Từ Điển - Từ Thiếp Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: thiếp

thiếp trt. Yên: Ninh-thiếp (yên-ổn), thỏa-thiếp (xong xuôi). // Mê hẳn như ngủ, không biết chi ráo: Thiêm-thiếp, nằm thiếp một lúc. // X. Đánh đồng-thiếp.
thiếp đt. X. Thếp: Sơn son thiếp vàng. // Đắp vào, bù thêm, thêm cho đủ số.
thiếp dt. Kiểu chữ Hán đẹp: Khen rằng bút-pháp đã tinh; So vào với thiếp Lan-đình nào thua (K). // (R) C/g. Thiệp, tấm giấy có chữ, một vài câu ngắn: Danh-thiếp. // (B) Cách-thức, kiểu-vở: Đúng thủ-thiếp.
thiếp dt. Nàng hầu, vợ nhỏ: Hầu-thiếp, tiểu-thiếp, thê-thiếp; Dầu chàng năm thiếp bảy thê, Cũng không bỏ được gái sề nầy đâu (CD). // đdt. Em, tôi, tiếng đàn-bà, con gái xưng mình: Tiện-thiếp; Có ăn thiếp ở cùng chàng, Không ăn thiếp tách, cơ-hàn thiếp đi; Thiếp là dòng-dõi con quan, Thiếp chưa từng chịu cơ-hàn nắng mưa (CD).
thiếp đt. Rút nước, thấm: Đất khô, nước đổ bao nhiêu đều thiếp cả.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
thiếp - đg. Nh. Thếp : Thiếp vàng- t. Mê hẳn, mất tri giác : Nằm thiếp đi vì mệt quá.- d. 1. Tấm thiếp nhỏ, có ghi tên và chức vụ mình. 2. Giấy mời của tư nhân trong một dịp đặc biệt : Đưa thiếp mời ăn cưới.- d. Tập giấy có chữ Hán của người chữ tốt để lại.- 1. d. Vợ lẽ : Năm thiếp bảy thê. 2. Từ mà người phụ nữ thời xưa dùng để tự xưng với nam giới.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
thiếp dt. 1. Vợ lẽ: Trai thì năm thê bảy thiếp o thê thiếp o tì thiếp o tiện thiếp. 2. Từ người phụ nữ khiêm xưng với chồng: Chàng đi cho thiếp theo cùng (cd.).
thiếp dt. 1. Tấm giấy nhỏ dùng để báo tin, chúc mừng: thiếp chúc tết o bưu thiếp o danh thiếp. 2. Thỏa thuận, yên lặng: thiếp phục o ninh thiếp.
thiếp dt. Bản chữ Hán viết đẹp, làm khuôn mẫu để phỏng theo mà học viết chữ Hán.
thiếp đgt. 1. Nằm bất động, không còn tri giác gì, do thấm mệt: nằm thiếp một hồi o ngủ thiếp đi o thiếp mãi mới tỉnh. 2. Mê mụ như chết, để hồn xuống âm phủ tìm gặp người chết (trong phép phù thuỷ, đồng bóng), theo mê tín: đánh đồng thiếp o thầy thiếp.
thiếp dgt. Thấm, hút nước vào: Đất khô lâu ngày, tưới bao nhiêu nước cũng thiếp hết.
thiếp đgt. Thếp: sơn son thiếp vàng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
thiếp dt Vợ lẽ: Năm thê bảy thiếp (tng). đt Từ người phụ nữ tự xưng (cũ): Thiếp kén duyên chàng có thế thôi (HXHương); Đói no có thiếp có chàng, Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình (cd); Ra đường thiếp hãy còn son, Về nhà thiếp đã năm con với chồng.
thiếp dt Tờ giấy viết chữ đẹp: Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi, Thiếp hồng tâm đến hương khuê gửi vào (K); Khen rằng: Bút pháp đã tinh, So vào với thiếp Lan-đình nào thua (K) 2. Lá đơn: Rõ ràng của dẫn tay trao, Hoàn lương một thiếp thân vào cửa công (K) 3. Giấy mời: In thiếp mời dự lễ cưới.
