Perec, Georges
|
Perec, Georges | tiểu sử & tác phẩm |
| GEORGES PEREC sinh ở Paris năm 1936, trong một gia đình người Ba-lan gốc Do Thái di dân đến Pháp từ cuối những năm 1920. Khi Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ, thân phụ của ông tham gia quân đội và bị tử trận vào tháng 6 năm 1940; và suốt mười tám tháng sau đó Perec sống với mẹ trong thành phố Paris bị quân Đức chiếm đóng. Cuối năm 1941, Perec được gửi về miền Nam, đến một ngôi làng gần Grenoble, trong vùng không bị chiếm đóng, và sống dưới sự che chở của một bà cô và một ông chú. Mẹ của ông vẫn ở lại Paris, và vào năm 1943 bà bị bắt cùng với nhiều người Da Thái khác rồi chết trong trại tập trung ở Auschwitz. Kinh nghiệm bi thảm của tuổi thơ đã để lại dấu ấn trong tác phẩm bán-tự-truyện W ou le Souvenir d'enfance (W hay Hồi ức về tuổi thơ, 1975). Perec muốn làm nhà văn từ thuở nhỏ, nhưng thiếu tự tin và khả năng của mình. Sau khi bỏ dở môn sử học ở đại học Sorbonne, ông làm việc toàn thời như một nhân viên quản lý hồ sơ tại một phòng thí nghiệm khoa học. Ông tiếp tục công việc này cho đến năm 1978, bốn năm trước khi qua đời. Năm 1967, ông trở thành một thành viên cốt cán của OUvroir de LIttérarure POtentielle (OuLiPo), một nhóm chuyên nghiên cứu và thí nghiệm những khả tính sáng tạo của văn chương, gồm một số nhà văn và nhà toán học yêu thích những lối chơi ngôn ngữ và những cấu trúc phức tạp của tác phẩm. Cống hiến quan trọng nhất của Perec cho OuLiPo là cuốn tiểu thuyết dày 300 trang có nhan đề La Disparition (Sự biến mất, 1969), trong đó không có bất cứ một mẫu tự 'e' nào (nói cách khác, mẫu tự 'e' hoàn toàn "biến mất"). Tác phẩm đầu tay của Perec, tiểu thuyết Les choses (Những sự vật, 1965), đoạt giải Renaudot, và La Vie Mode d'Emploi (Cuộc sống, cách sử dụng, 1978) đoạt giải Médecis và vào chung kết giải Goncourt. Ông cũng viết nhiều kịch bản phim, kịch bản truyền thanh, bài phê bình sách và hội hoạ, tiểu luận, tuỳ bút và hai cuốn sách chơi đố ô chữ. Georges Perec chết vì ung thư phổi tại Paris vào năm 1982, bốn ngày trước sinh nhật thứ 46 của ông. |
tác phẩm | Khu phố (truyện / tuỳ bút) Khu phố. Khu phố là cái gì vậy?.Bạn sống trong khu phố? Từ khu phố ra? Dọn qua khu phố khác? Sống ở khu phố nào? Khu phố, nó quả có một cái gì không định hình: một thứ xứ đạo hay, nói một cách chặt chẽ, là một phần tư của đơn vị quận, là cái mảng nhỏ thành phố phụ thuộc một sở cảnh sát... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Phố Vilin (truyện / tuỳ bút) ... 27 tháng Chín 1975, khoảng 2 giờ sáng ... Gần toàn bộ nhà phía bên số lẻ đều bị bít kín bởi những tường rào xi măng. Trên một bức tường rào đó là một dòng chữ graffiti: LAO ĐỘNG = CỰC HÌNH... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Lượm lặt trong “Cahier des charges de LA VIE MODE D’EMPLOI” (thơ) ... Đã hơn 10 năm nay anh tài xế / không ra khỏi nhà / người nấu ăn chỉ làm mỗi món trứng / nguyên vỏ / con người đau khổ hầu như chẳng có việc làm... | chính ông sẽ có mặt trong bức hoạ / vẽ theo kiểu các hoạ sĩ thời / Phục hưng lúc nào cũng dành cho mình / một chỗ nhỏ xíu // ông sẽ đứng, đố diện tấm tranh... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] Đảo Ellis: Mô tả một dự án (truyện / tuỳ bút) ... Cái tôi đi tìm ở Đảo Ellis, đó đích thị là hình ảnh của cái điểm không có đường trở lại ấy, là nhận thức về sự cắt đứt cội nguồn ấy. Cái tôi muốn tra vấn, đặt thành câu hỏi, đem thử thách, đó là cái gốc rễ của chính tôi trên cái nơi không có chỗ ấy, là cái không có mặt, cái điểm nứt làm cơ sở cho mọi cuộc tìm kiếm dấu vết, tìm kiếm lời nói, tìm kiếm Người Khác... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Món Nho-ki Mùa Thu, hay Trả Lời Năm Ba Câu Hỏi Liên Hệ đến Chính Tôi (truyện / tuỳ bút) Khởi đầu, mọi thứ có vẻ đơn giản: tôi muốn viết, và tôi đã viết. Cứ mải miết viết, tôi trở thành nhà văn, trước tiên, lâu ngày là chỉ cho mình tôi thôi, rồi ngày hôm nay là cho cả những người khác. Trên nguyên tắc, tôi không cần phải tự biện minh (cả trước mắt tôi, cũng như trước mắt những người khác): tôi là nhà văn, đó là một sự kiện đã được nhìn nhận, một sự hiển nhiên, một định nghĩa... