"Đồng Tính" Và "luyến ái" - Sáu Sắc
"Đồng tính" và "luyến ái"
Có lúc tôi tự hỏi, chữ "luyến" trong cụm từ "đồng tính luyến ái" có nghĩa gì không.[*] Tôi biết, tất nhiên là nó có ý nghĩa, nhưng cụ thể là vai trò của nó như thế nào trong việc tạo nên hàm nghĩa cho toàn cụm từ. Lý do là vì khoảng độ cách đây 4 hay 5 năm gì đó, người ta bắt đầu ghi nhận việc bỏ đi chữ "luyến" và dùng từ "đồng tính ái" như một từ đầy đủ và đưa vào trong nhiều ý kiến, bài báo khoa học. Nhưng thời gian gần đây thì lại ít sử dụng hơn và có vẻ càng ngày càng không được ưa dùng. Xin ghi chú ở đây là tôi không đề cập đến việc bỏ cả từ "luyến ái" thành "đồng tính", vì đây là cách nói tắt thông thường, được mọi người ngầm hiểu, chứ bản thân từ "đồng tính" thì chưa đủ nghĩa để diễn đạt về "homosexuality".*Luyến, Ái và Luyến Ái "Luyến" hay "ái" thì cũng có nghĩa rất giống nhau, "yêu", "thương", "thích", nói chung là có tình cảm.[1] "Luyến ái" mà dịch ra thì là "yêu thương". Có thể có suy nghĩ rằng "luyến" là "thương" còn "ái" mới là "yêu". Thật ra theo như tôi tra từ điển [2] thì thấy "luyến" là "love", "ái" cũng là "love", thú vị nữa là tra thử cả từ "luyến ái" thì... cũng là love. Từ đây mà tôi mới chợt nhớ ra, trong tiếng Việt hay dùng (nhưng xưa lắm rồi) từ "luyến ái" như một cụm từ, và nó có nghĩa chung là "yêu thương" chứ không phải tách từ này là yêu, từ kia là thương. Ví dụ như cái câu "chuyện tình cảm luyến ái của con người thì khó mà nói trước được".Tra cứu một hồi, tôi lạc vào một trang wiki tiếng Nhật, bài về "luyến ái"[3] (tiếng Nhật luôn, nhưng viết giống tiếng Trung Quốc, ngộ cái là nửa phồn nửa giản), và tương đương với bài này bên trang tiếng Anh đó là "falling in love". Cho nên tôi nghĩ chính xác nhất thì "luyến ái" nên dịch là "yêu đương."Cho nên dùng "đồng tính luyến ái" là không phải trùng hay dư. Nó có nghĩa là "chuyện yêu đương cùng giới". Còn "đồng tính ái" là "yêu cùng giới". Tôi có cảm tưởng "đtla" nhấn mạnh tới "luyến ái", còn "đta" lại nhấn mạnh cái "đồng tính" (không biết vậy có quá cảm tính không). Khó diễn đạt nhỉ, cứ tưởng tượng vầy, "đồng tính luyến ái" là "falling in love with same-sex person", còn "đồng tính ái" là "loving same-sex person." (lưu ý là "fall in love" có khác với "love", nó còn là một khái niệm chứ không chỉ là thành ngữ đơn thuần)*Vậy nên dùng từ nào?Theo ý kiến cá nhân tôi, nên dùng từ "đồng tính ái" như là thuật ngữ chính thức khi đề cập đến "homosexuality". Về lý thuyết thì bỏ đi từ "luyến" chả ảnh hưởng ngữ nghĩa gì cả, vì trong ngôn ngữ Hán-Việt thì từ "luyến ái" không còn ngữ cảnh thích hợp để dùng nữa. Ngoài ra theo xu hướng chung của ngôn ngữ hiện đại thì nên giản tiện và ngắn gọn hơn. Còn về tính thực dụng thì bỏ đi từ này sẽ làm cái khái niệm nó... bớt sến hơn, giảm bớt một âm trắc, thêm nữa là tiết kiệm