Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mẫu Giáo Qua Thơ Truyện | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ truyện
  • pdf
  • 42 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN TỔ SƯ PHẠM MẦM NON Bài giảng PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA THƠ TRUYỆN DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ths. Cao Thị Lệ Huyền Tháng 12 năm 2015 0 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................3 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ EM TUỔI MẦM NON........................................................... 5 A. Mục tiêu.................................................................................................................5 B. Nội dung.................................................................................................................5 1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ..............................................................................5 1.1.1. Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ là gì?...........................................................5 1.1.2. Bản chất của ngôn ngữ......................................................................................5 1.1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ.......................................................................6 1.1.4. Các dạng hoạt động ngôn ngữ...........................................................................6 1.2. Khái quát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non..........................7 1.2.1. Sự phát triển về ngữ âm ...................................................................................7 1.2.2. Những bước phát triển từ vựng.........................................................................9 1.2.3. Những bước phát triển về ngữ pháp câu........................................................12 1.3. Thơ - truyện là phương tiên quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ............16 Chương 2: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO QUA THƠ TRUYỆN........................................................................................................19 A.Mục tiêu:...............................................................................................................19 B.Nội dung:...............................................................................................................19 2.1. Dạy trẻ kể chuyện, dạy trẻ kể lại tác phẩm văn học và đọc thơ.........................19 2.1.1. Dạy trẻ kể chuyện...........................................................................................19 2.1.1.1. Dạy trẻ kể chuyện theo đồ chơi...................................................................19 2.1.1.2. Dạy trẻ kể chuyện theo tranh vẽ..................................................................21 2.1.1.3. Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm...........................................................22 2.1.1.4. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo..........................................................................23 1 2.1.2. Dạy trẻ kể lại chuyện và dạy trẻ đọc thơ để phát triển ngôn ngữ nghệ thuật.........................................................................................................................24 2.2. Thực hành dạy trẻ kể chuyện.............................................................................29 2.3. Dạy trẻ đóng kịch theo tác phẩm văn học (TPVH)...........................................29 2.3.1. Chuẩn bị..........................................................................................................29 2.3.2. Tổ chức cho trẻ đóng kịch..............................................................................30 2.4. Dạy trẻ thay đổi cấu trúc của câu bằng cấu trúc đồng nghĩa.............................30 Phụ lục......................................................................................................................33 Tài liệu tham khảo....................................................................................................41 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ em. Ngôn ngữ của trẻ em chỉ phát triển khi được người lớn - những nhà giáo dục hướng dẫn, tập luyện một cách tích cực. