茶道(さどう、ちゃどう)- TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

茶道(さどう、ちゃどう)- TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN Đăng trong: 10/11/2010 | Tác giả: tranhchuakoaiua | Filed under: Góc Nhật Bản | Tags: văn hóa nhật |16 bình luận

(Có sử dụng thêm thông tin từ wikipelia)

Trà đạo với tư cách là một di sản văn hóa truyền thống của Nhật Bản, đã có lịch sử trên 4000 năm. Nó không những là một cách thức uống trà, chế tác trà hết sức độc đáo và được lưu truyền rộng rãi, mà còn là yếu tố văn hóa trong sinh hoạt và là một phương pháp để giao tiếp xã hôi. Các thiếu nữ Nhật trước khi kết hôn hầu hết đều được học trà đạo để làm tăng thêm chất ưu nhã, thanh lịch và làm tinh thần thư giãn.

Trà đạo Nhật Bản ra đời vào khoảng thế kỷ XV. Một trong những người được coi là sáng lập ra trà đạo là Thiên Lợi Hưu Seno Rikyu (1522- 1591). Ông từ nhỏ đã để công vào nghiên cứu trà đạo (cách thức uống trà và thưởng đạo). Bốn quy định và bảy quy tắc của trà đạo là do chính ông đặt ra. Truyền thống trà đạo của ông được con cháu ông và người đời sau lưu truyền. Trà đạo chia thành nhiều trường phái trong đó có ba phái chính: • Biểu thiên gia • Lý thiên gia • Vũ giá biểu lộ thiên gia

Trong phái ba phái đó, phái Lý thiên gia có ảnh hưởng lớn nhất. Một cuộc uống trà thông thường được cử hành tại một căn phòng trà đơn giản và tao nhã gọi là “Trà thất”. Chỗ vào phòng trà là một cửa thấp được che bằng rèm tre. Những vị khách đi vào phòng trà phải cúi gập người leo lên và bò vào phòng trà để biểu thị khiêm tốn (samurai phải bỏ kiếm bên ngoài) còn người chủ trì quỳ trong phòng nghênh tiếp và biểu thị tôn kính đối với khách. Trà thất ẩn sau một khu vườn gọi là “Trà viên”. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình. Nó như một bức tranh thủy mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emshiu đã tả: Một chòm cây mùa hạ, một nét biển xa, một vừng trăng chiếu mờ nhạt. Trên con đường dẫn đến trà thất, có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta “rửa tay” trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất: Tôi nhìn ra, không có hoa, cũng không có lá. Trên bờ biển, một chòi tranh đứng trơ trọi, trong ánh nắng nhạt chiều thu. Ngôi nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Điều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Phòng trà được trang trí bằng vài bức tranh nghệ thuật (thư họa) và một vài bình hoa trang nhã “chabana” trong một góc được xây thụt vào trong gọi là Tokonoma. Ở chính giữa phòng trà có một lò than chế bằng đồ đất nung (焜炉) dùng để đung sôi nước và một ấm để pha trà (お釜) , phía trước lò than đặt một bát trà (茶碗) và dụng cụ pha trà. Bộ đồ trà cần phải thích ứng theo mùa trong năm. Mùa xuân: chén có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào. Mùa hạ: là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng. Mùa thu: chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi. Mùa đông: là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh. Ngoài ra còn các dụng cụ khác như: Hũ đựng nước (水差し): dùng để đựng nước lạnh khi pha trà, Kensui (建水): chậu đựng nước rửa chén khi pha trà, được làm bằng men và to hơn chén trà một chút. Hũ, lọ đựng trà (なつめ): hủ,lọ dùng để đựng trà bột, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẫm mĩ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, tre, trúc,… Khăn fukusa (ふくさ): khăn lau hủ,lọ trà và muỗng trà khi pha trà. Khăn chakin (茶巾): khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng. Khăn kobukusa ((こぶくさ): khăn dùng để kê chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, sau đó đặt chén trà lên để giảm bớt độ nóng từ chén trà xuống tay, sau đó mang chén trà cho khách. Muỗng múc trà (茶杓): chiếc muỗng bằng tre, dài, một đầu uốn cong để múc trà. Gáo múc nước: chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước, hủ đựng nước ra chén trà. Cây đánh trà (茶筅): dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước nhỏ khoảng 1mm. Bình trà: để pha trà lá. Tách trà nhỏ: để thưởng thức loại trà lá. Bánh ngọt: dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà đặc sắc của trà. Bộ đồ trà quý là những bộ đồ trà trải qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau. Khi uống trà phải dùng hai tay đón lấy bát trà, xuay nó 2,5 vòng ngược chiều kim đồng hồ, khi uống trà nhất định phải uống ba ngụm cạn hết. Ngụm cuối phải phát ra tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị tán dương khen ngợi. Trà đạo do bốn yếu tố hợp thành: • Chủ, khách. • Phòng trà. • Dụng cụ uống trà. • Trà. Toàn bộ cuộc uôngs trà diễn ra trong vòng 3- 4 giờ đồng hồ chia làm 4 giai đoạn: • Bước 1: hoài thạch – sau khi khách đã an vị, chủ nhà mời khách dùng một ít đồ điểm tâm. • Bước 2: trung tập – sau khi khách dùng điểm tâm xong sẽ xuống trà đình ngồi nghỉ ở đó. • Bước 3: ngự tòa nhập – khách được dâng trà đặc. • Bước 4: khách được dùng trà loãng

Ngày nay nhiều cuộc trà người ta đã đơn giản hóa tới mức chỉ còn bước thứ tư. Trà đạo có bốn quy định và bảy quy tắc. Trong đó: Bốn quy định là: Hòa- Kính- Thanh- Tịnh • Hòa là hòa mục. • Kính là tôn kính người khác. • Thanh là thanh thản gạt bỏ dục vọng. • Tịnh là làm cho tinh thần trầm lắng, an tĩnh.

Bảy quy tắc: – Trà cần đậm nhạt vừa miệng. – Lửa chú ý to nhỏ vừa phải. – Tùy theo thời tiết bón mùa mà để độ nóng trà phù hợp. – Người đến thưởng trà phải đến sớm (thông thường khách phải đến sớm hơn 20- 30 phút so với giờ được mời) – Bất luận thời tiết có mưa hay không khách cũng phải mang áo mưa. – Cần quan tâm đến khách chu đáo kể cả khách của khách.

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Tách Trà Tiếng Nhật