chữ, thời gian, giấy, mực...Từ đó mà nảy sinh vấn đề nữa là cái từ "đồng tính ái" lại có vẻ lưng chừng (chưa kể là nghe nó còn hơi "ái ái" :)). Nên đa số bài viết đều dùng ngắn gọn là "đồng tính", còn nếu muốn viết dài thì ghi ra cả ĐTLA chứ cũng chẳng ghi ĐTA làm gì. Tôi thì nghĩ từ "đồng tính" ngắn gọn, thân thuộc và dễ hiểu. Dù bản thân từ "đồng tính" là chưa đủ nghĩa, nhưng ai cũng hiểu, thì nên dùng luôn cho thuận tiện. Còn khi phải đề cập một cách chính thống và hàn lâm thì nên dùng "đồng tính ái", cho cái từ "luyến" vào dĩ vãng luôn.*Chắc không đó?Tra thử tiếng Hoa thì thấy người ta cũng dùng (hoặc đã dùng rồi mình cũng dùng) cả hai cách này nhưng "đồng tính ái" (同性爱) nhiều hơn hẳn "đồng tính luyến ái" (同性恋爱). Cách dùng ngắn "同性" cũng không phải ít.Vậy nếu "luyến" hay "ái" đều giống nhau, miễn là đừng "luyến ái", thì mình có thể dùng "đồng tính luyến" được hay không? Câu trả lời là về mặt lý thuyết là hoàn toàn được. Bên Trung Quốc họ dùng từ "đồng tính luyến" là từ chính thức trong wikipedia và nhiều tài liệu khác. (trong trang wiki nếu tìm trang "đồng tính ái" thì nó sẽ chuyển hướng sang trang "đồng tính luyến") [4]Đương nhiên không thể nói Wikipedia là chính thống và chính xác tuyệt đối, nhưng tôi nghĩ ít ra nó cũng trả lời được cho câu hỏi là có thể dùng "đồng tính luyến" hay không. Tuy vậy, họ dùng như thế không có nghĩa mình cũng nên dùng như thế, điều này tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh xã hội của từng quốc gia.*Tóm lại Nói chung thì tôi nghĩ quan trọng là "đồng tính", còn thôi thì theo thói quen cái gì cũng được vậy. Về bản thân thì tôi khuyến nghị dùng từ "đồng tính ái" ở dạng long form, và "đồng tính" ở tất cả các trường hợp bình thường khác.--[*] Bài viết này được tổng hợp lại từ cuộc trao đổi với một người bạn.[1] Tự điển Hán Việt - http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php[2] Từ điển Trung - Anh - http://www.nciku.com[3] Wikipedia tiếng Nhật - http://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%81%8B%E6%84%9B[4] Wikipedia tiếng Trung giản thể - http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%90%8C%E6%80%A7%E6%81%8BComments
- Anonymous1/1/10, 8:27 PM
người bình thường thích dùng chữ đồng tính cho gay hay lesbian hơn là đồng tính ái, vì họ tin rằng những người đồng tính không thể và không tồn tại tình yêu nên chữ "ái" hay "luyến ái" là dư thừa hoặc không tồn tại trong cái óc nhỏ xíu của họ
ReplyDeleteReplies- Reply
Post a Comment
Ai cũng có thể comment, dùng tài khoản Wordpress, Typepad, AIM... hay thậm chí chỉ cần để lại Name/URL của bạn. Nếu không thì comment ẩn danh (Anonymous) cũng được chào đón! ツĐể nhận được thư báo khi có comment phản hồi, hãy nhấn Subscribe by email ở dưới khung comment. Để dừng việc hồi báo này, nhấn Unsubscribe ở cùng vị trí.