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện bằng nhiều con đường với các phương tiện đa dạng, trong đó, thơ - truyện là một phương tiện quan trọng đối với việc phát triển nhân cách nói chung và sự phát triển ngôn ngữ nói riêng cho trẻ mẫu giáo. Thơ truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ thơ. Nó thổi vào đời sống tâm hồn các em những cảm xúc - tình cảm trong sáng, đẹp đẽ về thiên nhiên, xã hội và tình người, nó mở mang trí tuệ, làm giàu vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Bài giảng “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ - truyện” gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non. Chương 2: Phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo qua thơ - truyện. Tài liệu này được sử dụng cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non, hệ cao đẳng. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hệ đào tạo giáo viên mầm non khác và cho những ai quan tâm đến công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. 3 Mục tiêu của học phần Sau khi học học phần này, sinh viên có những phẩm chất và năng lực sau: * Phẩm chất - Ý thức được tầm quan trọng của thơ, truyện đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, từ đó tích cực, sáng tạo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Yêu thích thơ, truyện dành cho trẻ em. - Yêu trẻ và mong muốn được giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng. * Năng lực - Có khả năng hiểu được những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. - Hiểu được các bước phát triển ngôn ngữ của trẻ. - Hiểu và vận dụng được các phương pháp dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Có khả năng lập được kế hoạch, tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo các thể loại nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Có năng lực chuyên biệt: kể chuyện, đóng kịch, chuyển thể tác phẩm sang kịch bản. - Có khả năng xử lí linh hoạt các tình huống trong quá trình dạy trẻ kể chuyện. - Có khả năng làm việc theo nhóm. - Có khả năng đánh giá được giờ dạy của bản thân và của bạn. 4 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ EM TUỔI MẦM NON A. Mục tiêu - Có khả năng hiểu khái niệm ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ. - Có khả năng hiểu được một số nội dung cơ bản của lí thuyết hoạt động ngôn ngữ, chức năng cơ bản của ngôn ngữ, các dạng hoạt động ngôn ngữ. - Khái quát được một số đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ và những bước phát triển ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của trẻ. B. Nội dung 1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ 1.1.1. Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ là gì? - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người. Ngôn ngữ được dùng để chỉ một hệ thống kí hiệu ngữ âm có ý nghĩa chung đối với cả một tập hợp người và có những quy tắc (phát âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp) thống nhất với nhau trong toàn bộ tập hợp người ấy. - Hoạt động ngôn ngữ là quá trình trong đó con người sử dụng một thứ tiếng nói để truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, hoặc để thiết lập nên mối quan hệ giao lưu hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình. 1.1.2. Bản chất của ngôn ngữ  Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội - Ngôn ngữ là một thứ sản phẩm độc quyền của con người. Nó chỉ được hình thành, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con người. - Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.  Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. 5 - Ngôn ngữ là một hiện tượng không thuộc về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. - Ngôn ngữ không có tính giai cấp. 1.1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ - Ngôn ngữ được dùng làm phương tiện chính cho sự tồn tại, truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của toàn nhân loại, cũng như của toàn cộng người. - Ngôn ngữ được dùng làm phương tiện chính để giao lưu và điều chỉnh hành vi của con người. - Ngôn ngữ được dùng làm công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trí tuệ của con người. Nó bao gồm cả việc kế hoạch hóa hoạt động với mục đích đặt ra. 1.1.4. Các dạng hoạt động ngôn ngữ 1.1.4.1. Ngôn ngữ nói a. Ngôn ngữ đối thoại Nhằm trao đổi thông tin trực tiếp với người có mặt, nó bị hạn chế về tốc độ và nhịp độ hoạt động. Do đó ngôn ngữ đối thoại có những tính chất sau: - Tính tình huống. - Có thể dựa vào phương tiện phụ như: giọng nói, cử chỉ, điệu bộ... - Ít có điều kiện, sắp xếp, gọt dũa từng câu, chữ. b. Ngôn ngữ độc thoại - Ngôn ngữ độc thoại chỉ diễn ra trong mỗi chủ thể, nó là một dạng hoạt động ngôn ngữ tích cực có tính chủ định cao. - Thông tin trong lời nói độc thoại chỉ bao gồm những nội dung cơ bản của vấn đề cần trình bày. - Ngôn ngữ độc thoại thường mang tính tổ chức cao. * Ở trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, lời nói độc thoại khá phát triển và chiếm một phần đáng kể trong hoạt động lời nói của chúng. Trẻ thường sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong các vai chơi, các tình huống giả định. 1.1.4.2. Ngôn ngữ viết 6 Là một biến thể của ngôn ngữ độc thoại, nhằm truyền đạt những ý nghĩ, tình cảm... cho những người vắng mặt. Lời nói viết có các tính chất sau: - Tính tổ chức, tính chủ định cao hơn so với các dạng hoạt động ngôn ngữ nói trên. - Tính mạch lạc, các câu, các ý, các phần liên hệ với nhau một cách chặt chẽ, nối tiếp nhau một cách hợp lý, tránh đứt đoạn, tản mạn. - Tính đầy đủ về ngữ pháp cao. 1.1.4.3. Ngôn ngữ thầm Đây là một dạng ngôn ngữ đặc biệt của hoạt động ngôn ngữ nhằm truyền đạt cho bản thân. Nó không được bộc lộ ra bằng lời mà chỉ bằng những ý nghĩ, dự định cho nên cũng có tính chất tình huống, càng rút gọn càng có nhiều điều hiểu ngầm. Ngôn ngữ thông thường chỉ có tính phát họa ra một chương trình đại thể cho một hành động chân tay hoặc trí óc và nó là khâu chuẩn bị cho hoạt động lời nói hay hoạt động viết. 1.2. Khái quát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non 1.2.1. Sự phát triển về ngữ âm 1.2.1.1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ Giai đoạn tiền ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn nhỏ: + Giai đoạn 1: Âm bập bẹ không có nghĩa + Giai đoạn 2: Âm bập bẹ có nghĩa. Có thể tóm lại 3 bước của giai đoạn tiền ngôn ngữ: + Bước 1: Trẻ tiếp nhận lời nói như một kích thích bất kì. + Bước 2: Trẻ nhận biết được ngữ điệu của giọng nói và có phản ứng lại (vui hay buồn). + Bước 3: Dần dần trẻ hiểu được một số từ tên gọi của một số đồ vật, hành động quen thuộc mà người lớn hay nói, hỏi trẻ như: áo đâu?, búp bê đâu?, ăn nào, uống nữa đi... 1.2.1.2. Giai đoạn ngôn ngữ - Trẻ từ 1 - 2 tuổi: Nhu cầu giao tiếp phát triển. Trẻ không chỉ hiểu những câu nói ngắn: “Áo của bé đâu? “Bé chào bác nào”... mà còn muốn biểu hiện những 7 nhu cầu, mong muốn của mình đối với mọi người bằng lời nói. Chủ yếu trẻ sử dụng các câu bập bẹ để biểu hiện tình cảm và kèm theo đó là cử chỉ, nét mặt, điệu bộ rõ nét, trong hoàn cảnh nhất định ta có thể hiểu được bé muốn gì. Cuối 2 tuổi, các từ đơn tiết đơn giản bắt đầu xuất hiện. Đó là những từ chỉ người, đồ vật xung quanh gần gũi với trẻ: mẹ, bà, chị, bác, cá, gà... Phần lớn trẻ bắt chước người lớn phát âm những từ này. - Trẻ từ 2 - 3 tuổi: Số lượng từ tăng nhanh do trẻ bắt chước được người lớn. Ở tuổi này, trẻ dễ dàng tái tạo các từ, câu mà trẻ nghe được ngay cả khi chưa hiểu ý nghĩa là gì. Xét