Trà đạo Nhật Bản - LinkedIn

Agree & Join LinkedIn

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Sign in to view more content

Create your free account or sign in to continue your search

Sign in

Welcome back

Email or phone Password Show Forgot password? Sign in

or

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

New to LinkedIn? Join now

or

New to LinkedIn? Join now

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Skip to main content
Trà đạo Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng với Văn hóa Trà Đạo, thật ra không có gì quá đặc biệt ở công thức hay cách pha, sự tinh tế nằm ở những nghi thức trong Trà Đạo. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu nha!!

Văn hóa Nhật Bản

>>> Từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành Xây Dựng (mở rộng) - P2

>>> Giao tiếp tiếng Nhật chủ đề ăn uống

Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản

Xứ sở mặt trời mọc với nền văn hóa lâu đời đã mang đến thế giới một nét nghệ thuật truyền thống đặc sắc – nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Từ khoảng cuối thế kỉ 12, nghệ thuật trà đạo bắt đầu thật sự phát triển và gắn bó với đời sống của người Nhật cũng như văn hóa Nhật Bản.

Theo truyền thuyết, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”, nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.

Trà đạo không chỉ là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch.

1. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch

Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.

Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.

Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt.

Việc thưởng thức trà đạo được ví như con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà đạo vừa ngon vừa không ngon”. “Con đường” ấy cần phải đảm bảo các yêu cầu về những yếu tố sau: nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi uống trà.

Nước pha trà là quy chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong trà đạo Nhật Bản. Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà đối với tất cả các loại trà Nhật Bản, trà xanh, hay trà bột dùng trong lễ dâng trà. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C.

2. Dụng cụ pha trà

Giai đoạn pha trà cần phải làm ấm dụng cụ: ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng.

Ngay việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy tiện mà phụ thuộc vào từng loại trà khác nhau. Với loại trà ngon cỡ trung bình, người ta thường tính cho một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh nhưng nếu dưới 3 người khách thì lượng trà sẽ được cho nhiều hơn một chút để tránh quá nhạt.

Đối với loại trà xanh cỡ trung bình, công đoạn “pha trà” được chia thành 3 lần:

Lần thứ nhất: Trà được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C rồi ngâm trà khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi rót vào bình pha trà. Nước pha trà lần đầu luôn được coi là đậm đà nhất, mùi vị trà thấm vào vị giác nhiều nhất.

Lần thứ hai: Trà được pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng 30-40 giây. Nước được rót vào ấm pha trà rồi lắc nhẹ ấm và rót ra tách cho khách. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn. Đối với những người pha trà quen thuộc, họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nước thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà… Nước trà thứ hai tuy đã mất đi chút ít vị trà nhưng vẫn dậy hương trà thơm ngon tạo nên nét độc đáo của trà xanh Nhật Bản.

Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Sau khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, từ bình thủy rót vào ấm pha trà, nước chỉ còn ở nhiệt độ khoảng 90 độ C nên có thể được rót trực tiếp từ bình thủy vào ấm trà.

Đối với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng đối với những loại trà xanh hạ phẩm, việc pha trà hơi khác một chút: lần thứ nhất, nhiệt độ của nước phải ở khoảng 70- 80 độ C và ngâm trà trong 2 phút; lần thứ hai, nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, ngâm trà khoảng 1-2 phút; không có lần thứ 3 vì trà đã không còn mùi vị nữa.

Khi pha trà còn cần phải chú ý đến lượng nước pha trà sao cho vừa đủ để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ và làm mất màu xanh của trà.

Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp. Bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách cũng như không đều về lượng trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.

Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà để làm gia tăng hương vị của trà. Loại bánh được sử dụng để ăn kèm với trà đạo Nhật Bản nhiều nhất là wagashi, vị ngọt thanh của wagashi hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh tạo nên một vị khó tả, nhẹ nhàng lâng lâng khó có thể kiếm được ở bất kỳ món ẩm thực nào. Một lưu ý nữa là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống, có thể mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản.

Cầu kỳ mà độc đáo, từ lâu nghệ thuật trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Con người hòa mình vào không gian dìu dịu hương thơm của trà khiến cho tâm hồn trở nên thư thái, khác hẳn với cuộc sống xung quanh vốn ồn ào, tấp nập, đầy bon chen.

Sau khi đọc những điều thú vị trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản bạn cảm thấy thế nào? Quả thực, nghệ thuật trà đạo là sự kết tinh của cả một nền văn hóa truyền thống đặc sắc khiến chúng ta phải thán phục vì sự nhẹ nhàng mà sâu sắc của con người cũng như đất nước Nhật Bản.