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Klébert Chrome (tiểu luận / nhận định) Những trái táo là gi? Tại sao những trái táo? Cây táo có quyền gì? Chúng ta biết rõ, là rất nhiều lúc, cây táo tin chắc về quyền chính đáng của mình, và thật là vô ích, nếu không bảo là nguy hiểm, nếu ta tự đặt ra những câu hỏi về tính hợp thức, tính xác đáng của sự hiện hữu của nó và của chức năng của nó... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Tăng lương (kịch bản) Kịch bản truyền thanh với ngôn ngữ hí lộng kỳ đặc của Georges Perec (1936-1982) — một trong những ngòi bút giàu sáng tạo nhất của văn chương Pháp thế kỷ 20. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] Nhảy dù (truyện / tuỳ bút) Cuối một buổi họp của nhóm tạp chí Arguments tại Paris, 10 tháng Giêng 1959, Georges Perec xin Jean Duvignaud cho được phát biểu. Thay vì một lời phát biểu bình thường trong một buổi họp, Perec đã kể một câu chuyện. "Truyện ngắn" này chính là bản chép lại cuốn băng ghi âm lời phát biểu của ông. [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Những nơi chốn trốn chơi (truyện / tuỳ bút) Chợ tem trong những khu vườn ở Champs-Élysées chỉ mở cửa vào ngày thứ Năm và Chủ nhật. Nó biết thế, nhưng nó tự nhủ có lẽ mình sẽ gặp một người nào đó, một ông già vô công rồi nghề nhìn vào tập tem của mình, dừng lại ở con tem Blériot màu nâu xám... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Tôi ra đời* (truyện / tuỳ bút) Tôi ra đời ngày 7.3.36. Bao nhiêu chục, bao nhiêu trăm lần tôi đã viết cái câu ấy? Tôi chẳng biết. Tôi biết rằng tôi đã bắt đầu khá sớm, rất sớm trước khi cái dự kiến viết một tiểu sử tự thuật thành hình... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Một bài thơ (thơ) Có phải ta đã thử ôm cổ tay em / bằng những ngón tay ta? / Hôm nay mưa rạch nhựa đường / Trong đầu ta không có một quang cảnh nào khác / Ta không thể nghĩ đến / quang cảnh em, những nơi chốn em đi qua trong bóng tối... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] Chuyến đi mùa đông (truyện / tuỳ bút) ... Ông đã đọc đúng: điều này có nghĩa là Vernier đã “trích dẫn” một câu thơ của Mallarmé hai năm trước khi có câu thơ ấy, đã đạo văn của Verlaine mười năm trước khi có bài “Những khúc ariettes bị quên lãng” của nhà thơ này, đã viết theo kiểu Gustave Kahn gần một phần tư thế kỷ trước ông ta!... [Bản dịch Hoàng Ngọc Biên] (...) Một số điều tôi thực sự muốn làm trước khi tôi chết (truyện / tuỳ bút) Trước hết có những điều rất dễ làm, những điều tôi có thể làm ngay từ hôm nay [...] Rồi đến những điều hơi quan trọng hơn một chút, những điều cần đến những quyết định, những điều mà tôi tự nhủ, nếu tôi làm chúng, có lẽ cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...) Tiếp cận cái gì? (tiểu luận / nhận định) Hãy tra vấn cái dường như quá hiển nhiên đến độ chúng ta không còn nhớ nguồn gốc của nó nữa. Hãy tái phát hiện sự kinh ngạc... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...) Cách ngôn (tiểu luận / nhận định) Nhà văn Marcel Benabou thuộc nhóm OuLiPo đã nghĩ ra một cái máy chế tạo cách ngôn... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...) |
Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021
Từ khóa » D'enfance Nghĩa Là Gì
-
Từ điển Pháp Việt "enfance" - Là Gì?
-
'enfance' Là Gì?, Từ điển Pháp - Việt
-
Enfance Tiếng Pháp Là Gì? - Từ điển Số
-
Enfance Nghĩa Là Gì?
-
"racontez Un Souvenir D'enfance" Có Nghĩa Là Gì? - HiNative
-
Souvenirs D'enfance - Souvenir Of Love ("Childhood Memories")
-
Enfant - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thiên đường Mùa Thu | LAVIE EN ROSE
-
Hữu Duy - Souvenir D'enfance 1 - Tỏa Sáng Đam Mê Lần 10 | Trung ...
-
Souvenirs D'Enfance - Richard Clayderman - NhacCuaTui
-
Souvenirs D'enfance - Richard Clayderman - NhacCuaTui
-
CHILDHOOD | Định Nghĩa Trong Từ điển Tiếng Anh Cambridge
-
Un Ami D'enfance (Hawks X Oc) - Tengoku-lorialet - Truyện 2U
-
Richard Clayderman – Wikipedia Tiếng Việt
-
Jeux D'enfants (2003) - Grenouille Vert