về âm vị xuất hiện trong từ, ta thấy có đặc điểm sau: + Phụ âm đầu: bắt đầu xuất hiện trong các từ của trẻ 2 - 3 tuổi. Các phụ âm môi xuất hiện sớm nhất như: m, b, p. Đó là những âm dễ phát âm như: mẹ, bà, ba, bố, pa... Ngoài các phụ âm kể trên còn một số phụ âm khác xuất hiện nhiều trong các từ của trẻ như: b, d, t, n, c. Các phụ âm ít xuất hiện là: g, ph, p, r, s. Trẻ còn mắc nhiều lỗi khi phát âm các phụ âm đầu: k->t : quả cam ---> toả tam d->t : đóng cửa ---> tóng tửa g->h : con gà ---> ton hà + Âm đệm: Dưới 3 tuổi trẻ khó phát âm được âm đệm vì trẻ chưa điều khiển tròn môi được. Quả cam : cả cam Quả xoài : cả xài... + Âm chính: Các nguyên âm (kể cả nguyên âm đôi) đều đã xuất hiện trong các từ của trẻ 2 - 3 tuổi nhưng trẻ vẫn phát âm sai một số âm: ê-> â : ếch-> âc â-> ư : chân-> chưn o-> ă : xong-> xăng... Các nguyên âm trẻ nói đúng là: a, o, ư 8 + Âm cuối : Các âm cuối đã xuất hiện, nhiều nhất là n; k và p ít xuất hiện hơn cả. + Thanh điệu: Trẻ hay sai hai cặp sau: ~ -->/ Bé uống sứa ? -->. Bé ăn quả vại (quả vải) * Nguyên nhân: hai thanh hỏi và ngã có đường đi gấp khúc phức tạp, trẻ chưa có bộ máy phát âm hoàn thiện nên chưa thể phát âm đúng. Cần chờ đợi không nên ép trẻ. - Từ 4 - 6 tuổi: Đây là giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện khả năng phát âm của trẻ. Tai nghe của trẻ đã tinh tế hơn, phân biệt được rõ ràng các âm vị, kể cả các âm vị phát âm gần giống nhau: s-x, tr-ch, r-d. Vốn từ của trẻ tăng nhanh, các kiểu câu ngày một hoàn thiện. Khả năng giao tiếp mở rộng. Trẻ trở nên tích cực nói năng do đó hoàn thiện bộ máy phát âm và khả năng phát âm. Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bình thường có thể phát âm chính xác tất cả các âm vị, các thanh điệu trong mọi cấu trúc âm tiết. Trẻ cũng sử dụng thành thạo các phương tiện biểu cảm ngữ âm khi giao tiếp. Trẻ có thể kể lại một câu chuyện, đọc thơ diễn cảm... * Các yếu tố tác động đến sự phát triển ngữ âm của trẻ từ 1 - 6 tuổi: + Sự phát triển của trẻ. + Các đối tượng trẻ tiếp xúc. + Sự giao tiếp mở rộng. 1.2.2. Những bước phát triển từ vựng 1.2.2.1. Bước chuyển biến từ thời kì tiền ngôn ngữ sang thời kì ngôn ngữ - Khả năng giao tiếp của trẻ có thay đổi về chất. Bé đã hiểu và hành động theo lời nói khá hơn nhiều, cụ thể: Hiểu một số từ đơn giản (xác lập về âm thanh với đối tượng) + Chỉ vật dụng: quần, áo, mũ, dép... + Đồ dùng gia đình: bàn, ghế, giường, tủ... + Thức ăn: bánh cháo, chuối... 9 Trẻ có thể cảm nhận được ngữ điệu thể hiện sắc thái tình cảm: dịu dàng, âu yếm hay mắng mỏ, giận dữ: “Bé ngoan quá! Cô yêu bé nào” hay “Im mồm ngay! Cút ra kia!”... và có phản ứng tương hợp: vui, buồn, giận hờn. - Khả năng hiểu lời nói và nói (phát âm các từ, câu) thời kì đầu này rất chênh lệch. Bên cạnh việc nghe hiểu lời nói, trẻ sử dụng các âm bập bẹ để giao tiếp. Âm bập bẹ giờ đây không phải là các âm ngẫu nhiên. Nó đã có mục đích. Trong những hoàn cảnh nhất định, nó có mang ý nghĩa nào đó thỏa mãn yêu cầu giao tiếp của trẻ: + Chỉ đồ chơi rơi xuống đất: ơ dây dây... + Chỉ đồ chơi trong tủ: ê ê ê Âm bập bẹ thời kì này có đặc điểm là không cố định, tùy tiện. Điều này gây ra sự khó khăn khi trẻ giao tiếp với những người xung quanh. Ví dụ: Bé Thanh Hương, 14 tháng gọi bạn : ai ai ai - ê ê ê, ay ay - ơi ơi ơi Bé Ngọc Quang, 13 tháng gọi cô: i ơi i ơi - e e ư ư - ê ê ê... Đến 18 tháng tuổi các âm bập bẹ mất dần đi nhường chỗ cho các từ chủ động xuất hiện. Cuối 2 tuổi dường như các âm bập bẹ mất hẳn. Các từ chủ động bắt đầu thực hiện chức năng giao tiếp của nó. Có thể coi 1-2 tuổi là thời kì trẻ hình thành những từ chủ động đầu tiên, phát triển khả năng nghe, hiểu lời nói, tích cực luyện tập bộ máy phát âm sử dụng âm bập bẹ để giao tiếp. Đó là những bước chuẩn bị cơ bản để cuối 2 tuổi trẻ có thể sử dụng chủ yếu các từ chủ động để giao tiếp. - Giai đoạn này cần hết sức chú ý rèn luyện tri giác âm thanh cho trẻ. Giáo viên phải tạo ra môi trường thường xuyên nghe