thiếp đgt Mê man, gần như mất tri giác: Bà mẹ Thưởng mệt quá, thiếp đi (Ng-hồng); Ngủ một giấc, thiếp đi đến tận hai giờ rưỡi (NgCgHoan). tt Làm cho mê man (cũ): Đánh đồng thiếp.
thiếp đgt Như Thếp: Sơn son, thiếp vàng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
thiếp 1. dt. Vợ lẽ: Năm thê, bảy thiếp. 2. đdt. Tiếng người đàn bà tự xưng với đàn-ông tỏ tình thân mật: Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin theo (Ng.Du).
thiếp 1. dt. Mảnh giấy có viết chữ để mời khách, để báo tin hay để tên mình: Hảy đưa cánh thiếp trước cầm làm tin (Ng.Du). 2. Thoả-thuận (khd).
thiếp bt. Ngủ, mê đi, không tỉnh: Thiếp đi lúc nào không hay. || Đồng-thiếp.
thiếp (khd) Hút, thấm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
thiếp Cũng nghĩa như tiếng“thếp”: Sơn son. Thiếp vàng.
thiếp 1. Mê hẳn không tỉnh: Mệt quá nằm thiếp đi. 2. Nói về phép phù-thuỷ, làm cho người ta mê đi như chết, để sai linh-hồn xuống âm-phủ tìm người chết: Thầy thiếp. Đánh đồng thiếp.
thiếp Hút, thấm: Đất khô quá tưới bao nhiêu nước cũng thiếp hết.
thiếp 1. Vợ lẽ: Thê thiếp. Văn-liệu: Năm thê, bảy thiếp (T-ng). Xin đừng phụ thiếp làm chi. Thiếp như cơm nguội, đỡ khi đói lòng (C-d). Chàng đi thiếp cũng đi cùng, đói no thiép chịu, lạnh-lùng thiếp cam (C-d). 2. Tiếng người đàn bà tự xưng với người đàn-ông: Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin theo.
thiếp I. Mảnh giấy có viết chữ để mời khách hay để báo tin: Thiếp mời. Văn-liệu: Hãy đưa cánh thiếp, trước cầm làm tin (K). Thiếp-danh đưa đến lầu hồng (K). Thiếp hồng tìm đến hương-khuê gửi vào (K). Chưa trao lễ nhạn, mới đầu thiếp danh (Nh-đ-m). II. Tập giấy có chữ của người danh-bút để lại về sau: Thiếp Lan-đình. Đỗ bút thiếp. III. Thoả-thuận, yên-lặng: Ninh-thiếp. Thiếp-phục.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

thiếp hợp

thiếp phục

thiệp

thiệp liệp

thiệp thế

* Tham khảo ngữ cảnh

Buổi trưa hôm ấy nóng quá , Trác nằm trên võng , ru con ngủ , rồi mệt quá cũng ngủ thiếp đi lúc nào không rõ.
Trương ngủ thiếp đi , chàng nhìn thấy mình cứ cố nhoi lên để tránh mũi dao mà Thu đưa vào cổ mình , nhưng có một sức mạnh ghê gớm giữ chặt lấy chàng , đè nặng hai bên ngực.
Thu ứa nước mắt khóc thổn thức rồi một lúc sau ngủ thiếp đi vì mệt quá.
Rồi cả ba cô sát lại người em , ôm lấy em : em thấy hoa cả mắt , và hương thơm ở ngoài ba cô bạn làm em choáng váng , tê mê , thiêm thiếp đi một lúc.
Phần thì say quá , phần thì nói nhiều hoá mệt , Loan ra ngồi ở ghế đệm dài , gục đầu vào tay , thiếp đi.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): thiếp

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Thiệp Nghĩa Là Gì