Chu (họ) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Chu.Đối với các định nghĩa khác, xem Chu (họ) (định hướng).

Châu/Chu (chữ Hán: 周), và Chu (朱), là hai họ của người Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên.

Chu / Châu
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữChu / Châu
Chữ Hán朱 / 周
Chữ Nôm朱 / 周
Tiếng Trung
Chữ Hán朱 / 周
Trung Quốc đại lụcbính âmzhū
Đài LoanWade–Gileschu
Tiếng Triều Tiên
Hangul
Romaja quốc ngữJu
Hanja朱/周
McCune–ReischauerChu

Phân biệt họ Châu 周 và Chu 朱

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nghĩa đen của mặt chữ, 周 có nghĩa là "quay vòng, tuần hoàn" (như trong từ chu vi, chu trình, chu kỳ); 朱 có nghĩa là "màu đỏ son" (như trong từ vết chu sa)

Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, cả 周 và 朱 đều chỉ có một cách đọc là Chu. Âm đọc Hán Việt Châu được giải thích bắt nguồn từ việc kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu nên Chu được đổi thành Châu.

Theo phiên thiết trong các vận thư soạn thời Đường, Tống của Trung Quốc (thời điểm được cho là hình thành nên âm Hán Việt tiêu chuẩn) và âm đọc trong tiếng Trung Quốc đương thời thì chữ "周" đọc là "châu" [1], chữ "朱" đọc là "chu" [2]. Trong tiếng Việt có hiện tượng vần "âu" và "u" hỗ hoán, một số chữ Hán có âm Hán Việt mang vần "âu" có âm đọc theo phiên thiết mang vần "u" và ngược lại. Tỉ dụ như "chu" 週 có âm đọc theo phiên thiết là "châu", "châu" 珠 có âm đọc theo phiên thiết là "chu", "thu" 秋 có âm đọc theo phiên thiết là "thâu", "thâu" 輸 có âm đọc theo phiên thiết là "thu".

Trong tiếng Trung Quốc hai họ Châu/Chu 周 và Chu/Châu 朱 có âm đọc khác nhau. Dưới đây âm đọc của họ Châu/Chu 周 và Chu/Châu 朱 trong tiếng phổ thông Trung Quốc và một số phương ngôn của tiếng Hán:

  • Họ Châu 周:
    • Tiếng phổ thông Trung Quốc: zhōu
    • Tiếng Quảng Đông: zau1
    • Tiếng Triều Châu: ziu1
    • Tiếng Khách Gia: ziu1
    • Tiếng Mân Nam: ziu1
  • Họ Chu 朱:
    • Tiếng phổ thông Trung Quốc: zhū
    • Tiếng Quảng Đông: zyu1
    • Tiếng Triều Châu: zu1
    • Tiếng Khách Gia: zu1
    • Tiếng Mân Nam: zu1

Theo bảng xếp hạng "Bách gia tính" ("百家姓"排行榜) năm 2013 của Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gốc Tính thị Hoa Hạ Hội Nghiên cứu Văn hoá Phục Hi Trung Hoa (中華伏羲文化研究會華夏姓氏源流研究中心) họ Châu/Chu 周 đứng thứ 10, họ Chu 朱 đứng thứ 14 về số lượng người mang họ [3].

Trong tiếng Triều Tiên hai họ 周 và 朱 là đồng âm, đọc theo âm chữ Hán Triều Tiên đều là "주" (chuyển tả Latin: Ju). Tổng số người theo hai họ này ở Hàn Quốc là 215.010 theo thống kê năm 2000, xếp thứ 32 theo độ phổ biến ở Hàn Quốc [4].

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

1. Theo Hà đồ vận lục pháp, thời hoàng đế Hiên Viên có vị đại tướng là Chu Xương, đời Nhà Thương lại có viên Thái sử tên Chu Nhậm. Con cháu 2 người trên đều lấy Chu (周) làm họ.

