Phân Biệt Sở Hữu Chung Hợp Nhất Và Sở Hữu Chung Theo Phần

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Sở hữu chung là gì?

Theo quy định của pháp luật thì sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Có nghĩa là nhiều người cùng là chủ sở hữu và có quyền đối với tài sản đó. Quyền sở hữu chung đối với tài sản được xác lập theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Sở hữu chung hợp nhất là gì?

Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với một khối tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Tính chất đặc thù của sở hữu chung hợp nhất được quy định tại khoản 1 Điều 210 BLDS:

“Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung theo phần là gì?

Khoản 1 Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:

“Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.”

Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.

Phân biệt sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần

Về chủ thể

Trong sở hữu chung theo phần, mỗi chủ sở hữu chung có thể bán phần quyền của mình cho người thứ ba , có nghĩa là có thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung.

Trong sở hữu chung hợp nhất thì không thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc là các chủ sở hữu chung cùng giữ; hoặc giao cho một người trong số họ; hoặc giao cho người thứ ba giữ tài sản chung mà không thể chuyển giao phần quyền của mình đối với tài sản.

Về phát sinh hình thức sở hữu

  • Sở hữu chung theo phần thường phát sinh trong quan hệ hợp tác sản xuất; liên kết vốn… Các đồng chủ sở hữu cộng hợp phần tài sản để cùng sản xuất; sử dụng; góp phần khai thác; tận dụng được mức tối đa giá trị sử dụng tài sản.
  • Sở hữu chung theo phần là cơ sở để chủ sở hữu liên doanh; liên kết; chung vốn mua sắm các tài sản hoặc xây dựng các công trình mà nếu một chủ thể riêng biệt thì không đủ khả năng để thực hiện. Trong khi đó thì sở hữu chung hợp nhất chỉ phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình như trong quan hệ vợ chồng hoặc trong quan hệ hộ gia đình, trong quan hệ cộng đồng.

Về quyền định đoạt tài sản chung

Căn cứ theo Điều 208 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận; theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Đặc điểm

Sở hữu chung theo phần

  • Mỗi đồng sở hữu chủ trong sở hữu chung theo phần biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
  • Tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; mỗi chủ sở hữu theo phần có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Các đồng sở hữu chủ cùng nhau chiếm hữu tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Việc xác định phần quyền trong việc sử dụng tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc có tranh chấp sẽ xác định theo nguyên tắc phần quyền bao nhiêu được hưởng lợi (hoặc chịu rủi ro bấy nhiêu).
  • Phần quyền của các đồng sở hữu chủ có thể là giao dịch của đối tượng giao dịch dân sự; nếu một trong các đồng chủ sở hữu chết thù phần quyền được để lại cho những người thừa kế. Trong trường hợp một trong các đồng sở hữu chủ từ bỏ quyền sở hữu hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước.
  • Khi một trong các đồng sở hữu chủ muốn bán phần quyền của mình thì các đồng chủ sở hữu khác có quyền được ưu tiên mua theo quy định tại Điều 223 BLDS.

Sở hữu chung hợp nhất

Sở hữu chung của vợ chồng: Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu; sử dụng; định đoạt tài sản chung. Khi một trong hai người thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của bên kia. Tài sản của vợ chồng có thể phân chia trong các trường hợp như vợ chồng ly hôn; khi một bên vợ hoặc chồng chết, khi hôn nhân tồn tại thì tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Sở hữu chung của cộng đồng: Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không thể phân chia. Nếu một thành viên của cộng đồng chết thì các thành viên khác được tiếp tục sử dụng tài sản chung của cộng đồng.

Sở hữu chung trong nhà chung cư: chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng. Việc sử dụng khoảng không, mặt đất phải theo quy định của pháp luật.

Thế nào là sở hữu chung hỗn hợp?

Sở hữu chung hỗn hợp thuộc hình thức sở hữu chung theo phần, tuy nhiên chúng có những đặc điểm riêng sau đây:

  • Chủ sở hữu chung thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân;
  • Tài sản chung là vốn góp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. Tài sản chung để góp vốn có thể là bất cứ loại tài sản nào như quyền sử dụng đất; nhà ở; tiền; giấy tờ có giá; quyền tài sản khác… Việc góp vốn phải được lập thành văn bản; có công chứng và đăng ký nếu pháp luật có quy định.
  • Việc chiếm hữu; sử dụng; định đoạt tài sản chung hỗn hợp vừa tuân thủ quy định của sở hữu chung theo Điều 209 Bộ luật dân sự và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn; tổ chức; hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý; điều hành; trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận. Luật doanh nghiệp năm 2020 là luật chuyên ngành điều chỉnh các quan hệ về góp vốn vào doanh nghiệp và khi đó có điều lệ hoạt động của doanh nghiệp điều chỉnh về quan hệ góp vốn này.

Mời bạn xem thêm:

  • Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
  • Quan hệ nhân thân là gì?
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ theo quy định?

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Phân biệt sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung đối với các thành viên gia đình là gì?

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung đối với các thành viên gia đình: do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập nên và các căn cứ khác do luật quy định;

Giấy tờ có giá là gì?

Theo Khoản 8, Điều 6, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1, Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định: ‘’ Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Tài sản vô chủ là gì?

Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Người đã phát hiện; người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó; trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Hình Thức Sở Hữu Chung Là Gì