Từ Điển - Từ Bẩy Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bẩy

bẩy đt. Nâng lên, đỡ lên, kê đầu cây làm cần rồi nhận mạnh đầu kia để bắn vật nặng lên: Bẩy cột nhà, bẩy cái tủ // (B) Đẩy, làm cho văng, cho mất chỗ: Hóng-hách quá, bị bẩy mất chức.
bẩy tt. Ướt-át, lầy-lội, đất bị đọng nước còn bị giậm lên đến nổi sình: Giậm bẩy, đường bẩy.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bẩy - 1 d. Rầm nghiêng vươn ra khỏi hàng cột ngoài để đỡ mái hiên trong vì kèo.- 2 đg. Nâng vật nặng lên bằng cách đặt một đầu đòn vào phía dưới, tì đòn vào một điểm tựa, rồi dùng một lực tác động xuống đầu kia của đòn. Bẩy cột nhà. Bẩy hòn đá.- 3 (ph.). x. bảy.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
bẩy dt. Bảy: bẩy người o thứ bẩy.
bẩy dt. Rầm nghiêng vươn ra khỏi cột ngoài để đỡ mái hiên.
bẩy đgt. 1. Nâng vật nặng bằng tay đòn đặt trên một điểm tựa: bẩy cột nhà o bẩy hòn đá. 2. Làm cho bật đi, mất địa vị đang giữ: bẩy người ta mất chức.
bẩy tt. Lầy lội: Đường bẩy lắm.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bẩy dt Thanh gỗ hay thanh tre vươn ra khỏi hàng cột ngoài để đỡ lấy mái hiên: Mấy thanh bấy ở mái hiên đã mọt.
bẩy đgt 1. Tì vào một điểm tựa mà nâng lên: Bẩy tảng đá. 2. Bằng mưu mẹo giảo quyệt gạt một người ra khỏi địa vị: Tìm lời ton hót ông giám đốc, để bẩy một đồng nghiệp.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bẩy dt. 1. Nhấc lên với một cái đòn. // Đòn bẩy. 2. Ngb. Mưu phá người (như tiếng để cây ở Nam-bộ).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bẩy d. Thanh gỗ hay thanh tre thuộc một bộ phận về nhà cửa, buông từ cột con ra để gánh lấy tàu mái.
bẩy đg. 1. Nâng một vật lên bằng thuổng hay bằng đòn tựa vào một chỗ. Bẩy súc gỗ để chuyển lên xe. 2. Gạt người khác ra khỏi địa vị bằng mưu mẹo mánh khoé. Bẩy nhau để tranh giành địa vị.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bẩy Làm cho vật gì bốc cao lên, dùng bằng cái cần hoặc cái đà nâng đỡ ở dưới: Bẩy cái cột kia lên. Nghĩa bóng là làm cho người ta phải mất chức-vị: Hắn dùng hết cách bẩy ông chánh hương-hội kia đi, để cho bạn hắn kế chân. Nói sự này mà chuyển-động đến sự khác cũng như nói khích, dùng theo với tiếng nói: Ông ta ra họp việc làng là chỉ nói bẩy người nọ người kia.
bẩy Run. Xem "bây-bẩy".
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bẩy gan

bẩy gan bẩy tiết

bẩy lẩy

bẩy rẩy

bẩy tiết

* Tham khảo ngữ cảnh

Từ ngày bị liệt hai chân đến nay đã gần bẩy năm Khương lúc nào cũng quanh quẩn bên giường.
Mẹ nào con nấy... Loan giận quá , hai tay run lẩy bẩy : Xin ai đừng nói động đến mẹ tôi.
Ai lại bao nhiêu đám tử tế đến dạm , nó đều chối bây bẩy .
Chương sốt ruột quay đầu lại , định cất tiếng gọi , thì , kinh ngạc xiết bao , in lên hoa màu xanh tấm cánh cửa hé mở , hình một người đàn bà run lẩy bẩy trong cái áo nhiễu dài màu nâu sẫm.
Nàng vừa run lẩy bẩy , vừa thở hổn hển lớn tiếng gọi ông Hoạt vào.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bẩy

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Tìm Từ Bẩy