Dông Gió Hay Giông Gió Là đúng Chính Tả Tiếng Việt?

Mục lục Hiện Dông gió hay Giông gió Phân biệt D và Gi Nguyên nhân sự không thống nhất d, gi

Dông gió hay Giông gió

Dông gió hay Giông gió
Dông gió hay Giông gió

Dông gió hay Giông gió là đúng chính tả? Đây là 2 cặp từ mà nhiều người dùng hay bị sai. D - Gi là cặp âm đầu thường bị nhầm lẫn trong tiếng Việt. Làm sao để phân biệt cặp từ này? Hãy cũng Muazi.vn phân tích qua bải viết sau đây.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì định nghĩa: “Dông - hay còn viết là giông - là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi…”

Tuy nhiên, Từ điển mở Wiktionary chỉ đưa ra định nghĩ danh từ “dông” – “chỉ hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra đặc biệt vào các tháng 6-7-8, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét”.

Phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa cầu, khi thông tin về kiến thức cũng viết “Kiến thức phổ thông về dông, sét” – “Cơn dông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thăng. Cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và có thể trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km…”

Các từ điển xưa chỉ có “dông” với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa (Huỳnh Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377).

Một số từ điển hiện nay cũng coi “dông” là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999:548).

Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả “dông” và “giông”, xem như hai biến thể của cùng một từ (Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403).

Phân biệt D và Gi

Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.

Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim…)

Mẹo Dưỡng Dục :

Từ Hán Việt có dấu ngã hoặc dấu nặng thì viết d

Ví dụ : anh dũng, biểu diễn, dã man, dạ khúc, diện mạo, hiện diện ,…

Mẹo Giảm Giá:

Từ Hán Việt có dấu sắc hoặc dấu hỏi thì viết gi

Ví dụ : giải thích, khai giảng, nhà giáo, tam giác, thính giả,….

Mẹo Di Dân:

Từ Hán Việt không có dấu mà nguyên âm không phải là a thì viết là d

Ví dụ : di chuyển, du khách, duy tâm

Nguyên nhân sự không thống nhất d, gi

Đầu tiên, xét theo quan điểm lịch đại, có thể một trong hai từ là từ cổ, thường được sử dụng trước đây, nhưng theo thời gian cách viết phụ âm đầu có thay đổi, nên tồn tại cả hai cách viết, ví dụ như từ “dền” trong “rau dền/ giền”. Các tác giả từ điển ghi rõ trong phần giải thích rằng đây là những từ ngữ “cũ, ít dùng”, sơ bộ có thể thống kê được 27 mục từ như vậy.

Tiếp theo, có trường hợp do không hiểu rõ nghĩa gốc của từ ngữ mà tạo nên hai quan niệm khác nhau, dẫn đến hai cách viết khác nhau, như cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ về tên gọi Thánh Dóng hay Thánh Gióng, Hội Dóng hay Hội Gióng.

Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, người có nhiều công trình nghiên cứu về Thánh Dóng thì cả quyết tên của cậu bé (là Thánh Gióng sau này) là Dóng, con ông Đùng bà Đà, chứ không phải như mọi người sau này suy diễn là vì cậu bé suốt ngày chỉ nằm trên thúng tre, treo trên cái gióng (cái quang gánh) nên có tên là Gióng. Và hiện nay vẫn cứ tồn tại cả hai cách viết.

Tra cứu các mục từ “gióng” trong từ điển tiếng Việt , ngoài các nghĩa trên ra, ta thấy thêm các từ “gióng” khác có những nghĩa khác nhau: “gióng” là đoạn giữa hai mắt của một số cây có thân thẳng; đốt, VD Gióng mía, gióng tre. “gióng” có nghĩa là thúc ngựa đi (ít dùng) VD gióng ngựa.

Mấy năm trước, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị và được Chính phủ chuẩn y trình lên UNESCO đưa Lễ hội Thánh Dóng vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Mặc dù vậy, trong Công văn 5299 ban hành ngày 4/8/2009 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, lại dùng chữ Thánh Gióng.

Cạnh đó, còn có lí do viết theo thói quen hình thành từ trước. Đọc lại một số tác phẩm của các tác giả của các thế kỉ trước, ta thấy cách viết của họ thiên về những từ có phụ âm đầu là GI, hiện nay không còn thông dụng mà phần lớn đã chuyển sang D nhiều hơn, như:

  • Hoa trôi bèo giạt đã đành (Truyện Kiều)
  • Giòng nước ngược (Tú Mỡ)
  • Giòng sông Thanh Thủy (Nhất Linh)
  • Hoặc cũng có trường hợp ngược lại:
  • Dông tố (Vũ Trọng Phụng)

Trên đây, Muazi.vn đã trả lời câu hỏi Dông gió hay Giông gió, từ nào đúng chính tả?

5/5 - (1 bình chọn) Chia sẻ ngay:

Từ khóa » Từ Ghép Với Từ Dông