2. Thời Tam Đại có nhà Chu (周). Sau khi nhà Chu bị Tần diệt, con cháu lấy Chu làm họ để tưởng nhớ nước cũ.

3. Theo Nguỵ thư, thiên Quan thị chí, thời Nam Bắc triều, Bắc Nguỵ Hiến Văn Đế (thế kỉ V) chia Thác Bạt thị làm 7 phần cho mỗi huynh đệ 1 phần. Người anh trai thứ nhận họ Hán là Phổ (普), sau được Hiến Đế đổi lại thành Chu (周).

4. Năm Thượng Nguyên nhà Đường, có dân tộc thiểu số mang họ Kị Tá Thì (暨佐时) đã đổi sang họ Chu (周).

5. Thành Du – tiết độ sứ Kinh Nam cuối thời Đường – được Lương Thái Tổ Chu Ôn ban họ Chu (周) sau khi ông mất.

6. Cũng theo Nguyên Hoà tính toản, chút của Chuyên Húc là Lục Chung có người con trai thứ 5 tên Yến An được vua Đại Vũ ban họ Tào (曹). Chu Vũ Vương phong cho cháu chắt Yến An là Tào Hiệp đất Chu (邾) để cai trị. Con cháu đã lấy tên nước làm tên họ. Thời Chiến quốc, Chu bị nước Sở diệt. Người họ Chu (邾) đã lấy họ, bỏ ngữ căn Ấp (阝) để thành chữ Chu (朱) làm tên họ.

7. Con cháu Đan Chu (con cả Đế Nghiêu) đã nhận chữ Chu (朱) làm tên họ.

8. Theo Nguyên Hoà tính toản, con cháu Chu Hổ (một phụ tá của Bá Ích thời Ngu Thuấn) đã nhận chữ Chu (朱) làm tên họ.

9. Con của Đế Ất là Tử Khải được Chu Thành Vương ban đất Tống để cai trị. Năm 286 TCN, Tống bị nước Tề diệt. Hậu duệ Tử Khải là công tử Chu sống ở Đãng Sơn (Giang Tô). Con cháu nhân đó lấy Chu (朱) làm họ.

10. Theo Nguỵ thư, thiên Quan thị chí và Nguyên Hoà tính toản, thị tộc Khát Chúc Hồn và Khắc Chu Hồn người Tiên Ti ở Lạc Dương đã hợp nhất thành thị tộc Chu, tức họ Chu (朱).

11. Thời Nhà Minh, nhiều người được hoàng đế Chu Nguyên Chương ban cho họ vua (họ 朱).

12. Theo Tính thị khảo lược, họ Chu (舟) bắt nguồn từ tên địa danh Chu Đạo ở nước Sở và Tề cũng như từ tên chức quan Án chu (một chức quan chủ quản về thuyền).

13. Theo Danh mãi thị tộc ngôn hành loại cảo, họ Chu (舟) có nguồn gốc là hậu duệ của Tấn đại phu Chu Chi Kiều.

14. Theo tác giả Hoàng Lê (trong Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, 1996), sau khi chúa Trịnh diệt nhà Mạc, con cháu họ Mạc đã phải thay tên đổi họ. Trong đó, chi họ Mạc ở Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội đã đổi sang họ bố nuôi là 朱 rồi thêm bộ 艹 của họ Mạc (莫) làm dấu hiệu nhận biết thành ra họ 茱. Như vậy, có thể xem họ Chu (茱) cũng tồn tại ở Việt Nam.

Các triều đại họ Chu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hậu Lương (907 – 923) – 朱
  • Nhà Minh (1368 – 1644) – 朱
  • Nam Minh (1644 – 1664) – 朱

Số lượng và phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 周: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mĩ, Canada, Anh…
  • 朱: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Myanmar, Mĩ, Canada…
  • 茱: Trung Quốc, Việt Nam
  • 舟, 邾: Trung Quốc

Số lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người mang họ Chu sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc, trong đó 周 (thứ 10) và 朱 (thứ 14) là 2 họ phổ biến. Ở Hàn Quốc, Chu đứng thứ 43 (họ 朱) và 71 (họ 周) về độ phổ biến theo số liệu của Văn phòng thống kê quốc gia Đại Hàn Dân Quốc năm 2000. Ở Đài Loan, họ 周 đứng thứ 21 và 朱 đứng thứ 33 theo thống kê của bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc năm 2012. Ở Việt Nam, Chu/Châu cũng là họ tương đối phổ biến.

Tổng cộng, họ 周 có dân số khoảng hơn 29 triệu và họ 朱 là khoảng hơn 20 triệu người. Các họ 舟, 邾 và 茱 có số lượng không đáng kể.

Người Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ đại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Á Phu (周亞夫)
  • Chu Du (周瑜)
  • Chu Thái (周泰)
  • Châu Thái (州泰), mang họ hiếm 州.
  • Chu Đồng (朱仝), cung thủ và thầy của tướng nhà Tống Nhạc Phi

Hoàng tộc nhà Hậu Lương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Ôn (朱溫), hoàng đế khai quốc nhà Hậu Lương

Hoàng tộc nhà Minh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Nguyên Chương (朱元璋), hoàng đế khai quốc nhà Minh
  • Chu Doãn Văn Hoàng Đế Nhà Minh.
  • Chu Đệ Hoàng Đế Nhà Minh.
  • Chu Cao Xí Hoàng Đế Nhà Minh.
  • Chu Chiêm Cơ Hoàng Đế Nhà Minh.
  • Chu Kì Trấn Hoàng Đế Nhà Minh.

Nhà Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Châu Doanh, nữ thương nhân cuối thời nhà Thanh

Hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Chí Hâm (朱志鑫), thực tập sinh của Thời Đại Phong Tuấn

  • Chu Thụ Nhân (周樹人), tức Lỗ Tấn
  • Chu Tự Tề (周自齊), Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc đầu thế kỷ XX
  • Chu Đức (朱德), Nguyên soái Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
  • Chu Ân Lai (周恩來), thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Chu Dung Cơ (朱鎔基), thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Châu Tinh Trì (周星馳), diễn viên kiêm đạo diễn Hongkong
  • Châu Huệ Mẫn (周慧敏), ca sĩ kiêm diễn viên Hongkong
  • Châu Hoa Kiện (周華健), ca sĩ Hongkong
  • Châu Kiệt Luân (周杰倫), ca sĩ Đài Loan
  • Châu Du Dân (周育民), ca sĩ, diễn viên Đài Loan, thành viên nhóm nhạc F4
  • Chu Hiếu Thiên (朱孝天), ca sĩ, diễn viên Đài Loan, thành viên nhóm nhạc F4
  • Chu Tiểu Xuyên (周小川), nhà kinh tế
  • Châu Nhuận Phát (周潤發), diễn viên Hongkong
  • Châu Hải My (周海媚), diễn viên Hongkong
  • Châu Lệ Kỳ (周丽淇), diễn viên Hongkong
  • Châu Tấn (周迅), diễn viên
  • Chu Á Văn (朱亚文), diễn viên
  • Chu Lâm (朱琳), diễn viên
  • Châu Kiệt (周杰), diễn viên
  • Chu Nhất Long (朱一龙), diễn viên
  • Chu Vi Đồng (周韦彤), người mẫu, diễn viên
  • Châu Bút Sướng (周笔畅), ca sĩ
  • Chu Mịch (周觅), hay còn gọi là Zhou Mi. thành viên Super Junior- M
  • Châu Nghệ Hiên (周艺轩), ca sĩ, thành viên nhóm nhạc Uniq (ban nhạc)
  • Tzuyu tên thật là Chu Tử Du (周子瑜), ca sĩ người Đài Loan, thành viên nhóm nhạc Twice.
  • Kyul Kyung, tên thật là Chu Khiết Quỳnh (周洁琼), ca sĩ, cựu thành viên I.O.I, thành viên nhóm nhạc Pristin
  • Châu Chấn Nam (周震南), ca sĩ, thành viên nhóm nhạc R1SE
  • Châu Tú Na, diễn viên Hongkong
  • Châu Vũ Đồng, nữ diễn viên Trung Quốc
  • Chu Chính Đình, ca sĩ Trung Quốc, thành nhóm nhạc Nine Percent, NEX7
  • Chu Thánh Y nữ diễn viên Trung Quốc
  • Châu Dã, nữ diễn viên Trung Quốc
  • Châu Thâm (周深), ca sĩ

Người Việt Nam nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Đạt (朱達): thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa ở Cửu Chân chống lại nhà Đông Hán
  • Chu Công Mẫn: là vị tướng thời loạn 12 sứ quân, có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp Lã Đường
  • Chu Minh, Chu Tuấn: hai anh em người Hoàng Hóa, Thanh Hóa có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Chu Văn An (朱文安): nhà nho, nhà giáo
  • Chu Thiêm Uy, bảng nhãn thời Lê sơ
  • Chu Mạnh Trinh (朱孟楨): tiến sĩ, quan nhà Nguyễn
  • Chu Thị Viên (朱氏媛): phu nhân của chúa Nguyễn Phúc Tần
  • Châu Thị Tế: chánh thất của Thoại Ngọc Hầu
  • Chu Bá Phượng: cựu bộ trưởng bộ Cứu Tế, Bộ Kinh Tế nước Việt nam
  • Chu Huy Mân: Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • Châu Văn Liêm: một trong sáu người tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Châu Văn Tiếp : danh tướng nhà Tây Sơn
  • Chu Văn Tấn: thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng bộ quốc phòng lâm thời.
  • Chu Tam Thức: Bộ trưởng Bộ tài chính Việt Nam 1982-1986
  • Chu Tuấn Nhạ: Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam (1997 - 2002)
  • Chu Văn Tập: tức Học Phi, nhà viết kịch
  • Chu Lai: nhà văn, con trai Học Phi
  • Chu Thúy Quỳnh: Nghệ sỹ nhân dân; Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam
  • Chu Tự Di, Trung tướng, nguyên Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị
  • Chu Ngọc Anh: nguyên Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ 2016 - 2020; ủy viên ban chấp hành trung ương đảng cộng sản việt nam các khóa XI (dự khuyết), XII,XIII, nguyên Chủ tịch UBND Hà Nội 2020 - 2022
  • Chu Sơn Hà: Đại biểu quốc hội khóa XII; XIII; phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội
  • Chu Hảo: Giáo sư. Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ từ 1996 đến 2005. giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức; giám đốc khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc; chủ tịch hội hữu nghị Việt Pháp; được trao tặng huân chương quốc công của Pháp
  • Chu Phạm Ngọc Sơn: Giáo sư, tiến sĩ khoa học; đại biểu Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ 8, 9, 10; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM; Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
  • Chu Duy Kính: trung tướng; Tư lệnh quân khu thủ đô, đại biểu quốc hội khóa 8.
  • Chu Minh Hồng: Thiếu tướng PGS TS.
  • Chu Công Phu: Thiếu tướng;
  • Chu Hồng Uy: Phó Chánh thanh tra Bộ Xây dựng.