được lời nói của người xung quanh. Cần chú ý: + Lựa chọn những từ, câu đơn giản; nói chậm thể hiện rõ ngữ điệu. + Kết hợp tri giác âm thanh và tri giác đối tượng được nói đến. 1.2.2.2. Những bước phát triển từ vựng xét về lượng - Từ 12 - 18 tháng tuổi: Từ 12 tháng trở đi, bên cạnh các âm bập bẹ bắt đầu xuất hiện các từ chủ động đầu tiên. Ở thời kì này, ngôn ngữ chủ yếu của trẻ vẫn là 10 các bập bẹ, những từ thụ động. Số lượng bình quân ở trẻ 18 tháng tuổi là 11 từ. Cháu ít nhất là 0, cháu nhiều nhất là 25 (đặc biệt là 45 từ) - Từ 19 - 21 tháng: Số lượng từ ở trẻ tăng lên rất nhanh. Trẻ 21 tháng đạt được đến khoảng 220 từ. Khả năng giao tiếp của trẻ tăng lên. - Từ 21- 24 tháng, tốc độ chậm lại. Đến 24 tháng trẻ đạt khoảng 234 từ. - 30 tháng lại tăng vượt: khoảng 434 từ. - 36 tháng: khoảng 486 từ. - Từ 36 - 72 tháng tuổi: + Trẻ cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi số lượng từ tăng khoảng 252 từ, chiếm 107% + Trẻ cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi số lượng từ tăng khoảng 209 từ, chiếm 40,58%. +Trẻ cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi có số lượng từ tăng khoảng 84 từ, chiếm 10,40%. + Cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi vốn từ tăng 94 từ, chiếm 10,01%. Cuối 6 tuổi đạt khoảng 1033 từ. (Số liệu được trích từ giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em của PGS.TS. Đinh Hồng Thái) * Nhận xét: +Trẻ càng lớn vốn từ càng tăng. + Sự tăng không đồng đều ở từng năm tuổi. Trước 3 tuổi tốc độ tăng nhanh. Từ 4 - 6 tuổi tốc độ chậm hơn đáng kể. + Sau 18 tháng tuổi có bước tiến nhảy vọt. Do trẻ không chỉ còn bắt chước mà đã bắt đầu hiểu dần dần các từ ngữ có liên quan đến các sự vật, hành động của trẻ; quan hệ ứng xử của người lớn, sự hoàn thiện một bước bộ máy phát âm và khả năng phát âm của trẻ, tiến bộ về cảm giác - vận động, trí nhớ có ảnh hưởng đến tiến bộ của ngôn ngữ. * Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vốn từ của trẻ: + Điều kiện sống: Bố mẹ có trình độ không? Có quan tâm đến con cái không? Có bà, chị... không? 11 + Sự quan tâm giao tiếp bằng ngôn ngữ của xung quanh. . + Điều kiện kinh tế - xã hội. 1.2.2.3. Những bước phát triển từ vựng xét về chất: Để sử dụng vốn từ vào giao tiếp trẻ phải nắm được đủ các loại từ, đặc biệt là các loại từ quan trọng: danh từ, động từ, tính từ và các loại từ khác như: số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ...(Nếu số từ lớn nhưng không bao hàm tất cả các loại từ thì giao tiếp ngôn ngữ trở nên khó khăn).  Trẻ dưới 3 tuổi: Nhìn chung trước 3 tuổi số vốn từ của trẻ có đặc điểm sau: + Trẻ càng lớn thì số lượng từ loại càng nhiều. + Số lượng từ càng lớn thì số từ loại càng nhiều. + Trẻ càng nhỏ thì số lượng từ loại danh từ, động từ càng nhiều. Cháu càng lớn thì tỉ lệ danh từ, động từ càng giảm đi. Điều này thể hiện rõ mối quan hệ khăng khít của sự phát triển của ngôn ngữ với sự phát triển của tư duy. Khả năng nhận thức của trẻ càng phát triển thì càng đòi hỏi các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ, qua các từ loại cũng tăng lên.  Đối với trẻ từ 4 - 6 tuổi: Số lượng, tỉ lệ các từ loại trong vốn từ của trẻ vẫn phát triển theo qui luật: Trẻ càng lớn thì tỉ lệ danh, động từ giảm đi; tỉ lệ tính từ, đại từ và các loại từ khác tăng lên. - Sự tăng giảm của các loại từ trong vốn từ của trẻ là phù hợp với nhận thức của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì sự nhận biết của trẻ chủ yếu là các tên gọi đồ vật và hành động, những người gần gũi xung quanh trẻ. Do vậy, chủ yếu trẻ có các từ loại danh từ, động từ. Khi nhận thức được phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu, trẻ dần nhận biết các đặc điểm về tính chất, hình dáng, kích thước, màu sắc thì tính từ tăng lên; trẻ nhận thức về địa điểm, thời gian, phương thức, phương hướng các hành động, các mối quan hệ làm cho các loại từ khác như phó từ, quan hệ từ... dần tăng lên. - Sự tăng tỉ lệ từ loại không còn lệ thuộc hoàn toàn vào số lượng từ của từng trẻ. Có trẻ số lượng từ ít hơn nhưng tỉ lệ tính từ, đại từ lại cao hơn một số trẻ có số lượng từ nhiều. Điều này khác biệt so với trẻ dưới 3 tuổi. 12 1.2.3. Những bước phát triển về ngữ pháp câu 1.2.3.1. Khả năng nắm bắt các loại câu xét theo cấu trúc  Trẻ từ 1 - 4 tuổi - Từ 13 tháng trở đi, trẻ bắt đầu dùng những câu đầu tiên trong giao tiếp. Đó là những câu chỉ có một từ. + Câu có cấu trúc đơn giản nhất. Chỉ có một từ nhưng diễn đạt một nội dung thông báo. + Câu một từ gắn liền với ngữ cảnh. Vốn từ của trẻ lúc này là rất nghèo nàn. Trẻ rất cần người đối thoại, gần gũi, hiểu trẻ đáp ứng nhu cầu của trẻ và tạo điều kiện cho lời nói của trẻ phát triển. Ví dụ: Bé... lấy, lấy... Mẹ: Mẹ lấy bánh cho bé nhé! Kinh nghiệm cho thấy sự có mặt của người lớn làm cho lời nói của trẻ tiến bộ rất nhanh. - Khoảng 17 – 18 tháng, cùng với câu một từ là sự xuất hiện của câu cụm từ (sự liên kết của 2 từ trở lên). Ở đây phản ánh một bước phát triển trong tư duy của trẻ. Từ chỗ gọi tên sự vật, trẻ đã bước đầu sử dụng lời nói để diễn tả hành động, đặc điểm hay các mối quan hệ của sự vật. Ví dụ: + Gà đấy. + Mèo đấy. Có thể khái quát câu cụm từ của trẻ thành 2 loại: + Danh từ kết hợp với các trợ từ tình thái: Mèo đấy, gà kia, mẹ kìa. + Các từ liên kết với nhau theo quan hệ đẳng lập: con gà, con vịt, con chim... - Sau câu cụm từ là sự xuất hiện câu đơn hạt nhân với hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ: Bé ăn; áo đẹp. Đây là loại câu xuất hiện nhiều trong giai đoạn trẻ từ 24 - 36 tháng. - Sau 36 tháng ở trẻ xuất hiện câu đơn nhiều thành phần. Điều này phản ánh sự phát triển thêm một bước tư duy của trẻ và khả năng sử dụng lời nói của trẻ cũng phong phú hơn lên. Các thành phần mở rộng thường là: bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ. 13 Ví dụ: Cháu ăn cơm (câu đơn bình thường) Cháu đi chơi ở công viên. (câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ) Mẹ cho con cái hộp. (câu đơn có 2 bổ ngữ) - Ngoài ra, còn xuất hiện câu ghép đẳng lập - liệt kê và nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả Ví dụ : + Câu ghép đẳng lập liệt kê: Em trốn ở đây, anh đóng cửa lại cho em trốn nhé. Mẹ Hà may áo đẹp, bố Đức cười, Hồng Vân ngoan. (Trong một câu có thể có một chủ thể hay nhiều chủ thể khác nhau) + Câu ghép chính phụ: Cháu trèo lên cao cháu mệt. (câu ghép nguyên nhân - kết quả) Trèo lên cao thì mẹ mắng. (câu ghép điều kiện - kết quả) * Nhận xét: Câu ghép của trẻ thường thiếu quan hệ từ: nếu... thì..., tại vì... nên... Điều này chứng tỏ, trẻ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữ các hiện tượng sự vật nhưng chưa thể diễn tả ra bằng lời nói một cách logic chặt chẽ (biến câu có quan hệ chính phụ bằng câu có cấu trúc đẳng lập, liệt kê).  Trẻ từ 4 - 6 tuổi: - Ở giai đoạn này, trẻ tiến bộ với tốc độ nhanh hơn về phương diện ngữ pháp. Câu một từ không còn xuất hiện nữa. Câu cụm từ giảm đáng kể nhường chỗ cho sự phát triển của các kiểu câu đơn mở rộng thành phần, các kiểu câu ghép có quan hệ phức tạp hơn. + Câu đơn có định ngữ trong chủ ngữ. Cái áo này/ rất đẹp. C ĐN V + Chủ ngữ là 1 c – v: Mẹ cười / con vui quá. c C v V + Vị ngữ là 1 c – v : Cháu / là bé ngoan. C c V v + Cả chủ ngữ và vị ngữ đều có 1 c – v. 14 Bố mẹ về / là chúng cháu rất thích. c C v c V v - Các kiểu câu phức được sử dụng nhiều hơn, cấu trúc chặt chẽ hơn do có mặt các quan hệ từ: + Gió lùa nên mát quá + Cô sang muộn vì cô còn ăn cơm + Mình ăn sữa chua thì các bạn nhìn mồm còn mình đang chơi thì các bạn ăn sữa chua (câu ghép phức tạp – cháu Đức Tiến- 72 tháng). * Nhận xét: Ở giai đoạn 4 - 6 tuổi, hầu hết các dạng mẫu câu đã xuất hiện trong lời nói của trẻ. Câu đơn mở rộng nhiều thành phần hơn. Các loại câu ghép có quan hệ phong phú hơn, được trình bày với cấu trúc chặt chẽ hơn. Đến 6 tuổi có thể nói trẻ đã nắm được hầu hết các kiểu câu tiếng Việt. Đây là điều kiện cần thiết để trẻ mở rộng giao tiếp, phát