Phân Loại Sở Hữu Chung? - Luật Hoàng Anh

Sở hữu chung là một hình thức sở hữu của nhiều chủ thể đối với cùng một tài sản nhất định. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất về quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu đối với tài sản chung mà pháp luật chia sở hữu chung thành các loại sở hữu khác nhau. Vậy các loại sở hữu chung là gì? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Chủ thể của sở hữu chung phải từ hai chủ thể trở lên, đó có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức khác. Tài sản thuộc sở hữu không bị giới hạn về số lượng, giá trị tài sản. Trong sở hữu chung quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu được lập theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận. Căn cứ vào quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu pháp luật chia sở hữu chung làm hai loại, đó là: sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần. Khoản 2 điều điều 207 Bộ luật dân 2015 sự quy định:

"Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung 2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất".

1.Sở hữu chung theo phần.

Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung theo phần như sau:

"Điều 209. Sở hữu chung theo phần 1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. 2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Trong sở hữu chung theo phần mỗi chủ sở hữu có quyền sở hữu tương đương với tỷ lệ vốn góp vào tài sản chung, vì vậy mà quyền của các chủ thẻ có thể không bằng nhau. Phần quyền được xác định trước này là phần quyền đối với toàn bộ tài sản chung, chứ không phải với số vốn góp. Ví dụ: A góp 2 tỷ, B góp 2 tỷ; khi đó tìa sản chung được xác định là 4 tỷ. Vậy thì A có ½ quyền đối với 4 tỷ, B cũng có ½ quyền đối với 4 tỷ, lúc này do số vốn góp của A và B là bằng nhau nên quyền của A và B là bằng nhau. Đối với việc thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản chung theo phần phải có sự thỏa thuận thống nhất ý kiến các chủ sở hữu. Bời vì mặc dù trong sở hữu chung theo phần, phần quyền của các chủ sở hữu được xác định trước và có thể không bằng nhau, tuy nhiên tài sản chung lại là một thể thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các chủ sở hữu không thể thực hiện chiếm hữu, sử dụng tài sản một cách riêng biệt được. Quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản chung đó của các chủ thể là ngang nhau. Ví dụ: Khi góp vốn thành lập công ty, phần vốn góp của A dùng để mua nhà máy, Phần vốn góp của B dùng để mua máy móc thiết bị. Để phát triển, sản xuất thì phải cùng lúc sử dụng cả nhà máy và thiết bị, cả A và B đều có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản chung đó để tạo ra lợi nhuận chung. Chỉ có phần lợi nhuận sau khi kiếm được chia cho các chủ sở hữu ứng với phần quyền của mình. Đối với quyền định đoạt tài sản chung, thì mỗi chủ sở hữu có quyền định đoạt phần tìa sản của mình. Thông qua các hình thức như: tặng, bán, thừa kế,…Chủ sở hữu được thực hiện quyền định đoạt đối với phần tài sản mà mình đã góp, mà không ai có quyền ngăn cản, cản trở họ. Khi chủ sở hữu thực hiện chuyển giao quyền sở hữu đối với phần tài sản của mình trong khối tài sẩn chung, sẽ làm chấm dứt quyền của chủ sở hữu đó với tài sản chung, nhưng lại lại làm phát sinh quyền của chủ thể mới đối với khối tìa sản đó. Ví dụ: A để thừa kế cho B phần vốn góp của mình trong khối tài sản chung với C, khi đó quyền chủ sở hữu của A chấm dứt và được chuyển giao lại cho B, B là chủ sở hữu mới của khối tài sản đó, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài sản chung theo phần.

2.Sở hữu chung hợp nhất

Điều 210 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung hợp nhất như sau:

"Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất 1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. 2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung".

Trái ngược với sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu là tại đó phần quyền của các chủ sở hữu không được xác định trước. Điều đó đồng nghĩa với việc các bên có quyền ngang nhau về mọi mặt đối với tài sản chung. Trong sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Tài sản chung hợp nhất có thể phân chia. Tài sản chung hợp nhất có thể phân chia thường phát sinh trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Theo đó tài sản do vợ chồng cùng nhau tạo lập nên, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Tính chất có thể phân chia của tài sản trong trường hợp này được thể hiện ở chỗ khi hôn nhân không còn tồn tại, các bên có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án phân chia tài sản sâu khi ly hôn. Theo đó một bên có quyền từ bỏ tài sản, không nhận tìa sản sau khi lý hôn, khi đó đên còn lại là chủ thể có quyền đối với toàn bộ tài sản. Tài sản chung hợp nhất không thể phân chia là tài sản chung của các chủ sở hữu mà không xác định phần quyền của các chủ sở hữu trong khối tài sản chung và không thể phân chia theo ý chí của bất kỳ chủ thể nào. Theo đó tài sản chung hợp nhất không phân chia là các tài sản chung trong các trường hợp như: tài sản chung của cộng đồng, tài sản chung trong nhà chung cư,… Việc phân chia các loại sở hữu chung là căn cứ để xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu. Mỗi hình thức sở hữu khác nhau các chủ sở hữu có quyền, nghĩa vụ khác nhau theo quy định của pháp luật. Trên đây là các quy định pháp luật về phân loại sở hữu chung.

Luật Hoàng Anh.

Từ khóa » Hình Thức Sở Hữu Chung Là Gì