nêu trên thường thấy xuất hiện nhiều trong Hán ngữ; thế nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt lại được dùng thống nhất bởi một từ duy nhất.

3.3. Bộ thảo và bộ mộc ghi các từ về lúa gạo

Ở chữ Hán và cả ở chữ Nôm, bộ hòa và bộ mễ đã đóng vai trò chính trong việc biểu thị ý nghĩa cho các từ ghi về cây lúa và hạt gạo. Thế nhưng, đôi khi lại thấy dùng bộ thủ khác để biểu ý cho những từ ghi về cây lúa và hạt gạo:

- Vì lúa là loại cây thảo mộc nên đôi khi, để biểu ý cho các từ ghi về cây lúa và hạt gạo người ta đã sử dụng bộ mộc.

- Vì lúa là cây thân cỏ nên đôi khi, để biểu ý cho các từ ghi về cây lúa và hạt gạo người ta đã sử dụng bộ thảo.

Đây là hiện tượng chung cho cả chữ Nôm và chữ Hán. Số chữ có bộ mộc và bộ thảo biểu thị ý nghĩa cho các từ ghi về cây lúa và hạt gạo không nhiều. Qua khảo cứu các bộ từ điển chữ Nôm của Việt Nam thì thấy: sách Tự Đức ca ghi tên hai giống lúa của Trung Quốc (hai giống lúa này có mặt trong bộ Từ nguyên) và đều dùng với bộ thảo biểu ý: thi , qua . Chữ Hán miêu với nghĩa “lúa non” cũng được ghi với bộ thảo biểu ý.

Khảo sát các từ Nôm ghi về cây lúa và hạt gạo trong các sách và từ điển chữ Nôm thì thấy:

- Từ Nôm bông (lúa) (dịch từ chữ Hán “huệ”) được ghi với bộ thảo biểu ý và chữ Hán “phong” biểu âm: (Tự Đức ca, Chỉ nam ngọc âm);

- Từ Nôm rơm được ghi với bộ thảo biểu ý và chữ Hán “chiếm” biểu âm(Bạch Vân quốc âm thi tập);

- Từ Nôm (cây) lúa cũng được ghi với bộ mộc biểu ý và chữ Hán “lỗ”biểu âm (Bạch Vân Quốc âm thi tập, Chỉ nam ngọc âm);

- Từ Nôm cắt / gặt lúa đã không dùng bộ hòa biểu ý cho động tác liên quan đến cây lúa mà lại dùng bộ mộc(Chỉ nam ngọc âm).

Trong chữ Hán, bộ thảo đã được dùng để biểu thị ý nghĩa cho các từ ghi về cây lúa. Số chữ mang bộ thảo thuộc loại này không nhiều: có 2 chữ đã xác định cây lúa thuộc loại thảo mộc, 1 chữ ghi từ chỉ bộ phận của cây lúa. Ở chữ Nôm, việc sử dụng bộ thảo và bộ mộc có phần phổ biến hơn: đã dùng cả hai bộ này để biểu thị ý nghĩa cho các từ ghi về cây lúa. Bộ thảo đã chính thức được dùng để ghi từ chỉ các bộ phận của cây lúa. Đặc biệt, bộ mộc lại còn trực tiếp tham gia biểu thị ý nghĩa cho từ ghi về cây lúa và từ chỉ động tác liên quan đến cây lúa.

Vài lời nhận xét

Qua các tài liệu, đặc biệt là qua các nguồn thư tịch Hán Nôm ghi chép về cây lúa, các chứng cứ về chữ Nôm ghi các từ về cây lúa hạt gạo có thể thấy rõ Việt Nam và Trung Quốc đã có sự thông thương và giao lưu về văn hóa ngôn ngữ khá lâu đời.

1. Các tài liệu nghiên cứu liên ngành cho phép khẳng định cây lúa đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu. Việt Nam được coi là một trong những nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người. Từ vùng quê hương này, cây lúa được truyền sang Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới.

