Từ Điển - Từ Tư Lự Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: tư lự

tư lự đt. Lo nghĩ: Ngồi tư-lự, vẻ mặt tư-lự.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
tư lự - Suy nghĩ và lo lắng: Vẻ mặt tư lự.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
tư lự đgt. Bận tâm, mải nghĩ ngợi và lo lắng về điều gì: vẻ mặt tư lự o ngồi tư lự một mình.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
tư lự đgt (H. tư: suy nghĩ; lự lo tính) Suy nghĩ và lo tính: Vì ai cho thiếp tôi phải võ vàng, Vì chồng tư lự, dạ càng long đong (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
tư lự bt. Suy nghĩ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
tư lự .- Suy nghĩ và lo lắng: Vẻ mặt tư lự.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
tư lự Lo nghĩ: Người hay tư-lự.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

tư lương

tư mã

tư mạo

tư mệnh

tư nghiệp

* Tham khảo ngữ cảnh

Trương nhìn Thu và thấy nàng đi có dáng tư lự , chàng tự hỏi : Hay là Thu hối hận chăng ? Không lẽ nào.
Trương thấy người chồng ngồi ở cạnh khay đèn đương nạo sái , đầu gật gù có dáng tư lự .
Vượng và Huy không nhìn rõ mặt nhau , nhưng tiếng nói của Huy vẫn đều đều lọt vào tai Vượng ; lúc nói chuyện , hai người cùng sống trở lại những ngày vô tư lự của cái đời học trò chín năm trước.
Nàng nhận thấy bà Hai gầy sút hẳn , trông mặt có vẻ lo lắng , nhưng nàng vờ như không để ý , chạy lăng quăng khắp nhà , cười nói như trẻ vô tư lự .
Dũng nhìn bạn lẩm bẩm : Một người vô tư lự ! Chàng kéo cái áo dạ đắp cẩn thận lên người bạn , rồi ngồi dựa vào khoang , nhìn ra ngoài sông rộng ; bấy giờ trăng đã lên , toả ánh sáng lạnh lẽo xuống bãi cát trắng mờ mờ.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): tư lự

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Sự Tư Lự Là Gì