“Chọc Thủng” Cái Gì? “Phá Vỡ” Chỗ Nào? | Thực Tiễn - Tạp Chí Mặt Trận
Có thể bạn quan tâm
(Ảnh minh họa)
Những ngày này các đảng bộ cơ sở trong cả nước đang bước vào đại hội Đảng. Chúng tôi có dịp dự một số đại hội. Đến đâu cũng thấy tinh thần thảo luận rất sôi nổi. Rất nhiều đại biểu nói tới tư duy đột phá, khâu đột phá, giải pháp đột phá. Từ dự thảo văn kiện đến các ý kiến tham luận đều không quên nhắc đột phá, đột phá tích cực, đột phá mạnh mẽ. Đại hội Đảng cấp tỉnh, cấp Trung ương đương nhiên cần nhấn mạnh tư duy đột phá, nhưng cấp chi bộ, đảng bộ cơ sở ở không ít nơi cũng xác định, không đột phá thì sẽ tụt hậu.
Người viết bài này vốn là một chiến sĩ trong quân đội, từng có 20 năm mặc áo lính. Khi tôi học sĩ quan, giáo viên chiến thuật giảng giải: Đột phá có nghĩa là chọc thủng, phá vỡ một số đoạn trong hệ thống phòng ngự của đối phương. Khi địch vỡ trận thì ta mở đường tiến quân, thừa thắng xốc tới.
Hiểu theo nghĩa quân sự là như thế, còn trong tư duy chính trị, kinh tế, xã hội cũng cần có sự đột phá. Đại hội Đảng các cấp bàn đến vấn đề này, tất nhiên rất phù hợp, thể hiện tính tiên phong, mở đường. Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định: “Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ”.
Tại đại hội một số đảng bộ cơ sở (cấp phường, xã và tương đương), thấy có nhiều Báo cáo chính trị nêu rõ khâu đột phá trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ. Đột phá để xác định mắt xích chủ yếu tiến công vào; để dồn sức, ưu tiên đầu tư, phân công cán bộ giỏi tập trung vào đó; để từ việc hoàn thành những nhiệm vụ này mà thúc đẩy các nhiệm vụ khác. Nói nôm na là cần có những cú huých, những “quả đấm thép”. Ở cơ sở vùng nông thôn thường nghe các đại biểu lựa chọn khâu đột phá: phân bổ nguồn lực để đầu tư hạ tầng; có cơ chế đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí; phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; mở mang làng nghề và giải quyết việc làm… Thế rồi, một số đại biểu lại nêu những đột phá khác: nào là tiếp tục giữ độ bền của phong trào nông thôn mới; nào là tập trung cải cách hành chính; nào là bảo vệ môi trường nông thôn trong khi phát triển công nghiệp, dịch vụ… Thảo luận một hồi, thấy ý kiến nào cũng đúng, cũng hay, nhưng xem ra quá nhiều đột phá. Cứ ghi trung thành các ý kiến thì có khi lên tới “hàng tá” khâu đột phá. Một dạo, chúng ta hay nói tới mũi nhọn kinh tế. Lắm khi nhiều mũi nhọn quá mà cơ cấu kinh tế hóa thành… quả mít. Bây giờ lại bàn đến đột phá thì phải tính căn cơ, cần “chọc thủng”, cần “phá vỡ” chỗ nào?
Vấn đề là ở chỗ đó. Trung ương cũng chỉ nhằm vào ba đột phá chiến lược thôi. Tại sao cơ sở lại “xài” nhiều đột phá đến thế? Thì ra có nhiều đại biểu, nhiều nơi đã nhầm lẫn khâu đột phá với khâu… phải làm. Tôi di chuyển từ nhà lên thành phố làm việc chặng đường 15 km bằng ô tô, hay xe máy, xe đạp là chuyện thường ngày. Như vậy làm gì có khâu đột phá trong việc đi lên thành phố. Nhưng trong một tình huống đặc biệt nào đó, như trời mưa bão, như đoạn đường đang sửa, như đang có dịch bệnh hoành hành thì mới cần đến việc xử lý tình huống. Xử lý tình huống không thể coi là khâu đột phá, giải pháp đột phá.
Khâu đột phá nhiều khi bắt đầu từ việc chọc thủng những cái yếu kém, trì trệ lâu nay. Bao năm rồi, thậm chí bao nhiệm kỳ rồi vẫn không làm sao phá nổi cái “boong-ke” ấy. Vậy thì lần này, phải phá cho bằng được, thế chính là đột phá! Chẳng hạn, phải làm sạch địa bàn, không để ma túy hoành hành ở làng nọ, tổ dân phố kia. Chẳng hạn, phải chấm dứt tham nhũng vặt ở khu vực hành chính. Chẳng hạn, phải hợp nhất chức danh trưởng thôn và bí thư chi bộ… Đó là những việc không dễ, cần tập trung làm, làm quyết liệt, làm kiên trì, chỉ bàn tiến, không bàn lùi.
Đương nhiên, không phải bất cứ cái gì quyết làm một lần là xong. Có thể xong hoàn toàn, có thể từng bước, từng bộ phận. Điều quan trọng là phải làm với tinh thần, quyết tâm cao nhất, giải pháp đồng bộ. Nên chọn một vài khâu đột phá chứ không nên lựa chọn quá nhiều khâu. Và khi nêu những giải pháp đột phá thì phải theo hướng “kế hoạch một, biện pháp mười”, xác định rõ bước đi, cách làm, ai làm, để không rơi vào tình trạng đầu voi đuôi chuột, “lắm sãi không ai đóng cửa chùa”./.
Theo Hải Đường/Tạp chí Tuyên giáo
Từ khóa » Chọc Thủng Nghĩa Là Gì
-
Thủng - Wiktionary Tiếng Việt
-
CHỌC THỦNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Từ điển Việt Anh "chọc Thủng" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Thủng - Từ điển Việt
-
'chọc Thủng' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh
-
Chọc Thủng Nghĩa Là Gì?
-
Chọc Thủng Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Thủng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Chọc Thủng Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
CHỌC THỦNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Thủng ổ Loét Dạ Dày - Tá Tràng - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Từ Thủng Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Tỉ Lệ Cược Hai ăn Một Nghĩa Là Gì-truc Tiep Bongda