Từ Lái Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
lái dt. Miếng ván hay sắt gắn sau thuyền, tàu và chìm một phần dưới nước để day-trở thuyền, tàu theo ý muốn: Bẻ lái, coi lái; Thuyền đua thì lái cũng đua (CD) // (R) Bộ-phận điều-khiển xe-cộ, máy-bay: Cầm lái, lái máy-bay, lái xe // Phía sau chiếc thuyền, phía sau xe: Chổng lái, đèn lái; Ghe bầu trở lái về đông (CD) // Người điều-khiển hoặc chủ chiếc thuyền: Chú lái xe, anh lái thuyền; Mũi vạy, lái chịu đòn (tng) // Người mua đi bán lại: Lái cá, lái trâu, lái lúa... // đt. Điều-khiển: Lèo lái, lái sang bên trái.
lái trt. Cách nói đảo-ngược âm-vận hai tiếng: Nói lái (X. Nói lái).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
lái - I. đg. 1. Điều khiển thuyền, tàu, xe : Lái ô-tô sang bên phải ; Lái máy cày. 2. Đưa một việc đến chỗ mình muốn : Chủ tịch hội nghị lái cuộc thảo luận theo hướng đúng. II. d. 1. X .Bánh lái : Cầm lái xe hơi. Tay lái. Bộ phận có tác dụng xoay hướng đi của thuyền, tàu, xe. 2. Phía sau thuyền, chỗ có cái lái : Nặng lái quá, ngồi bớt về đằng mũi. 2. Từ đặt trước tên người chở thuyền hoặc người buôn bán ngược xuôi : Lái đò ; Lái mành ; Lái thuốc lào.
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
lái I. đgt. 1. Điều khiển phương tiện đi lại, vận tải hoặc một số máy móc cho đúng hướng: lái xe o lái tàu o lái thuyền o Cô lái đò o lái máy bay o lái máy kéo. 2. Điều chỉnh theo ý mình một hoạt động nào đó: lái sang chuyện khác o lái cuộc thảo luận đi hướng khác. II. dt.1. Bộ phận ở phương tiện dùng để lái: cầm lái o tay lái o bánh lái o buồng lái. 2. Lái xe (nói tắt): đưa tiền cho lái phụ.
lái dt. Người chuyên nghề buôn bán một hàng hoá nhất định: thật thà như thể lái trâu o ông lái bè o tay lái súng.
lái dt. Lưới: lái đánh cá.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
lái dt 1. Bộ phận có tác dụng xoay chuyển hướng đi của tàu, xe: Gái không chồng như thuyền không lái (tng). 2. Phía sau thuyền, chỗ có cái bánh lái: Bốc mũi bỏ lái (tng); Mũi dại, lái chịu đòn (tng).
lái đgt 1. Điểu khiển một phương tiện giao thông: Lái thuyền vào bờ; Lái ô-tô sang bên phải; Lái máy bay. 2. Điều khiển máy cày: Lái máy cày trên ruộng 3. Hướng một việc đến chỗ mình muốn: Chủ tịch đoàn hội nghị lái cuộc thảo luận đến chỗ tán thành một quyết định. dt Người điều khiển một phương tiện giao thông: Ngày ngày ra đứng bờ sông, hỏi thăm chú lái rằng chồng tôi đâu (cd); Chú lái kia ơi, biết chú rồi (HXHương).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
lái 1. dt. Bộ-phận bằng gỗ hay sắt thép ở sau đít thuyền, tàu để điều-khiển cho thuyền, tàu đi: Thuyền theo lái, gái theo chồng. (T.ng) Ngr. Bộ-phận của xe, tàu (xe hơi, máy bay v.v...) dùng để điều-khiển phương-hướng: Cầm lái máy bay ô-tô. // Lái máy bay. Lái xe hơi. 2. Phần sau lái: Đằng mũi, đằng lái. Ghe bầu trở lái về đông (C.d) 3. đt. Điều-khiển tàu bè, xe cộ cho đi: Không biết lái máy bay; lái qua bên tay trái. 4. Người cầm lái, chủ một thuyền buôn: Lái buôn, lái mành (thuyền) // Lái mành. Lái đò. Ngr. Người đi buôn: Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn (Ng.Du)
lái (nói) bt. Nói lộn ngược, đổi âm-vận đi, ví-dụ như nói mình đi chơi, nói lái lại là mời đi chinh. // Tiếng lái, tiếng khó hiểu để dùng riêng trong một nhóm người.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị
lái .- I. đg. 1. Điều khiển thuyền, tàu, xe: Lái ô-tô sang bên phải; Lái máy cày. 2. Đưa một việc đến chỗ mình muốn: Chủ tịch hội nghị lái cuộc thảo luận theo hướng đúng. II. d. 1. X.Bánh lái: Cầm lái xe hơi. Tay lái. Bộ phận có tác dụng xoay hướng đi của thuyền, tàu, xe. 2. Phía sau thuyền, chỗ có cái lái: Nặng lái quá, ngồi bớt về đằng mũi. 2. Từ đặt trước tên người chở thuyền hoặc người buôn bán ngược xuôi: Lái đò; Lái mành; Lái thuốc lào.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân
lái I. Miếng gỗ hay sắt để chìm dưới nước ở sau thuyền, tầu, dùng để khiến thuyền hay tầu lúc đi: Cầm lái thuyền. Vặn lái tầu. Nghĩa rộng: cơ-quan để khiến xe cộ hay máy bay đi: Cầm lái ô-tô. Cầm lái tàu bay. Văn-liệu: Bốc mũi bỏ lái (T-ng). Thuyền theo lái, gái theo chồng (T-ng). Thuyền đua lái cũng đua (T-ng). II. Người cầm lái, chủ một thuyền buôn: Lái mành. Lái thuyền. Nghĩa rộng: người đi buôn: Lái trâu. Lái lợn. Lái gỗ v.v. Văn-liệu: Thật-thà cũng thể lái trâu (T-ng). Thứ nhất thì quản voi già, Thứ nhì trầu miếng, thứ ba lái đò (C-d). Ngày ngày ra đứng bờ sông, Hỏi thăm chú lái rằng chồng tôi đâu? (C-d). Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn (K).
lái Khiến thuyền bè xe cộ bằng tay lái hay bánh lái: Lái xe sang bên tay phải. Lái thuyền vào bờ.
lái (nói) Nói lộn ngược, đổi âm-vận đi: Cái bàn, nói lái là bán cài.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí
* Từ tham khảo:
- lái vườn
- lái xe
- lại
- lại
- lại
- lại

* Tham khảo ngữ cảnh

Bà không phải là tay mối lái để kiếm tiền.
Bác xã Tạc cũng nhờ người mối lláibốn , năm bận đấy , nhưng mẹ xem lấy cái món ấy thì cũng phải suốt đời làm vã mồ hôi.
Nhưng về sau , vì bà có người chị họ là người quen biết thân mật với ông Chánh , nên bà cũng đánh liều nhờ bà chị mối lláigiúp.
Mười năm trước , bạn tôi còn là một người cầm lái xe lửa , cũng hàn vi như tôi ; bây giờ gặp lại nhau trong toa hạng nhì , hai người cùng ngạc nhiên và cùng mừng cho nhau.
G. Tôi bắt con bướm chính ở giữa cái cầu này đã mười năm nay... Thấy bạn có vẻ khác , tôi đoán có chuyện gì , liền hỏi : Con bướm này chắc cũng có sự tích gì đây ? Vâng , những sự tích buồn... Chuyện đã ngoài mười năm trước độ anh đi Sài Gòn thì tôi còn là anh cầm lái tàu hoả
Một đêm nhà tôi yếu quá ngất người mấy lần , mà chính đêm ấy là đêm tôi được ông Chánh cử đi cầm lái chuyến xe riêng chở quan an toàn quyền.
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): lái

Bài quan tâm nhiều

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

ads

Từ khóa » Cầm Lái Nghĩa Là Gì