triển nhận thức, phát triển lời nói mạch lạc - một nhiệm vụ quan trọng nhất của việc phát triển ngôn ngữ trẻ em. 1.2.3.2. Khả năng sử dụng các loại câu xét theo mục đích phát ngôn: Câu tường thuật là loại câu được hình thành sớm nhất, có số lượng cao nhất trong lời nói của trẻ. - Mô tả riêng rẽ từng sự vật (câu 1 từ). Ví dụ: Nước; Áo; Búp bê - Nội dung phản ánh trong câu tường thuật được mở rộng dần, trẻ mô tả các sự vật với đặc điểm tính chất của nó. Ví dụ: Quả bóng đỏ; Nước nóng. - Nội dung lời nói phản ánh nhận thức của trẻ ngày một phát triển về sự vật, hiện tượng, về các mối quan hệ trong hiện thực. - Hiểu và đánh giá được tính chất mức độ của hành động, nguyên nhân - kết quả của hành động: “Mẹ túm quần cho con vừa vừa chứ túm chặt rách quần con có đền được không” - Nắm được đặc trưng của sự vật: “Nước hoa chứ có phải xà phòng đâu mà đem đi tắm”. - Hiểu về mối quan hệ gữa các sự vật, hiện tượng: “Trời tối thế này thì mưa chứ nhỉ”. 15 - Phân biệt được sự khác nhau của hành động: “Tớ nhìn thấy tai ấy đỏ và hồng là ấy nói phét còn tai ấy trắng là ấy nói thật” - Trẻ biết ví von so sánh: Trông nó xấu như con ma ấy”. “Em bé xinh như búp bê ấy bố ạ” - Suy đoán tưởng tượng: “Chẳng nhẽ thầy giáo lại hơn hiệu phó”, “Chỉ có bác Báo mới xứng đáng là sếp của bố thôi”… 1.3. Thơ - truyện là phương tiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Văn học là phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Gooki định nghĩa: “văn học là nghệ thuật ngôn từ” chính là đã chỉ rõ ngôn từ là “kho vô tận về âm thanh, bức tranh khái niệm”. Các hình tượng văn học làm phong phú những xúc cảm, tình cảm, đưa đến cho trẻ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác của từ, sự hoàn hảo của câu với cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu mực của lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ sự biểu cảm của ngôn ngữ, sự giàu có của tính hài hước, lối so sánh diễn đạt sinh động và giàu hình tượng. Thơ ca là sự nhịp nhàng cân đối các giai điệu, tiết tấu của ngôn ngữ. Thơ ca góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thi ca của trẻ. Và kết quả của những lần học thơ ở trường, lớp mẫu giáo còn làm cho trẻ cảm thấy hứng thú với ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật, yêu thích ngôn ngữ thơ ca và yêu thích đọc thơ. Từ đó, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành sở hữu của đứa trẻ. Ví dụ, trẻ giải thích: “Biển là dòng sông chỉ có một bờ” hay bộc lộ những cảm xúc thành thơ: Ông mặt trời óng ánh Tỏa nắng hai mẹ con (Ông mặt trời - Ngô Thị Bích Hiền) Mặt trời lạnh xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên, lúng liếng (Khi mùa thu sang - Trần Đăng Khoa) 16 Những câu hát đồng dao không chỉ giúp trẻ cảm nhận nhịp điệu lời nói mà còn giúp trẻ phát âm chuẩn, thỏa mãn nhu cầu được nói có vần, có nhịp của trẻ. Tục ngữ, ca dao được ví như tòa lâu đài ngôn ngữ dân tộc, thứ ngôn ngữ giản dị mộc mạc đầy hình ảnh và giàu chất tượng trưng trong sáng. Mỗi câu tục ngữ, thành ngữ là một đoạn ngữ chính xác, giàu hình tượng giúp cho sự diễn đạt tư tưởng một cách có hình ảnh, làm giàu kho tàng ngôn ngữ của trẻ. Tiếp xúc với ca dao, trẻ học được bao từ mới biểu đạt được khái niệm, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là những từ tượng thanh, tượng hình, những từ láy, lối ví von, so sánh... Từ lâu người ta nhận thấy, các nhà văn, nhà thơ lớn đều chịu ảnh hưởng của ca dao, dân ca. Trần Đăng Khoa - thần đồng thơ ca đã lớn lên từ những câu ca dao của bà, của mẹ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, những cánh cò trong câu ca dao đã đi vào thơ ca của Khoa từ những năm còn ấu thơ: “Khi cơn mưa đen rầm đằng đông Khi cơn mưa đen rầm đằng tây, đằng nam, đằng bắc Em vẫn thấy con cò trắng muốt bay ra đón cơn mưa” (Con cò trắng muốt) Cái hay cái đẹp của ca dao thể hiện ở nhiều yếu tố, nhiều phương diện khác nhau, nhưng tất cả mọi yếu tố phương diện ấy đều có quan