Từ Điển - Từ Thấu Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: thấu

thấu dt. (Đy): Bịnh ho có đàm mà không có tiếng ho, do tỳ-thấp bị động.
thấu đt. Dồn lại, tựu lại. // dt. Gỏi, món ăn bóp giấm: Ăn thấu, bóp thấu, làm nham làm thấu (làm nem làm gỏi).
thấu trt. Thông, lọt, đến nơi: Đóng cây đinh thấu qua mặt bên kia; hiểu thấu, kêu thấu, xét thấu. // đt. Hiểu rõ-ràng, thông suốt: Trời ơi có thấu tình chăng, Lấy chồng mà phải nhuộm răng cho chồng (CD).
thấu đt. Thâu, ăn-cắp (tiếng Quảng-đông).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
thấu - tt. 1. Suốt qua hết một khoảng cách đến điểm tận cùng nào đó: nước nhìn thấu đáy lạnh thấu xương thấu kính thẩm thấu. 2. Rõ hết, hoàn toàn tường tận: hiểu thấu lòng nhau thấu đáo thấu đạt thấu tình thấu triệt. 3. Nổi: chịu không thấu.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
thấu tt. 1. Suốt qua hết một khoảng cách đến điểm tận cùng nào đó: nước nhìn thấu đáy o lạnh thấu xương o thấu kính o thẩm thấu. 2. Rõ hết, hoàn toàn tường tận: hiểu thấu lòng nhau o thấu đáo o thấu đạt o thấu tình o thấu triệt. 3. Nổi: chịu không thấu.
thấu (Nước) dồn đọng lại một chỗ: thấu tập.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
thấu đgt 1. Hiểu rõ sự việc: Trời ơi, có thấu tình chăng (cd); Khóc than biết có thấu trời không (HThKháng); Hai người bạn đã thấu lòng nhau 2. Vào tận trong: Lạnh thấu xương. trgt Đến nơi đến chốn: Hiểu thấu sự tình; Kêu thấu cấp bộ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
thấu 1. trt. Tới đến nơi: Lạnh thấu xương. 2. đt. Hiểu, thông suốt: Không thấu được nỗi lòng nhau.
thấu (khd) Dồn, họp lại.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
thấu Thông suốt đến nơi: Xét thấu nỗi oan. Kêu thấu đến trời. Hiểu thấu nghĩa sách. Văn-liệu: Tấm thành đã thấu đến trời (K). Lòng thành thấu cửu trùng thiên (Nh-đ-m). Trời ơi có thấu tình chăng! Lấy chồng mà phải nhuộm răng cho chồng (C-d).
thấu Nói về nước dồn lại, họp lại (không dùng một mình).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

thấu đáo

thấu hiểu

thấu kính

thấu kính hội tụ

thấu kính phân kì

* Tham khảo ngữ cảnh

Chàng đã quá say rồi , đồ đạc trong phòng , nét mặt Mùi chàng chỉ thấy lờ mờ như qua đám sương mù , và trong lúc say chàng không có cảm giác gì rõ rệt về ngoại vật nữa , nhưng trước nỗi đau khổ thì lòng chàng lại hình như mở ra để đón lấy nhiều hơn , lắng xuống để nhận thấu rõ hơn , vang lên như sợi dây đàn căng thẳng quá.
Loan cười hỏi : Hôm nay sao anh chị ăn cơm sớm thế ? Rồi không kịp để cho Thảo mời , nàng nói luôn : Anh chị cho em ăn cơm với... Hôm nay hết năm , buồn quá... Tuy Loan vừa nói vừa cười , nhưng Thảo cũng đoán được tâm trạng Loan lúc đó , và hiểu thấu nỗi buồn của người bạn lẻ loi.
Tôi tưởng thế mới là văn minh ; chứ biết đo hết cả vũ trụ , biết thấu hết mọi cái huyền biến vạn vật , biết hết cả mà rút lại ăn ở với nhau không nên thân , lấy cái óc mà nghĩ cách giữ lẫn nhau , thời văn minh làm gì , đưa nhau đến đâu mới được chứ ? Hoán cải cái văn minh lại mà thôi.
Họ sắp vào bắt tôi , tôi... một người... Tiếng sau cùng chàng nói thật khẽ , nhưng hai nhà sư cùng nghe rõ , và thấu ngay tình cảnh nguy cấp của người khách lạ thăm chùa.
Suốt đời tôi , còn sống được ngày nào , tôi không dám quên... Sư cô chừng như cũng hiểu thấu sự cảm động của Dũng : Ông tạ ơn giời , Phật.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): thấu

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Thấu Nghĩa Là Gì