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá 1 nét văn hóa độc đáo khác nè!! >>> Lễ hội Đốt Núi tại Nhật Bản

Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment
  • Copy
  • LinkedIn
  • Facebook
  • Twitter
Share 4 Comments Xuân Hương Xuân Hương 5y
  • Report this comment

bài viết hay 

Like Reply 1 Reaction Quoc Dien Quoc Dien

Proship.vn, Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, vận tải, chuyển phát nhanh,... UY TÍN nhất hiện nay

5y
  • Report this comment

tương tác nhé

Like Reply 1 Reaction Tran Quang Thong Tran Quang Thong

SEO at Social Việt Thống - Marketing Online and Ads

5y
  • Report this comment

quora là gì

Like Reply 1 Reaction See more comments

To view or add a comment, sign in

More articles by Tiếng Nhật Kosei

  • LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG NHẬT LUYỆN THI JLPT N3 TỪ CON SỐ 0 TRONG 6 THÁNG NHƯ THẾ NÀO Jan 7, 2020

    LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG NHẬT LUYỆN THI JLPT N3 TỪ CON SỐ 0 TRONG 6 THÁNG NHƯ THẾ NÀO

    Khóa học tiếng Nhật N3 6 tháng - Cam kết đỗ JLPT I. Thông tin khóa lộ trình học tiếng nhật N3 #Trình độ trung cấp Tiếng…

    1 Comment
  • Thật bất ngờ cách học tiếng Nhật N4 nhanh gọn lẹ Jan 6, 2020

    Thật bất ngờ cách học tiếng Nhật N4 nhanh gọn lẹ

    Kosei cung cấp khóa học tiếng Nhật N4 giá rẻ tại Hà Nội giúp học viên luyện nghe, từ vựng, ngữ pháp, câu hỏi kaiwa…

    2 Comments
  • Khóa học tiếng Nhật N5 - Dành cho người mới bắt đầu - Lộ trình học nhanh nhất Jan 4, 2020

    Khóa học tiếng Nhật N5 - Dành cho người mới bắt đầu - Lộ trình học nhanh nhất

    Kosei mang đến khóa học tiếng Nhật N5 dành cho người mới bắt đầu giúp các bạn luyện bài nghe, từ vựng, ngữ pháp, kaiwa,…

    1 Comment
  • BIẾT HẾT các Thành ngữ tiếng Nhật thông dụng về 逃げる」trong vài phút Nov 25, 2019

    BIẾT HẾT các Thành ngữ tiếng Nhật thông dụng về 逃げる」trong vài phút

    「逃げる」- bỏ chạy, nghe chẳng ngầu chút nào nhỉ? Nhưng trong tiếng Nhật lại có nhiều câu thành ngữ "cổ vũ" hành động này…

    2 Comments
  • Chi tiết các cụm từ và mẫu câu giao tiếp N2 nên nhớ Nov 15, 2019

    Chi tiết các cụm từ và mẫu câu giao tiếp N2 nên nhớ

    Các cụm từ vựng và mẫu câu giao tiếp N2 nên nhớ quan trọng có thể giúp bạn định hình về ý nghĩa của câu được tổng hợp…

    9 Comments
  • Hậu tố tiếng Nhật không được viết bằng Hán tự Nov 5, 2019

    Hậu tố tiếng Nhật không được viết bằng Hán tự

    Học từ vựng tiếng Nhật N2 >>> Đề thi chính thức JLPT N2 tháng 12/2018 >>> 40 đề thi thử JLPT N2 Bài 33 Hậu tố là không…

    5 Comments
  • Học tốt Ngữ pháp tiếng Nhật N5 Bài 3: Đại từ chỉ phương hướng Oct 22, 2019

    Học tốt Ngữ pháp tiếng Nhật N5 Bài 3: Đại từ chỉ phương hướng

    Trong bài ngữ pháp tiếng nhật N5 bài 3 - Giáo trình Minna no Nihongo chúng ta học cách sử dụng những đại từ chỉ phương…

    14 Comments
  • Ngữ pháp tiếng Nhật N4: Bài 26 - Cách hình thành và sử dụng thể "んです” Oct 16, 2019

    Ngữ pháp tiếng Nhật N4: Bài 26 - Cách hình thành và sử dụng thể "んです”

    1. Vる / Vない / Vた+んです。 Aい +んです。 Na / N +んです。 Ý nghĩa: nhấn mạnh ý muốn nói, muốn hỏi; dùng trong văn nói nhiều.

    10 Comments
  • Tổng hợp 15+ Kanji N2: Các Kanji trên bản đồ dễ gặp Oct 12, 2019

    Tổng hợp 15+ Kanji N2: Các Kanji trên bản đồ dễ gặp

    Ga tàu điện ngầm, công viên giải trí hay trung tâm thương mại, nhiều địa điểm ở Nhật Bản thường cung cấp một tấm bản đồ…

    10 Comments
  • Phân biệt các từ 寒い・冷たい dễ hiểu, dễ nhớ, không quên Oct 10, 2019

    Phân biệt các từ 寒い・冷たい dễ hiểu, dễ nhớ, không quên

    「寒い」 và 「冷たい」 trong tiếng Việt đều có nghĩa là "lạnh" đúng không nhỉ? Thế còn cách dùng trong tiếng Nhật có đúng là…

    3 Comments
Show more See all articles

Explore topics

  • Sales
  • Marketing
  • IT Services
  • Business Administration
  • HR Management
  • Engineering
  • Soft Skills
  • See All

Từ khóa » Tách Trà Tiếng Nhật