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Đình Nghiêm: Cầu thủ bóng đá các đội Nam Định, LG.ACB, Hòa phát; Huấn luyện viên trưởng CLB bóng đá Hà Nội T&T.
  • Chu Ngọc Anh, cầu thủ bóng đá Việt Nam
  • Châu Phong Hòa, cầu thủ bóng đá Việt Nam
  • Châu Đoàn Phát Cầu thủ fusal của CLB Thái Sơn Nam Đương kim quả bóng bạc futsal 2021

Nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Thị Ánh, Á hậu 2 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022

Người Triều Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ju Se Hyeok (tiếng Triều Tiên: 주세혁; chữ Hán: 朱世赫; Hán Việt: Chu Thế Hách), vận động viên bóng bàn Hàn Quốc

Nhân vật hư cấu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu Bá Thông (周伯通), nhân vật trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêuThần điêu hiệp lữ của Kim Dung.
  • Chu Tử Liễu nhân vật trong tiểu thuyết Thần Điêu Đại Hiệp
  • Chu Vũ (朱武), nhân vật trong Thủy hử.
  • Chu Đồng, nhân vật trong Thủy hử.
  • Chu Thông (周通), nhân vật trong Thủy hử.
  • Chu Chỉ Nhược (周芷若), nhân vật trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký của nhà văn Kim Dung.
  • Chu Tảo nhân vật trong Thiết Huyết Đại Kỳ
  • Chu Nghi Tu: Hoàng hậu trong tiểu thuyết Hậu cung Chân Hoàn truyện của Lưu Liễm Tử.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lịch sử họ Châu Trung Quốc

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “周”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ “朱”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ "最新版百家姓排行榜出炉:王姓成中国第一大姓", 新华网, ngày 15 tháng 4 năm 2013, truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2013
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010.
  • x
  • t
  • s
Các họ của người Việt
A
  • An
  • Âu
B
  • Bạch
  • Bành
  • Bùi
C
  • Ca
  • Cái
  • Cam
  • Cao
  • Chu/Châu
  • Chung
  • Chử
  • Chương
  • Công
  • Cung
D
  • Diệp
  • Doãn
  • Dương
Đ
  • Đàm
  • Đan
  • Đào
  • Đặng
  • Đầu
  • Đậu
  • Điền
  • Đinh
  • Đoàn
  • Đỗ
  • Đồng
  • Đổng
  • Đới/Đái
  • Đường
G
  • Giáp
  • Giả
  • Giản
  • Giang
H
  • Hạ
  • Hán
  • Hàn
  • Hàng
  • Hình
  • Hoa
  • Hoàng/Huỳnh
  • Hoàng Phủ
  • Hồ
  • Hồng
  • Hùng
  • Hứa
  • Hướng
  • Hữu
K
  • Kha
  • Khang
  • Khổng
  • Kiên
  • Kiều
  • Kim
  • Khuất
  • Khúc
  • Khương
L
  • La
  • Lạc
  • Lại
  • Lam
  • Lâm
  • Lều
  • Lộc
  • Lục
  • Luận
  • Lữ/Lã
  • Lương
  • Lường
  • Lưu
M
  • Ma
  • Mạc
  • Mai
  • Man
  • Mẫn
  • Mâu
N
  • Nghiêm
  • Ngô
  • Ngụy
  • Nguyễn (Nguyễn Phúc/Nguyễn Phước)
  • Nhan
  • Nhâm
  • Nhữ
  • Ninh
Ô
  • Ông
P
  • Phạm
  • Phan
  • Phí
  • Phó
  • Phùng
  • Phương
Q
  • Quách
  • Quản
S
  • Sầm
  • Sơn
  • Sử
T
  • Tạ
  • Tăng
  • Thạch
  • Thái
  • Thẩm
  • Thang
  • Thân
  • Thi
  • Thiệu
  • Thiều
  • Tiết
  • Tiêu
  • Tôn
  • Tôn Nữ
  • Tôn Thất
  • Tống
  • Trang
  • Trà
  • Trần
  • Triệu
  • Trình
  • Trịnh
  • Trương
  • Từ
  • Tưởng
U
  • Ung
  • Uông
V
  • Văn
  • Viên
  • Vũ/Võ
  • Vương

Từ khóa » Chu Có Nghĩa Là Gì