Khái Niệm “Giao Dịch” Theo Từ điển Tiếng Việt được Hiểu Một Cách ...

  1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Luật >
Khái niệm “Giao dịch” theo từ điển Tiếng Việt được hiểu một cách đơn giản nhất là sự đổi chác, mua bán. Giao dịch hình thành từ hình thức đơn giản nhất như con người trao đổi sản phẩm do mình làm ra, cho đến ngày nay khi giao dịch được sử dụng với nhi...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 100 trang )

vi lập di chúc….Trải qua nhiều thời kỳ phát triển của xã hội cùng với sựthăng trầm của nền kinh tế, ngày nay thuật ngữ giao dịch dân sự đã được nângtầm thành chế định giao dịch dân sự và chiếm một vị trí quan trọng trong Bộluật dân sự hiện hành.Đối với thế giới, sự phát triển của “giao dịch dân sự” tại mỗi quốc giacó những đặc thù riêng. Nét chung nhất có thể thấy được là vị trí của chế địnhgiao dịch dân sự ngày càng được nâng cao và chú trọng. Tuy nhiên, tùy theotình hình phát triển kinh tế xã hội ở một đất nước mà giao dịch dân sự lạiđược quy định ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Ví dụ: tại BLDS củaNhật Bản quy định về chế định hợp đồng và chế định thừa kế theo di chúc; tạiBLDS của Pháp không nêu ra chế định giao dịch dân sự mà quy định về chếđịnh hợp đồng và chế định thừa kế…Những BLDS này tuy rằng không quyđịnh định nghĩa khái niệm giao dịch dân sự nhưng về bản chất và các loạihình của giao dịch dân sự như: hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương đềuđược quy định cụ thể và chi tiết.Chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống luật pháp của các quốc gianên giao dịch dân sự cũng có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau. Ở ViệtNam, khái niệm “giao dịch dân sự” được các nhà khoa học định nghĩa theonhiều góc độ. Có nhà khoa học cho rằng: “Giao dịch dân sự là hành vi đượcthực hiện nhằm thu được kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kếtquả trở thành hiện thực” [13, tr.266], đồng thời cũng có cách hiểu về giaodịch dân sự theo nghĩa chủ quan như: “Giao dịch là một sự kiện pháp lý, baogồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương (hợp đồng) làm phát sinhhậu quả pháp lý”. Tác giả đồng tình với cách lý giải giao dịch dân sự theonghĩa chủ quan này. Bởi nó mang tính khái quát cao nhất bản chất của giaodịch dân sự.Trong phạm vi tiểu mục này, tác giả luận bàn về khái niệm giao dịchdân sự được hiểu theo góc độ, ý nghĩa chủ quan như đã nêu trên. Ngoài việcđược quy định trong các văn bản pháp luật của nhiều nước trên thế giới, khái7 niệm giao dịch dân sự còn được các nhà khoa học, các học giả nghiên cứu vàđưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo một số nhà khoa học Nhật Bản đãnêu: “Giao dịch dân sự là hành vi hợp pháp nhằm phát sinh, thay đổi hoặcchấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” [12, tr.114]. Định nghĩa này thể hiệnphần lớn các quan hệ trong xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật và được coilà giao dịch dân sự. Đồng nghĩa với việc giao dịch dân sự là tất cả những hànhvi tự nguyện của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự nhằm thuđược một kết quả nhất định và các hành vi này không trái với pháp luật.Trong một số trường hợp nhất định thì giao dịch dân sự không cần phải có sựtác động của luật pháp mà nó được điều chỉnh bằng tập quán và đạo đức xãhội. Chỉ khi nảy sinh tranh chấp, mâu thuẫn thì chủ thể tham gia giao dịch yêucầu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử và tạo điều kiện cần thiết đểgiao dịch được thực hiện.Điều 121 BLDS Việt Nam năm 2005 định nghĩa giao dịch dân sự nhưsau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làmphát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Để hiểu rõ hơnvề khái niệm này cần tìm hiểu bản chất của “hợp đồng” và “hành vi pháp lýđơn phương”.Theo quy định tại Điều 388 BLDS 2005 thì: “Hợp đồng dân sự là sựthỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩavụ dân sự ”. Tác giả cho rằng khái niệm này khá phù hợp với thực tế hiện nayvà mang tính khái quát cao. Chúng ta có thể xem xét một số quy định về hợpđồng của một số nước trên thế giới. Theo quy định tại Điều 1373 BLDS 1994của Bang Québec (Canada): “Hợp đồng là sự thống nhất ý chí, theo đó mộthoặc nhiều chủ thể phải thực hiện những cam kết đã định vì lợi ích của mộthoặc nhiều chủ thể khác”. Định nghĩa này đã thể hiện rõ bản chất của hợpđồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí. Nhưng đây mới chỉ là điều kiệncần, định nghĩa hợp đồng của BLDS Québec chưa chỉ ra được dấu hiệu đặctrưng nhất của hợp đồng là sự ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa8 các bên. Luật Hợp đồng Trung Quốc năm 1999 quy định tại Điều 2 về hợpđồng như sau: “Hợp đồng theo quy định của luật này là sự thỏa thuận về việcxác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bìnhđẳng tự nhiên nhân, các tổ chức khác. Các thỏa thuận liên quan đến quan hệhôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ… thích dụng với quy định của các luậtkhác”. Quy định Hợp đồng của pháp luật Trung Quốc hơi dài nhưng về mặtbản chất và nội dung tương tự như định nghĩa hợp đồng của BLDS Việt Nam.Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, là căn cứ pháp lý làm phát sinh,thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Hiểu theo nghĩa rộng hơn thìhợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứtcác quyền và nghĩa vụ với nhau. Ngoại trừ các quyền và nghĩa vụ mà phápluật quy định không thể thay đổi bằng việc thỏa thuận của các bên. Đồng thời,không phải tất cả sự thỏa thuận của các bên đều là hợp đồng. Ví dụ như: mộtsự thỏa thuận hứa tặng quà hay thỏa thuận đi chơi cùng bạn….không phải làhợp đồng, vì các thỏa thuận này không tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa cácbên. Hay nói cách khác khi vi phạm các thỏa thuận này sẽ không thể áp dụngchế tài dân sự để xử lý. Có thể nói, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận vàsự tạo ra ràng buộc pháp lý giữa các bên.Trong thực tiễn hiện nay, không phải bất kỳ hợp đồng nào cũng có sựđàm phán, thỏa thuận trước mà hợp đồng còn có loại do một bên đơn phươngdự thảo các điều khoản và một bên có quyền đồng ý hoặc không đồng ý vớitất cả nội dung hợp đồng nhưng sẽ không được thay đổi hay sửa đổi bất kỳmột điều khoản nào.Ví dụ: các công ty cung ứng dịch vụ như điện, mạnginternet…thường soạn mẫu các hợp đồng dịch vụ của mình với khách hàng,nếu khách hàng đồng ý sử dụng thì sẽ ký kết hợp đồng ngay. Có thể thấynhững hợp đồng như trên có những ưu điểm là việc ký kết hợp đồng nhanhchóng, đơn giản tuy nhiên khách hàng lại không được thể hiện ý kiến củamình với nội dung của hợp đồng. Vì trong một số trường hợp với những mặthàng độc quyền thì người tiêu dùng bắt buộc phải ký kết với những hợp đồng9 mẫu do bên cung cấp định sẵn. Hoặc đôi khi khách hàng đồng ý với phần lớnnội dung của hợp đồng này nhưng lại có mong muốn sửa đổi một số nội dungnhỏ theo quan điểm cá nhân thì lại không thể sửa đổi được. Khách hàng trongtrường hợp này chỉ có thể lựa chọn việc chấp nhận ký kết hợp đồng hoặc làkhông ký kết hợp đồng và không thể đưa ra bất kỳ thỏa thuận nào khác.Có thể nói, định nghĩa hợp đồng của BLDS Việt Nam khá ngắn gọn vàchính xác. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cần bỏ từ “dân sự” kèm theo kháiniệm “hợp đồng” [38, tr.12]. Tác giả hoàn toàn đồng tình với ý kiến này, bởilẽ nếu đặt từ “dân sự” ngay sau từ “hợp đồng” dễ gây hiểu nhầm theo nghĩahẹp, khái niệm hợp đồng dân sự ở đây là một loại hợp đồng như là các là hợpđồng khác như: hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế…Trong khi đó kháiniệm “hợp đồng dân sự” được các nhà làm luật xây dựng với mục đích để chỉtất cả các loại hợp đồng, vì theo nghĩa rộng dân sự bao gồm cả các lĩnh vực:kinh tế, thương mại, lao động, hôn nhân, gia đình [9, Điều 1]Bộ luật dân sự Việt Nam không quy định về khái niệm hành vi pháp lýđơn phương, tuy nhiên dựa trên góc độ khoa học và theo quy định của Điều131 BLDS 2005 về “Giao dịch dân sự” thì có thể hiểu hành vi pháp lý đơnphương là hoạt động thể hiện ý chí của một bên nhằm phát sinh, thay đổi hoặcchấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia.Ví dụ như: một người lập di chúc để lại di sản thừa kế….Nếu đặt trong phạmvi rộng thì định nghĩa hành vi pháp lý đơn phương như trên là khá đúng đắnvà có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cần phải đặt ra câu hỏi là mọi hành vipháp lý đơn phương có phải là giao dịch dân sự không? Theo tác giả thì mộtsố hành vi pháp lý đơn phương không được coi là giao dịch dân sự, bởi các lýdo sau đây:- Xem xét quy định tại Điều 249 BLDS 2005 về Từ bỏ quyền sở hữunhư sau: “Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản củamình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việcmình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó”. Tác giả đồng10 ý với việc đây cũng được xem là một hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên,cần phải xem xét hành vi pháp lý đơn phương trên có phải là giao dịch dân sựhay không? Theo tác giả thì hành vi từ bỏ quyền sở hữu theo quy định tạiĐiều 249 BLDS 2005 không phải là giao dịch dân sự. Bởi lẽ hành vi nàykhông làm phát sinh bất kỳ giao dịch dân sự nào. Hay nói cách khác về phíangười tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu sẽ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sảncủa mình tuy nhiên hành vi này cũng không thể xác định sẽ phát sinh quyềnhoặc nghĩa vụ dân sự đối với một chủ thể nhất định nào. Đồng thời tài sản màchủ sở hữu từ bỏ sