Bài Học Tiết Kiệm Qua Câu Chuyện “Đạo đức Người ăn Cơm”

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Giới thiệu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai
  • Tin Tức
    • VKSND tỉnh Gia Lai
      • Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai 45 năm xây dựng và phát triển
    • VKSND huyện, thị xã, thành phố
    • Tuyên truyền về Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
    • Bản tin kiến nghị phòng ngừa tội phạm
    • Công tố - Kiểm sát
    • Công tác xây dựng Đảng, Đoàn thể
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Chúng tôi là Kiểm sát viên
    • Học tập làm theo lời Bác
  • Tải về
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
  • ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Sơ đồ TTĐT
  • Trang nhất
  • Học tập làm theo lời Bác
Ngày Pháp luật Việt Nam Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh Bài học Tiết kiệm qua câu chuyện “Đạo đức người ăn cơm” Thứ năm - 19/05/2022 07:09 16.817 0 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, Người là tấm gương lớn về lối sống giản dị, thực hành tiết kiệm. Theo Người: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước… Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính”. Chính vì vậy, lời kêu gọi tiết kiệm, chống lãng phí của Người có sức lan tỏa và ảnh hưởng tích cực đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Trong thời đại mới, bài học về sự tiết kiệm càng cần phải tập trung nghiên cứu để vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống kể cả trong công tác cũng như trong cuộc sống đời thường. Tư tưởng Tiết kiệm được thể hiện qua nhiều mẫu chuyện, nhưng mẫu chuyện “Đạo đức người ăn cơm” Trích trong Tấm lòng của Bác , Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. tr. 107 sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về Bác. Một chiến sĩ bảo vệ - sau này được phong quân hàm cấp tướng có lần nói rằng: Bác Hồ thường dạy quân dân ta: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng “đạo đức” cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi được gần Bác thấy ngay trong khi ăn cơm, Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là “đạo đức”. Thứ nhất, Bác không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này, thứ kia. Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường, nhưng khi hoà bình lập lại có điều kiện Bác cũng không muốn coi mình là "vua" có gì ngon, lạ là "cống, hiến". Thứ hai, món ăn của Bác rất giản dị, toàn các món dân tộc, tương cà, cá kho... thường là chỉ 3 món, trong đó có bát canh, khá hơn là 4 - 5 món thôi. Thứ ba, Bác thường bảo chúng tôi, ăn món gì cho hết món ấy, không dụng đũa vào các món khác. Gắp thức ăn phải cho có ý. Cắt miếng bơ cũng phải cho vuông vức. Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình, Bác sẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất. Ăn xong thu xếp bát đũa gọn gàng, để đỡ vất vả người phục vụ. Thứ năm, tôi có cảm giác là đôi khi ăn cơm có những giây phút Bác cầm đôi đũa, nâng bát cơm. Bác như tư lự về điều gì đó. Tưởng như Bác nghĩ đến đồng bào, cụ già, em bé đói rách ở đâu đâu. Tưởng như Bác nhớ lại những ngày lao động ở xứ người kiếm từng mẩu bánh để ăn, đồ uống, để làm cách mạng... Hay là Bác lại nghĩ đến những lần tù đày không có gì ăn. Thật khó hiểu mà càng khó hiểu, tôi lại càng thương Bác quá, thương quá. Bao giờ vào những bữa tiệc cao lương, mỹ vị, rượu bia thức ăn bày la liệt, quái lạ tôi lại nhớ đến Bác rồi... có ăn cũng chẳng thấy ngon như khi xưa ngồi vào mâm cơm đạm bạc với Bác". Bữa cơm đạm bạc của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp. Ảnh sưu tầm internet Qua mẫu chuyện trên, đã minh chứng cụ thể hơn cho chúng ta không chỉ bài học về sự thực hành tiết kiệm mà là bài học về phương châm: Nói đi đôi với làm, tinh thần nêu gương của người đứng đầu; từ đó mới có thể tạo ra sự tin tưởng, đồng thuận, tạo ảnh hưởng tích cực đến toàn thể mọi người đến vậy. Theo Hồ Chí Minh tiết kiệm là sử dụng có hiệu quả tiền của, thời gian, công sức lao động, tích trữ thêm vốn cho công cuộc phát triển đất nước, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Nội hàm thực hành tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng, bao gồm tiết kiệm của cải vật chất, tiết kiệm thì giờ, sức lao động chứ không đơn thuần là tiết kiệm vật chất theo kiểu “ăn dè hà tiện” trong quan niệm truyền thống. Nâng cao ý thức tiết kiệm, thi đua văn hóa công sở Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chúng ta phải là lực lượng tiên phong trong cuộc thi đua thực hành tiết kiệm. Riêng đối với cán bộ kiểm sát phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành về công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nhằm mục đích nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động toàn Ngành trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là những người đứng đầu đơn vị nhằm góp phần thiết thực, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo đúng các quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành bằng những việc làm cụ thể như: Thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Thực hiện sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Kiểm sát nhân dân. Mỗi cán bộ kiểm sát phải xác định công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và thường xuyên bằng những việc làm dù là nhỏ nhất như: Tiết kiệm điện, nước trong cơ quan, đơn vị bằng việc tắt các thiết bị điện không cần thiết hoặc khi ra khỏi phòng, tắt các nguồn điện khi không sử dụng, khi hết giờ làm việc; tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, dùng quạt thay thế điều hòa nhiệt độ khi thời tiết không quá nóng. Sử dụng nước một cách hợp lý. Tiết kiệm trong sử dụng điện thoại: Điện thoại của cơ quan chỉ phục vụ cho công việc, chỉ sử dụng điện thoại công khi thực sự cần thiết, nội dung trao đổi phải bảo đảm ngắn gọn, tránh lãng phí, không sử dụng điện thoại tại công sở vào việc riêng, tận dụng những tiện ích miễn phí như Zalo, facebook,..để trao đổi công việc, giảm chi phí điện thoại. Tiết kiệm văn phòng phẩm: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tốt các phần mềm do VKSND tối cao quy định. Phát huy hiệu quả chữ ký số và phần mềm số hóa, quản lý văn bản, hộp thư công vụ.... thực hiện tốt việc gửi, nhận văn bản qua hộp thư điện tử công vụ, do đó tiết kiệm được nhiều kinh phí, hạn chế việc phô tô tài liệu, gửi văn bản qua đường bưu điện, đồng thời văn bản được xử lý nhanh chóng, kịp thời; Chú trọng thực hiện việc “số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để bảo đảm sự thuyết phục trong quá trình xét hỏi và tranh tụng giảm thiểu cho việc in ấn và lưu trữ hồ sơ. Tiết kiệm xăng dầu: bảo quản, sử dụng xe ô tô cơ quan đúng mục đích; không sử dụng xe ô tô công vào việc riêng trái quy định. Định kỳ hàng năm, thực hiện rà soát, hoàn thiện định mức tiêu dùng xăng dầu xe ô tô đảm bảo tiết kiệm tối đa trên cơ sở đáp ứng yêu cầu công tác. Tiết kiệm chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tiếp khách: Thực hiện đúng quy định về chế độ chi tiêu trong hội nghị, hội thảo, chế độ tiếp khách; không tổ chức tiếp khách tràn lan gây lãng phí ngân sách nhà nước, chi phí tiếp khách phải đảm bảo đúng chế độ quy định và trên cơ sở tiết kiệm, chống lãng phí. Không sử dụng rượu, bia để tiếp khách trong và ngoài giờ hành chính các ngày làm việc. Khai thác tốt hệ thống truyền hình trực tuyến phục vụ công tác hội nghị, hội thảo, giao ban, tập huấn, …, hạn chế tối đa việc tổ chức hội nghị, hội thảo, giao ban, tập huấn tập trung để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại… Việc thi đua Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mỗi cán bộ, kiểm sát viên sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ tinh thần, thái độ làm việc, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ kiểm sát có thái độ làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp, giao tiếp, ứng xử, đạo đức lối sống chuẩn mực, lành mạnh gắn với việc xây dựng môi trường văn hóa công sở văn minh, thân thiện, liêm chính, trong sạch, vững mạnh./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Tường Vi

