Phân Biệt Sở Hữu Chung Hỗn Hợp Với Sở Hữu Chung Theo Phần?

“Sở hữu chung” là một quy định khá phức tạp về cả nội dung quyền lẫn những quy định pháp luật về việc phân loại. Theo Bộ luật Dân sự 2015, sở hữu chung chia làm sở hữu chung hỗn hợp và sở hữu chung theo phần. Mỗi loại sở hữu này sẽ đưa đến cho chủ thể những quyền năng khác nhau đối với tài sản như sau. 

Sở hữu chung là gì?

Định nghĩa

“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản”.

Khi đó, những chủ sở hữu đó gọi là đồng sở hữu. Các đồng chủ sở hữu có tài sản chung có quyền cùng nhau chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung đó.

Đặc điểm

Những đặc điểm của sở hữu chung trong pháp luật dân sự là:

(i) Khách thể: là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản mà nếu chia tách về mặt vật lý thì sẽ không còn giá trị sử dụng ban đầu;

(ii) Chủ thể: Khi một đồng chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tài sản thì đều liên quan đến quyền lợi của các chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi đồng chủ sở hữu đều có thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ sở hữu độc lập.

(iii) Các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung của các đồng chủ sở hữu cũng có những đặc diêm riêng căn cứ theo phạm vi phần giá trị tài sản mà họ có.

Phân biệt sở hữu chung hỗn hợp với sở hữu chung theo phần

Tiêu chí Sở hữu chung hỗn hợp sở hữu chung theo phần
Cơ sở pháp lý Điều 215 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015
Khái niệm Là phạm trù kinh tế để chỉ hình thức sở hữu với tài sản thuộc thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân mới Là sở hữu mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung
Chủ thể Nhóm cá nhân, nhóm pháp nhân…thuộc các thành phần kinh tế cùng liên kết, hợp tác, sản xuất kinh doanh Phạm vi chủ thể rộng hơn, là các chủ sở hữu chung của tài sản đó
Khách thể Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật  Tài sản chung 
Nội dung Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản tuân theo quy định tại điều 209 về sở hữu chung theo phần và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, quản ký, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản tuân theo quy định tại điều 209 về sở hữu chung theo phần

Vậy có thể nói sở hữu chung hỗn hợp về cơ bản là những quy định về tài sản thuộc sở hữu chung trong lĩnh vực kinh doanh. Tức, phạm vi chủ thể của sở hữu chung hỗn hợp cũng ít hơn so với sở hữu chung theo phần. Trên đây là cách phân biệt sở hữu chung hỗn hợp và sở hữu chung theo phần trong bộ luật dân sự.

LIÊN HỆ A&S Law

Email: thich.do@anslawyer.com Hotline: 0922772222 CSKH: 0247.302.2558 Zalo - Skype

Từ khóa » Hình Thức Sở Hữu Chung Là Gì