Sở Hữu Chung - Chuyên Trang Tư Vấn Pháp Luật, Tổng đài Hỗ Trợ Pháp ...
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của pháp luật thì sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Có nghĩa là nhiều người cùng là chủ sở hữu và có quyền đối với tài sản đó. Quyền sở hữu chung đối với tài sản được xác lập theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Sở hữu chung có hai loại là sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần.
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Do không thể biết được số tài sản của mình trong số tài sản chung nên mỗi người có quyền ngang nhau đối với tài sản chung đó. Đồng nghĩa với việc số tài sản bằng nhau thì phần quyền, nghĩa vụ của các bên là ngang nhau, không có sự thiệt hơn ở đây. Đối với tài sản chung thì sự chuyển nhượng tài sản cho người khác là điều không thể xảy ra, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc là các chủ sở hữu chung cùng giữ, hoặc giao cho một người trong số họ, hoặc giao cho người thứ ba giữ tài sản chung. Nếu có sự phân chia tài sản thì sẽ chấm dứt việc sở hữu chung. Ví dụ tài sản của hai vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, khi họ ly hôn thì tài sản chung của họ sẽ bị chia ra cho hai vợ chồng.
Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Đó là tải sản được chia thành các phần có thể bằng nhau hoặc khác nhau phụ thuộc vào sự thỏa thuận hoặc vốn góp của các bên trong khối tài sản chung ấy. Tương ứng với số vốn góp vào tài sản chung thì quyền, nghĩa vụ của người đó sẽ được nhiều hay ít. Có thể thấy rõ trong công ty cổ phần, số vốn góp của ai nhiều hơn sẽ có quyền cao hơn hay tỷ lệ biểu quyết sẽ cao hơn, hay khi chịu trách nhiệm, nghĩa vụ thì sẽ tương ứng với số tài sản mà mình góp. Bên cạnh đó đối với sở hữu chung theo phần có thể chuyển giao quyền sở hữu cho cá nhân là đồng chủ sở hữu hoặc người ngoài chưa là chủ sở hữu, việc chuyển giao đó cần thông báo cho các bên còn lại và được các đồng chủ sở hữu đồng ý.
Rate this post16/07/2022
Lịch sử, ý nghĩa, nội dung, hình thức tham gia của người dân trong quản trị nhà nước25/10/2021
Những đặc điểm của ký quỹ theo quy định pháp luật13/10/2021
Tài sản thừa kế được tính như thế nào?18/08/2021
Quy định đối với lỗi chở hàng vượt quá chiều dài, chiều cao15/06/2021
Khái quát về quyền con người, quyền công dân
Liên hệ luật sư
Tổng đài miễn phí: 0922772222
Email: lienheluatsu@gmail.com
Zalo: 0972817699
Từ khóa » Hình Thức Sở Hữu Chung Là Gì
-
Phân Loại Sở Hữu Chung? - Luật Hoàng Anh
-
Sở Hữu Chung Là Gì? Quy định Về Các Loại Sở Hữu Chung?
-
Sở Hữu Chung Là Gì ? Phân Tích đặc điểm Của Sở ... - Luật Minh Khuê
-
Tìm Hiểu Về Các Hình Thức Sở Hữu Chung Theo Quy định Của Bộ Luật ...
-
Sở Hữu Chung Là Gì? Quy định Của Pháp Luật Hiện Nay Về Sở Hữu ...
-
Quy định Pháp Luật Dân Sự Về Sở Hữu Chung
-
Phân Biệt Sở Hữu Riêng Và Sở Hữu Chung Theo Quy định Bộ Luật Dân Sự
-
Sở Hữu Chung Là Gì? Các Hình Thức Sở Hữu Chung? - Luật Sư X
-
Phân Biệt Sở Hữu Chung Hỗn Hợp Với Sở Hữu Chung Theo Phần?
-
Phân Biệt Sở Hữu Chung Hợp Nhất Và Sở Hữu Chung Theo Phần
-
Sở Hữu Chung Là Gì? Các Hình Thức Sở Hữu Chung Mới Nhất Hiện Nay
-
Xác định Phần Sở Hữu Chung Và Riêng Của Căn Hộ Chung Cư
-
Sở Hữu Tập Thể Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
NHÀ ĐỒNG SỞ HỮU THÌ MỘT NGƯỜI CÓ THỂ ỦY QUYỀN KHÔNG?