2. Nguồn thư tịch chữ Hán của Việt Nam ghi chép nhiều nhất về các giống lúa phải kể đến là Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đônvà Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. Vân đài loại ngữ cũng cho ta biết một chi tiết về việc truyền bá giống lúa từ Trung Quốc sang Việt Nam thông qua con đường đi sứ (đời Thanh).

3. Khảo cứu 3 bộ từ điển của Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ XVII - XIX (Khang Hi, Tự Đức ca Từ nguyên) có thể phác họa được đường đi của cây lúa (thông qua từ lúa). Đặc biệt thông qua việc khảo cứu 3 giống lúasamphivà khoađược ghi trong ba bộ từ điển nêu trên có thể khẳng định: rất có khả năng 3 giống lúa nêu trên được truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam.

4. Các chứng cứ về văn tự cũng đem lại kết quả thú vị: một số tên gọi các giống lúa đã được người Việt Nam mượn dùng và khoác thêm cho nghĩa mới. Hiện tượng trùng hình ngẫu nhiên giữa chữ Hán và chữ Nôm đã khẳng định người Việt Nam đã tiếp thu chữ Hán ở mức khá thành thục để có thể ghi lại được vốn từ vựng tiếng Việt phong phú.

5. Mượn bộ hòa và bộ mễ đồng thời áp dụng phương pháp cấu tạo chữ trong Hán ngữ, người Việt đã tạo ra một danh sách tương đối đầy đủ các chữ Nôm ghi các từ về cây lúa và hạt gạo.

Bộ thảo cũng tham gia cấu tạo nên các chữ Nôm và các chữ Hán ghi các từ về cây lúa và hạt gạo. Ngoài ra, ở chữ Nôm còn thấy dùng cả bộ mộc làm bộ phận biểu ý cho các từ ghi về cây lúa. Đây là điều khác với ở chữ Hán.

Chú thích:

(1) Dịch nghĩa: thuộc loại cốc, hạt cốc chưa khô gọi là hòa. Kinh Thi viết “Tháng Mười nộp hòa giá”. Thời Tần Hán trở về trước, chữ hòa được dùng để chỉ lương thực nói chung, nay được gọi tiểu mễ. Đời sau này mới gọi đạo là hòa”.

(2) Dịch nghĩa: là loại cây nông nghiệp quan trọng nhất. Các tỉnh vùng Đông Nam đều trồng nó ở ruộng nước. Mùa xuân cấy, mùa hạ gieo mạ. Giống rất nhiều, đại thể phân làm hai loại chính là lúa tẻ và lúa nếp. Căn cứ vào thời kỳ lúa chín trước hay chín sau để phân làm hai loại lúa sớm và lúa muộn. Giống lúa sớm chín vào khoảng tiết lập thu, giống lúa muộn chín vào tiết lập đông. Các tỉnh có khí hậu nóng ở vùng Mân Việt một năm có hai vụ lúa chín”.

(3) Trường hợp này rất giống với trường hợp chữ Nôm đất chữ Hán thản.Xem Lã Minh Hằng: Cấu trúc nghĩa trong chữ Nôm Việt, Nxb. KHXH, H. 2004.

(4) Xem phụ lục 1: Bảng những chữ Nôm có bộ hòa biểu nghĩa.

(5) Dịch nghĩa: mễ dùng để chỉ hạt thuộc loại cốc nói chung (gồm cả hạt của cây lúa gạo) đã bỏ vỏ đi.

(6) Đây có thể xem là xu hướng lấy cái toàn thể (bộ hòa có nghĩa “cây lúa”) để biểu thị ý nghĩa cho cái bộ phận (là bộ mễ, nghĩa “vỏ của hạt cốc”).