hệ với từ ngữ. Từ ngữ trong ca dao giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển lời nói của trẻ. Trẻ em học tiếng mẹ đẻ qua ca dao, mà chủ yếu là học cách sử dụng ngôn ngữ của nhân dân. Đó chính là thứ ngôn ngữ văn chương giản dị, giàu hình ảnh, trong sáng, đầy chất thơ, rất phù hợp với trí tưởng tượng, tư duy của trẻ. Văn học có vai trò to lớn trong sư phát triển ngôn ngữ của trẻ. Không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng mà quan trọng hơn cả là phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện vạn năng đặc sắc trọn vẹn và có hiệu quả giao tiếp có văn hóa. Về phương diện này tác phẩm thuộc loại truyện kể vốn là một văn bản nghệ thuật, văn bản thẩm mỹ chứa đựng những nội dung tư tưởng, chủ đề nhất định được diễn đạt ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm. Nó có vai trò to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật, ở trẻ nảy 17 sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay, ý đẹp, hứng thú sáng tạo bài thơ, câu chuyện theo tưởng tượng chủ quan của mình, hình thành ở trẻ phong cách sống. Có thể nói, qua tác phẩm văn học, trẻ học được tiếng mẹ đẻ, thấy được sự phong phú của tiếng Việt. Ảnh hưởng của thơ truyện đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được diễn ra theo cơ chế “đồng nhất hóa - bắt chước”. Trẻ bắt chước các nhân vật trong truyện cổ tích, bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật “tí hon” trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi, thuộc những bài thơ của lứa tuổi mầm non. Chính sự đồng nhất hóa mình với các nhân vật yêu thích trong truyện cổ tích, truyện viết cho thiếu nhi, đọc, thuộc thơ... là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thơ - truyện là phương tiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Song để phát huy được vai trò của thơ truyện trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, người lớn - những nhà giáo dục cần phải có phương pháp giúp trẻ làm quen - cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong những vần thơ, những tình tiết câu chuyện của những tác phẩm thơ, truyện viết cho các em. * Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày bản chất, chức năng của ngôn ngữ 2. Khái quát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở các độ tuổi. 3. Phân tích vai trò của tác phẩm văn học đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. 18 Chương 2 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO QUA THƠ TRUYỆN A. Mục tiêu - Có khả năng hiểu và vận dụng được phương pháp dạy trẻ kể chuyện theo đồ chơi, theo tranh vẽ, theo đối tượng sáng tạo, đóng kịch theo tác phẩm văn học và dạy trẻ thay đổi cấu trúc của câu bằng cấu trúc đồng nghĩa. - Có năng lực lập kế hoạch và tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo các hình thức, dạy trẻ đóng kịch. - Có khả năng kể chuyện theo các hình thức cho trẻ nghe và dạy trẻ kể nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Xử lí linh hoạt các tình huống trong quá trình dạy trẻ kể chuyện. - Đánh giá được giờ dạy của bản thân và của bạn học. - Có khả năng làm việc theo nhóm. B. Nội dung 2.1. Dạy trẻ kể chuyện, dạy trẻ kể lại tác phẩm văn học và đọc thơ 2.1.1. Dạy trẻ kể chuyện 2.1.1.1 Kể chuyện theo đồ chơi Đồ chơi có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ mầm non. Việc cho trẻ chơi, quan sát và miêu tả lại đồ chơi sẽ góp phần giúp trẻ củng cố lại đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó việc suy nghĩ, hình dung những tình tiết, những mối quan hệ giữa các đồ chơi (đối với hình thức kể chuyện với hai đồ chơi) còn giúp trẻ phát triển tư duy. a. Kể chuyện với 1 đồ chơi - Với hình thức này, nội dung của truyện được quy định bởi những đồ chơi mà trẻ thích và lựa chọn. Trẻ được sờ nắm, được hành động với nó và kể về nó (có thể vừa kể vừa chỉ vào đồ chơi cho các bạn xem). 19 Tải về bản full

Từ khóa » Ví Dụ Về Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