Chuyện Ngụ Ngôn Về Chiên Và Dê Có ý Nghĩa Gì?
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu cách ...
Dành vĩnh hằng với Thiên Chúa
Nhận sự tha thứ từ Thượng Đế
Câu hỏi Chuyện ngụ ngôn về Chiên và Dê có ý nghĩa gì? Trả lời Chuyện ngụ ngôn về Chiên và Dê là một phần của Bài thuyết trình ở trên Núi Ô-li-ve, và được tìm thấy trong Ma-thi-ơ 25:31-46. Chuyện ngụ ngôn là một câu chuyện đơn giản, ngắn gọn về sự so sánh. Chúa Giê-xu đã dùng chuyện ngụ ngôn để dạy các lẽ thật thuộc linh bằng những tình huống trần tục. Chúa Giê-xu bắt đầu câu chuyện ngụ ngôn bằng cách nói rằng nó liên quan đến sự trở lại của Ngài trong vinh hiển để thiết lập vương quốc của Ngài (Ma-thi-ơ 25:31). Vì vậy, bối cảnh của sự kiện này là lúc bắt đầu của Thiên Hy Niên (một ngàn năm), sau thời kỳ Đại Nạn. Tất cả những người trên đất lúc đó sẽ được đem đến trước mặt Chúa Giê-xu, và Ngài sẽ chia họ “như người chăn chia chiên và dê ra: để chiên bên phải, và dê bên trái” (câu 32-33). Con chiên là những người đã được cứu trong thời kỳ Đại Nạn, còn những con dê là những người không được cứu sống sót trong thời kỳ Đại Nạn. Những con chiên ở bên phải Chúa Giê-xu được Đức Chúa Cha ban phước và được hưởng vương quốc thiên đàng (câu 34). Lý do là: “Vì Ta đói, các con cho Ta ăn; Ta khát, các con cho Ta uống; Ta là khách lạ, các con tiếp rước Ta; Ta trần truồng, các con mặc cho Ta; Ta ốm đau, các con chăm sóc Ta; Ta bị tù, các con thăm viếng Ta” (câu 35-36). Những người công chính sẽ không hiểu: họ đã thấy Chúa Giê-xu trong tình trạng khốn khổ như vậy và đã giúp Ngài khi nào? Vua Giê-xu sẽ trả lời, “Thật, Ta bảo các con, khi các con làm điều ấy cho một người thấp kém nhất trong anh em nầy của Ta, tức là đã làm cho Ta” (câu 39-40). Xin xem Lu-ca 8:19-21; Ma-thi-ơ 12:49:50). Những con dê ở bên trái của Chúa Giê-xu thì bị nguyền rủa với lửa địa ngục đời đời, “đã chuẩn bị sẵn cho quỷ vương và những quỷ sứ của nó” (câu 41). Lý do là: họ đã có cơ hội để phục vụ Chúa, nhưng họ đã không làm gì cả (câu 42-43). Những người bị đày xuống địa ngục hỏi: “Lạy Chúa, có khi nào chúng tôi thấy Chúa đói, hoặc khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, hoặc ốm đau, hoặc bị tù mà không phục vụ Ngài đâu?” (câu 44). Chúa Giê-xu sẽ đáp lại rằng: “Thật, Ta bảo các ngươi, khi các ngươi không làm điều đó cho một người thấp kém nhất trong những người nầy, tức là các ngươi làm cho Ta” (câu 45). Sau đó, Chúa Giê-xu kết thúc bài thuyết trình với một sự tương phản: “Rồi những kẻ này sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công chính sẽ vào sự sống đời đời” (câu 46). Trong chuyện ngụ ngôn về Chiên và Dê, chúng ta thấy người được chuộc tội và được cứu, và người bị lên án và hư mất. Đọc lướt qua thấy có vẻ như đề nghị rằng sự cứu rỗi là kết quả của việc làm tốt đẹp. “Những con chiên” đã hành động một cách nhân đức, ban cho thức ăn, đồ uống, và quần áo cho người nghèo khổ. “Những con dê” không bày tỏ lòng nhân