(7) Xem phụ lục 2: Bảng những chữ Nôm có bộ mễ biểu thị ý nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

A. Sách tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Lẫm: Giáo trình cây lúa, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên, Đại học Nông lâm, Nxb. Nông nghiệp, H. 1999.

2. Bùi Huy Đáp: Cây lúa Việt Nam, Nxb. KHKT, H. 1980.

3. Bùi Huy Đáp: Một số vấn đề về cây lúa, Nxb. Nông nghiệp, H. 1999.

4. Bùi Huy Đáp: Lúa Việt Nam trong vùng lúa Nam và Đông Nam Á, Nxb. Nông nghiệp, H. 1978.

5. Oatabe: Con đường lúa gạo, Nxb. KHXH, H. 1988.

6. Sasato: Nghiên cứu tổng hợp về cây lúa, Nxb. KHXH, H. 1966.

7. Trần Văn Đạt: Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh 2004.

8. Lê Quý Đôn: Vân đài loại ngữ (bản dịch), Nxb. Văn hóa, Viện Văn học, H. 1962.

9. Đại Nam nhất thống chí (bản dịch), Viện Sử học, Nxb. KHXH, H. 1970.

10. Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục (bản dịch), Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2007.

11. Nghề nông cổ truyền Việt Nam qua thư tịch Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb. Giáo dục, H. 1994.

12. Lã Minh Hằng, Cấu trúc nghĩa trong chữ Nôm Việt, Nxb KHXH, H. 2004.

13. Lí Lạc Nghị biên: Tìm về cội nguồn chữ Hán. Nguyễn Văn Đông dịch, Nxb. Thế giới, H. 1997.

B. Sách Hán Nôm

14. Đại Nam quốc ngữ, AB.106, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

15. Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, VNv.201, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

16. Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca, AB.5/1-2, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

17. Bạch Vân quốc âm thi tập, VNv.303, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

C. Sách tra cứu

18. Dictionarium Anammitico - Latinum, AJ. L. Taberd, 1838, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, H. 2004 (in lại)

19. Đại Nam quấc âm tự vị, Huình Tịnh Paulus Của, Sài gòn. 1895.

20. Tự điển chữ Nôm, Nguyễn Quang Xĩ - Vũ Văn Kính, Trung tâm học liệu, 1971.

21. Bảng tra chữ Nôm, Viện Ngôn ngữ, Nxb. KHXH, H. 1976.

22. Từ nguyên, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1947.

23. Trung Việt từ điển, Nxb. KHXH, H. 1992.

24. Khang Hi tự điển, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1958.

25. Hán Việt từ điển, Đào Duy Anh, Trường Thi xuất bản, 1957./.

Phụ lục 1: Bảng những chữ Nôm có bộ hòa biểu nghĩa[1]

TT

Chữ Nôm

Ý nghĩa

Nguồn dẫn

Chú thích

1

bị (gạo/thóc)

Tự điển chữ Nôm

2

cấy

Tự điển chữ Nôm

3

cấy

Tự điển chữ NômBảng tra chữ Nôm Anammitico - Latinum

4

(lúa) chiêm

Tự điển chữ NômBảng tra chữ Nôm

5

đòng

Bảng tra chữ Nôm

6

gặt

Bảng tra chữ Nôm

7

gặt

Bảng tra chữ Nôm

8

gặt

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm Bảng tra chữ NômAnammitico - Latinum

9

gié (lúa)

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ NômBảng tra chữ NômAnammitico - Latinum

10

giống (lúa)

Bảng tra chữ Nôm

11

lúa

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ NômAnammitico - Latinum

Trùng hình với chữ Hán

12

(lúa) má

Tự điển chữ NômBảng tra chữ Nôm

13

mạ

Đại Nam quc âm tự vịBảng tra chữ NômAnammitico - Latinum

14

mạ

Tự điển chữ Nôm

15

nảymầm

Bảng tra chữ Nôm

16

rơm

Bảng tra chữ Nôm

17

rơm

Bảng tra chữ Nôm

18

rơm

Tự điển chữ Nôm

19

thóc

Tự điển chữ Nôm

20

trấu

Tự điển chữ Nôm

Phụ lục 2: Bảng những chữ Nôm có bộ mễ biểu thị ý nghĩa.

TT

Chữ Nôm

Ý nghĩa

Nguồn dẫn

Chú thích

1

bã (rượu)

Anammitico - Latinum

2

bã (rượu)

Bảng tra chữ Nôm

3

bánh

Tự điển chữ Nôm

4

bột

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm, Bảng tra chữ NômAnammitico - Latinum

5

bún

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ NômBảng tra chữ NômAnammitico - Latinum

6

cám

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm, Bảng tra chữ Nôm

8

cháo

Bảng tra chữ Nôm

9

cháo

Đại Nam quấc âm tự vịBảng tra chữ Nôm, Anammitico - Latinum

10

chè

Tự điển chữ Nôm

11

(lúa) chiêm

Tự điển chữ Nôm

đồng hình với chữ Hán

13

Cốm

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm Bảng tra chữ Nôm Anammitico - Latinum

14

cơm

Tự điển chữ Nôm

15

đòng

Tự điển chữ Nôm

16

(bánh) đúc

Tự điển chữ Nôm

Gạo

Bảng tra chữ Nôm

17

Gạo

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm Anammitico - Latinum

18

(bánh) dày

Bảng tra chữ Nôm

19

(cơm) hẩm

Bảng tra chữ Nôm

20

Hèm (rượu)

Bảng tra chữ Nôm

21

Kẹo

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm, Bảng tra chữ NômAnammitico - Latinum

22

(cơm) khê

Tự điển chữ Nôm

23

(lúa) lép

Bảng tra chữ Nôm

24

Mẻ

Tự điển chữ Nôm

25

Miến

Tự điển chữ Nôm

26

(gạo) nếp

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm Bảng tra chữ Nôm, Anammitico - Latinum

27

Oản

Tự điển chữ Nôm

28

Rạ

Bảng tra chữ Nôm

29

rơm

Đại Nam quấc âm tự vịBảng tra chữ Nôm, Anammitico - Latinum

30

(gạo) sánh

Tự điển chữ Nôm

31

Tấm

Đại Nam quấc âm tự vịBảng tra chữ Nôm, Anammitico - Latinum

đồng hình với chữ Hán

32

Tấm

Bảng tra chữ Nôm

33

Tấm

Tự điển chữ Nôm, Bảng tra chữ Nôm

34

Tẻ

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm Bảng tra chữ NômAnammitico - Latinum

đồng hình với chữ Hán

35

(gạo) tẻ

Bảng tra chữ Nôm

36

Thính

Bảng tra chữ Nôm, Anammitico - Latinum

37

Thính

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm

38

Chấu

Tự điển chữ Nôm

39

(Bánh) ú

Tự điển chữ Nôm

40

(Bánh) ú

Đại Nam quấc âm tự vịBảng tra chữ NômAnammitico - Latinum

41

xôi

Bảng tra chữ Nôm

42

xôi

Anammitico - Latinum

43

xôi

Đại Nam quấc âm tự vịTự điển chữ Nôm

đồng hình với chữ Hán

(Tạp chí Hán Nôm, Số 1(98) 2010; Tr. 37 - 52)

[1] Những chữ trong bảng này được lấy từ 4 bộ từ điển chữ Nôm:Dictionarium Anammitico - Latinum, Đại Nam quấc âm tự vị, Tự điển chữ Nôm Bảng tra chữ Nôm.

Tải về nội dung chi tiết tại đây: NGUỒN TƯ LIỆU CHỮ HÁN VÀ CHỮ NÔM GHI VỀ CÂY LÚA VÀ
In
Lượt truy cập:

Từ khóa » Chữ Lửa Trong Tiếng Hán