Tags: nhân dân, thực hành, tinh thần, đồng chí, chủ tịch, chí minh, hướng dẫn, quần chúng, cách mạng, đạo đức, liêm chính, sinh thời, tiết kiệm, tư cách, gương mẫu, giản dị, mực thước, người ta, bắt chước, hô hào, cần kiệm

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1.7 - 7 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Học tập Bác qua mẩu chuyện "Gương mẫu tôn trọng luật lệ"

    (30/08/2022)
  • Bài học từ mẩu chuyện: “Tài sản của dân sao tìm cách đút túi”

    (14/09/2022)
  • Bài học Siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng từ mẫu chuyện "Diệt sâu mới cứu được cây"

    (04/11/2022)
  • Lời dạy của Bác về Nghề giáo

    (04/11/2022)
  • Thiêng liêng tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ”

    (13/12/2022)
  • Khắc sâu lời dạy của Bác: “Mùa xuân là Tết trồng cây”

    (02/02/2023)
  • Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện Kông Chro học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “nêu gương”

    (16/03/2023)
  • Một số giải pháp trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Tổ Đảng Viện KSND huyện Kbang

    (17/03/2023)
  • Viện KSND thị xã An Khê học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tăng cường rèn luyện thể chất nhằm nâng cao chất lượng công việc

    (23/03/2023)
  • Bài học về sự đoàn kết qua mẩu chuyện “Chiếc đồng hồ”

    (14/04/2023)
  • Học tập đức tính đoàn kết, san sẻ qua mẫu chuyện “Ba chiếc ba lô”

    (07/03/2022)
  • Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thông qua sinh hoạt chuyên đề

    (04/01/2022)
  • Học tập chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần “tương thân tương ái” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

    (30/12/2021)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp hiện nay

    (30/12/2021)
  • Tăng cường trách nhiệm, khoa học và đổi mới của cán bộ Kiểm sát trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gắn với việc học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

    (09/11/2021)
  • Học tập đức tính giản dị của Bác qua mẫu chuyện “Đôi dép Bác Hồ”

    (09/11/2021)
  • Ngày 2/9 – Ngày của niềm tự hào, vinh quang

    (30/08/2021)
  • Nhớ về Bác trong ngày tết Độc Lập

    (27/08/2021)
  • Học tập phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua mẫu chuyện “Nước nóng, nước nguội”

    (27/07/2021)
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ công tác

    (06/07/2021)
ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai
TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
  • Sau
  • Trước
Chuyển đổi số Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Công khai ngân sách Mail công vụ Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay162
  • Tháng hiện tại164,084
  • Tổng lượt truy cập19,036,331
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Sự Tư Lự Là Gì