Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Từ 0 đến 3 Tuổi: Các Dấu Mốc Cần Nhớ Và ...
Có thể bạn quan tâm
Blog Giáo dục xanh Trường Genesis
Ba năm đầu tiên trong đời được xem là giai đoạn quan trọng để phát triển ngôn ngữ. Lúc này, các bé đã sẵn sàng để hấp thu và học hỏi từ những mô hình ngôn ngữ mà bé được nghe từ môi trường xung quanh. Đây là giai đoạn mà khả năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn duy nhất mà con người có thể học được nhiều ngôn ngữ cùng lúc trong một thời gian ngắn. Trong ba năm này, trẻ sẽ phát triển từ một em bé chỉ biết khóc thành cô/cậu bé có khả năng tranh luận với bố mẹ.
Phát triển ngôn ngữ của trẻ trong 3 năm đầu tiên có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiền ngôn ngữ: 0 – 11 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ thường xuyên giao tiếp nhưng không phải bằng ngôn từ. Khả năng giao tiếp phát triển tuần tự; và các kỹ năng nâng cao sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng của các kỹ năng ban đầu, khả năng vận động cũng phát triển như vậy. Các bước phát triển tiền ngôn ngữ cần được “đặt đúng thời điểm”: trước khi trẻ nói được những từ đầu tiên.
Các cột mốc trong năm đầu bao gồm:
Tuổi | Cột mốc phát triển ngôn ngữ |
Từ khi sinh ra | Giao tiếp bằng mắt – có xu hướng nhận ra các khuôn mặt quen thuộcCách khóc khác nhau tương ứng với các nhu cầu khác nhauNhận ra và yêu thích tiếng/giọng của mẹ |
4 – 6 tuần tuổi | Nụ cười đầu tiên |
7 – 9 tuần tuổi | Lần đầu phát ra âm thanh giống với âm của các nguyên âm (u, e, o, a, i) |
3 – 6 tháng tuổi | Phản ứng bằng âm thanh khi người chăm sóc cười hoặc nói chuyện với trẻTạo ra các âm thanh từ cuống họng giống âm của phụ âm (h, k, g) |
6 – 9 tháng tuổi | Nhận ra vị trí phát ra tiếng độngBập bẹ để thu hút sự chú ý, sử dụng nhiều phụ âm hơn (f, v, s, z, m, n) |
9 – 11 tháng tuổi | Bắt chước tiếng “tặc” lưỡi và các nụ hônBập bẹ hai âm tiếng liền nhau (da-da, mi-mi)Hiểu và làm theo một số yêu cầu đơn giản |
Giai đoạn 2: Từ bập bẹ đến nói được các từ: 12 – 21 tháng tuổi
Trước hoặc sau mốc một năm tuổi một chút, “khoảnh khắc kì diệu” sẽ đến khi em bé của bạn nói được từ đầu tiên trong đời. Các bước phát triển tiền ngôn ngữ đã xây cho trẻ một nền tảng vững chắc, và đã đến lúc để sử dụng các từ có nghĩa. Trong 9 tháng tiếp theo, bạn có thể theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các mốc sau:
Tuổi | Cột mốc phát triển ngôn ngữ |
12 – 15 tháng tuổi | Sử dụng 1 hoặc 2 từ thông dụng và có nghĩaHiểu các từ quan trọng trong các trường hợp thân quen |
15 – 18 tháng tuổi | Bập bé nói các câu ngắn nhưng còn ngọng ngịuChỉ vào người, con vật hoặc những món đồ chơi quen thuộc khi được yêu cầu |
15 – 18 tháng tuổi | Sử dụng 6 – 20 từ vựng quen thuộcTự chỉ vào mắt, mũi, miệng và tóc của mình |
Giai đoạn 3: Từ từ vựng thành câu: 24 – 36 tháng
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu nối các từ lại thành câu và ý nghĩa của các câu nói ngày càng tăng. Đến cuối giai đoạn này, trẻ có thể kể các câu chuyện ngắn hoặc kể vắn tắt những trải nghiệm của con. Các cột mốc trong giai đoạn này bao gồm:
Tuổi | Cột mốc |
21 – 24 tháng tuổi | Hiểu các giải thích/định nghĩa đơn giản, ví dụ “Trước tiên con hãy ăn hết đồ ăn của mình, sau đó con có thể uống nước trái cây.”Bắt đầu nói được các câu có 2 từ, ví dụ “Bố, bye-bye” |
24 – 27 tháng tuổi | Làm theo một loạt các chỉ dẫnBắt đầu nói các câu 3 từ, ví dụ “Mẹ, đọc sách?” |
27 – 30 tháng tuổi | Thích thú khi được nghe những câu chuyện về những người và trải nghiệm thân quenNói tên (người, vật) khi được yêu cầu |
30 – 33 tháng tuổi | Có thể kể một số cách sử dụng của sự vậtThích được đọc những quyển sách ảnh |
33 – 36 tháng tuổi | Chỉ 6 phần của cơ thêCó thể dùng khoảng 200 từ (hoặc hơn), nhưng phát âm có thể còn chưa chính xác và chỉ sử dụng các mẫu câu cơ bản |
Hãy nhớ rằng, thời gian ở trên chỉ mang tính tương đối. Một số trẻ có bản năng là người nói tốt và có khả năng biết nói sớm hơn và tốt hơn các bạn khác. Bạn có thể nhìn vào các mốc thời gian ở trên thấy con của bạn là một đứa trẻ bình thường nếu con đạt được các cột mốc sớm hoặc muộn hơn từ 3 – 6 tháng. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng, khả năng nghe của con đã được kiểm tra trước 2 tuổi, kể cả khi con bạn không chậm nói.