Popular Posts
Top, bot và "vai vế"
Một loại quần lót giúp bạn "công khai" vị trí? Khi nhìn vào một đôi bạn đồng tính (cả gay là lesbian), người ta hay có một thắc mắc thông thường: "Ai top, ai bot"? (-bottom) Vấn đề là "top" hay "bot" thì thể hiện cái gì, và có phải lúc nào cũng cần "kèo trên kèo dưới" như vậy hay không? Theo nghĩa rộng , top hay bot thể hiện vị trí, "vai" của một người trong mối quan hệ của cặp đôi đó. Những cách gọi khác là vai vợ/ chồng, vai mạnh/ yếu, vai cứng/ mềm. Chuyên môn hơn một chút trong cộng đồng lesbian là butch/ femme. Người top thì thường mạnh mẽ, cứng rắn ; bảo bọc, che chở cho "em bot" nhỏ nhắn, dễ thương. Cái mềm, cứng của gay nó khác với khái niệm "mạnh mẽ", "yếu đuối" của straight. Nhiều khi nó chỉ xuất hiện trong mối quan hệ riêng tư giữa hai người mà thôi, chứ tách hai người ra thì cũng khó mà biết ai "yếu" ai "mạnh". Mềm/ cứng không thể hiện qua vai trò giớiTại sao cần ủng hộ hôn nhân đồng giới?
Trong quan niệm nhiều người thì việc hai người đồng tính kết đôi với nhau là điều không bình thường, song nếu nhìn nhận rằng mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc , và là hạnh phúc chính đáng, xuất phát từ tình yêu chân thành thì sẽ không khó để trả lời cho câu hỏi hôn nhân đồng tính có hợp tình hợp lý hay không. Thực tế, việc cho phép những người đồng tính kết hôn không gây xâm phạm gì đến lợi ích, quyền của người khác, mà chỉ mang lại hạnh phúc và sự bảo vệ cho những người đồng tính vốn là một phần bình thường, tự nhiên và không thể tách rời của xã hội. 1. Một số ý kiến cho rằng trên thế giới có rất ít nước công nhận hôn nhân đồng giới. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Nguyên nhân chính ở những quốc gia chưa hợp pháp hôn nhân đồng giới là vấn đề niềm tin tôn giáo và đối lập giữa các đảng phái, chứ không phải do quan niệm xã hội khắt khe. Hiện có khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa “hôn nhân đồng giới”, nhưng họ chỉ gọi đơn giản là “hôn nhân bình đẳng” vì cho rằnHai "Top"/"Bot" có thể làm gì cùng nhau?
Hai "top"/"bot" trong mối quan hệ tình cảm Đầu tiên xin trả lời một thắc mắc rộng hơn: Hai ‘top’/'bot' thì có nên quen nhau hay không, hay xa hơn, họ có yêu nhau được không? Ngoài tình dục, trong một mối quan hệ có rất nhiều khía cạnh quan trọng khác đóng góp cho sự bền vững, chiều sâu và sự hoàn chỉnh cho mối quan hệ. Tất nhiên việc không đáp ứng được nhu cầu về tình dục có thể gây ra ức chế tạm thời, nếu bạn xem tình dục là một giá trị quan trọng. Điều này phụ thuộc vào việc bạn xem chuyện tình dục đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của bạn. Bạn cần xác định rõ trước khi quyết định bắt đầu sâu hơn vào mối quan hệ. Quan hệ cửa sau và phải là người ‘cầm cương’ có phải là một yêu cầu bắt buộc trong mối quan hệ của bạn với ai đó không hay? Việc nói chuyện cởi mở với nhau, cộng thêm sự sáng tạo, sẽ giúp cả hai đạt được nhu cầu của mình. Nhưng nếu những “cách thay thế” hoặc cố gắng vẫn không đáp ứng nhu cầu về tình dục của bạn, trong khi nó lạiTừ khóa » Chữ Luyến Có Nghĩa Là Gì
-
Luyến - Wiktionary Tiếng Việt
-
Luyến Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Luyến Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Tra Từ: Luyến - Từ điển Hán Nôm
-
Từ Luyến Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "luyến" - Là Gì?
-
Ý Nghĩa Của Luyến
-
Tên Luyến Có Nghĩa Là Gì
-
Từ Điển - Từ Lưu Luyến Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Luyến Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Tự Luyến Là Gì? - Mạng Thư Viện
-
Xuyến Luyến Là Gì
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự LUYẾN 恋 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật ...