Phát Triển Ngôn Ngữ ở Trẻ Em: Những điều Cha Mẹ Cần Biết - Phần 1

Phát triển ngôn ngữ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em. Nó hỗ trợ khả năng giao tiếp cũng như các kỹ năng của trẻ để:

  • Cảm nhân và bày tỏ cảm xúc
  • Suy nghĩ và học hỏi
  • Giải quyết vấn đề
  • Phát triển và duy trì các mối quan hệ

Trẻ học cách hiểu, sử dụng và cảm nhận ngôn ngữ là bước đầu tiên trong quá trình đọc viết, và là cơ sở để học đọc và viết sau này.

Trong những năm đầu tiên, phát triển kỹ năng ngôn ngữ để giúp trẻ khi đến trường. Và trẻ tiếp tục phát triển các kỹ năng ngôn ngữ trong suốt thời thơ ấu và thanh thiếu niên.

Cách tốt nhất để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là trò chuyện với nhau về những điều mà trẻ quan tâm. Tất cả làm theo sự dẫn dắt của trẻ, khi chúng cho cha mẹ thấy, trẻ quan tâm đến điều gì đó như bằng cách vẫy tay, bập bẹ hoặc sử dụng từ ngữ.

Ngay từ khi trẻ sinh ra, cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ và xem trẻ như một người bạn để cùng trò chuyện. Điều quan trọng là sử dụng nhiều từ ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau . Ví dụ, cha mẹ có thể nói chuyện với trẻ về một quả bóng màu cam và việc cắt một quả cam để ăn trưa. Điều này giúp trẻ học được cách phát âm và nghĩa của từ. Khi cha mẹ nói xong, hãy tạm dừng và cho trẻ lần lượt trả lời.

Khi trẻ bắt đầu ê a, vẫy tay và chỉ tay, cha mẹ hãy đáp lại những nỗ lực giao tiếp của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ kêu ba ba, cha mẹ có thể thủ thỉ lại với trẻ. Hoặc nếu trẻ chỉ vào một món đồ chơi, hãy trả lời như thể trẻ đang nói, “Con có thể lấy cái đó không?” Ví dụ, cha mẹ có thể nói “Con có muốn hình khối này không?”

Khi trẻ bắt đầu sử dụng các từ, cha mẹ có thể lặp lại và xây dựng dựa trên những gì trẻ nói . Ví dụ, nếu trẻ nói “Quả táo”, Cha mẹ có thể nói “Con muốn một quả táo đỏ?”

Và khi trẻ bắt đầu đặt câu cũng vậy. Cha mẹ có thể phản hồi và khuyến khích trẻ mở rộng câu. Ví dụ, trẻ có thể nói “Con đi siêu thị”. Cha mẹ có thể trả lời “Và con đã làm gì ở siêu thị?”

Khi cha mẹ chú ý và phản hồi lại với trẻ theo những cách này, điều đó sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục giao tiếp và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Đọc sách cùng trẻ; Đọc và chia sẻ nhiều chủ đề, cho phép trẻ nghe những từ được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Liên kết những kiến thức trong sách với những điều đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ là một cách tốt để giúp trẻ giao tiếp . Ví dụ, cha mẹ có thể nói, “Hôm nay chúng ta đã đến sân chơi, giống như cậu bé trong cuốn sách này. Con thích làm gì ở sân chơi?” Cha mẹ cũng có thể khuyến khích trò chuyện bằng cách trò chuyện về những bức tranh thú vị trong sách mà cha mẹ đọc với trẻ.

Khi đọc to cùng trẻ, cha mẹ có thể chỉ vào các từ khi giao tiếp. Điều này cho trẻ thấy mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết, đồng thời giúp trẻ hiểu rằng các từ là những phần riêng biệt của ngôn ngữ. Đây là những khái niệm quan trọng để phát triển khả năng đọc viết.

Thư viện địa phương hoặc thư viện gia đình là một nguồn sách tuyệt vời. Nếu trong gia đình cha mẹ sử dụng hai ngôn ngữ, cha mẹ có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mình bằng cả hai thứ tiếng – ví dụ: tiếng Việt và tiếng Anh. Trẻ em song ngữ thường có kỹ năng ngôn ngữ tương tự như các bạn cùng lứa tuổi vào thời điểm chúng học tiểu học.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.verywellfamily.com/how-do-children-learn-language-1449116
  2. https://raisingchildren.net.au/babies/development/language-development/language-development-0-8

Từ khóa » Ví Dụ Về Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