đức. Việc này có vẻ như dẫn đến kết quả là sự cứu rỗi dành cho những con chiên và sự đày xuống địa ngục dành cho những con dê. Tuy nhiên, Kinh Thánh không có mẫu thuẫn, và nó dạy rất rõ ràng và lập đi lập lại nhiều lần rằng sự cứu rỗi là bởi đức tin nhờ ân diển của Đức Chúa Trời và không phải bằng việc làm tốt của chúng ta (xem Giăng 1:12; Công vụ 15:11; Rô-ma 3:22-24; 4:4-8; 7:24-25; 8:12; Ga-la-ti 3:6-9; và Ê-phê-sô 2:8-10). Thực ra, chính Chúa Giê-xu nói rất rõ ràng trong chuyện ngụ ngôn này rằng sự cứu rỗi của những “con chiên” không căn cứ vào việc làm của họ - sự thừa hưởng của họ là “đã chuẩn bị sẵn cho các con từ khi tạo dựng trời đất” (Ma-thi-ơ 25:34), rất lâu trước khi họ có thể làm bất cứ việc tốt nào! Những việc làm tốt được đề cập đến trong chuyện ngụ ngôn không phải là nguyên nhân của sự cứu rỗi mà là kết quả. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta trở nên giống như Chúa Giê-xu (xem Rô-ma 8:29; II Cô-rinh-tô 3:18; Cô-lô-se 2:6-7. Ga-la-ti 5:22 cho chúng ta biết rằng trái của Thánh Linh là yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại và tiết độ. Những việc làm tốt trong cuộc sống của tín đồ là sự tuôn tràn trực tiếp của những đặc tính này, và chỉ được chấp nhận bởi Đức Chúa Trời vì mối liên hệ tồn tại giữa người đầy tớ và Chủ, người được cứu và Đấng Cứu Rỗi, con chiên và Đấng Chăn Chiên (xem Ê-phê-sô 2:10; I Phi-ê-rơ 5:4). Sứ điệp cốt lõi của chuyện ngụ ngôn về Chiên và Dê là dân sự của Đức Chúa Trời sẽ yêu thương người khác, nhất là cho anh em trong gia đình đức tin (Ga-la-ti 6:10). Những việc làm tốt sẽ xuất phát từ mối liên hệ của chúng ta với Đấng Chăn Chiên. Những người theo Chúa Giê-xu sẽ đối xử với người khác bằng lòng nhân từ, phục vụ họ như là đang phục vụ cho chính Đấng Christ. Những người chưa được tái sinh và đổi mới bởi Đức Thánh Linh sẽ sống một cách trái ngược. Mặc dù “những con dê” thật sự có thể làm những hành động nhân từ và từ thiện, nhưng tấm lòng của họ không đúng với Đức Chúa Trời, và những hành động của họ không vì mục đích ngay thẳng là để tôn vinh và thờ phượng Đức Chúa Trời. English Trở lại trang chủ tiếng Việt Chuyện ngụ ngôn về Chiên và Dê có ý nghĩa gì? Chia sẻ trang này: © Copyright Got Questions MinistriesTừ khóa » Con Chiên Có Nghĩa Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "con Chiên" - Là Gì?
-
Con Chiên Là Gì
-
Con Chiên Là Gì
-
Con Chiên Là Gì
-
Từ Điển - Từ Con Chiên Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Con Chiên Ngoan Đạo - Tìm Hiểu Sống Đạo
-
'con Chiên' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt - Dictionary ()
-
Chiên Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
CON CHIÊN NGHĨA LÀ KHÔNG SỐNG In English Translation - Tr-ex
-
Con Chiên Là Gì - Onfire
-
Chiên Thiên Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đức Giêsu Kitô – Đường Chiên Thiên Chúa
-
Một Bầy Chiên Và Một Người Chăn - Church Of Jesus Christ
-
Ngoan đạo Nghĩa Là Gì? - Từ-điể