Vậy, bố mẹ cần làm gì để hỗ trợ con trong việc phát triển ngôn ngữ?
Bố mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của con. Dưới đây là 12 cách để bố mẹ có thể giúp các bé từ 0 – 3 tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ.
Trước tiên, bố mẹ cần hiểu rằng, khi bố mẹ nói chuyện với con, bố mẹ đang hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ hãy nghĩ trên cương vị là một em bé: Nếu con có thể nói, con sẽ hỏi gì bố mẹ nhỉ?
1. Khi con chỉ vào một thứ gì đó, hãy nói con biết đó là gì nhé!
Khi gọi tên đồ vật thì bố mẹ hãy đồng thời nhìn và chỉ vào đồ vật đấy.
2. Sử dụng các hành động/tạo hình để miêu tả từ bố mẹ đang nói để con cũng có thể nói được từ đó nhé!
Nếu bố mẹ muốn nói đến giờ ăn rồi, hãy chạm vào môi mình. Con sẽ bắt chước hành động đấy để ra dấu với bố mẹ khi con đó.
3.Bố mẹ hãy nói cho con biết là bố mẹ đang làm gì.
Nói với con về việc chúng ta sẽ làm gì tiếp theo để con có thể biết là mình có thể mong đợi điều gì. Ví dụ như: Bây giờ chúng ta sẽ đi tắm nhé! Con có thấy nước ấm ở quanh bụng con không? Sau đây, chúng ta sẽ lau khô người
4.Nói cho con biết con đang làm gì.
Dùng từ ngữ để biểu đạt các hành động của con và giúp con học nói những từ vựng đó.
5.Hãy lần lượt dành thời gian để nói chuyện “phiếm” với con!
Lắng nghe những gì con nói – sau đó hãy bắt chước lại những âm thanh mà con bập bẹ tạo ra. Nếu con lớn hơn, bố mẹ có thể trả lời các câu hỏi của con và hỏi lại con những câu khác. Con thích những câu hỏi mở, không có câu trả lời đúng hoặc sai.
6.Hãy dùng những câu dài hơn và tốt hơn
Nếu con nói “hai con mèo”, bố mẹ có thể nói “Con có hai con mèo ở trên áo!”. Con học được rất nhiều từ bố mẹ.
7.Hát cùng con
Con dễ dàng học được từ vựng trong các bài hát. Con có thể học được các giai điệu, bài hát chữ cái ABC, màu sắc của quần áo và cả tên của các bạn của con.
8.Nói chuyện với con về “thư viện”
Đọc sách cho con nghe, để con quyết định các bố mẹ đọc và thời điểm chúng ta hoàn thành việc đọc. Để con “tự đọc” sách, “xử lý” sách và quyết định những thứ con muốn khám phá. Hãy đến những cửa hàng đồ cũ, mua cho con một vài cuốn sách tương tác (bố mẹ nhớ lau sách bằng khăn ẩm trước nhé!). Ở nhà, bố mẹ hãy dán những miếng xốp nhỏ ở các trang sách để con có thể dễ dàng lật sách hơn.
9.Hãy tạo ra những cuốn sách về chính con
Khi con nhìn thấy chính mình trong một cuốn sách/truyện, con sẽ hiểu rằng sách kể mọi điều trong cuộc sống của chúng ta.
10.Chỉ cho con các từ xuất hiện trên các đồ vật trước mắt chúng ta.
Bố mẹ chỉ cho con các từ trên trang sách và các thùng chứa, con sẽ bắt đầu hiểu cách các từ được nói và được in liên kết với nhau.
11.Hãy vui vẻ và hào hứng khi con học
Con thích hỏi bố mẹ xem chữ cái được tạo ra từ khuôn bánh hình chữ cái là chữ gì. Bố mẹ có thể trả lời “Con đã tạo ra chữ L đó” hoặc hỏi “Bố mẹ tự hỏi là con đã tạo ra chữ cái nào vậy?”. Sẽ thật không vui nếu bị hỏi “Đó là cái gì đấy?”.
12.Hãy cho con thời gian học và khám phá
Đừng vội vã trong việc học tên màu sắc, chữ cái và các đồ vật. Dần dần rồi con sẽ học hết các từ vựng đó.
Tổng hợp và biên tập từ:
- https://www.everydayfamily.com/language-development-milestones-from-0-3-years/
- https://www.naeyc.org/our-work/families/support-language-development-infants-and-toddlers
Từ khóa » Ví Dụ Về Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ
-
Các Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Lỹ Luận Và Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Em - Tài Liệu Text
-
VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Theo Từng Độ Tuổi - Từ 0 Đến 6 Tuổi
-
Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Mạch Lạc Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Thông Qua Thể
-
10 Trò Chơi Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất
-
7 Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non - OhStem
-
Chuyên đề: Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non
-
Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mẫu Giáo Qua Thơ Truyện | Xemtailieu
-
Giúp Trẻ Phát Triển Ngôn Ngữ ở Giai đoạn 1-3 Tuổi: 10 Việc Bố Mẹ Nên ...
-
Phát Triển Ngôn Ngữ ở Trẻ Em: Những điều Cha Mẹ Cần Biết - Phần 1
-
Giúp Bé Phát Triển Ngôn Ngữ Những Năm đầu đời
-
Trẻ Nên Tham Gia Những Hoạt động Gì để Phát Triển Ngôn Ngữ?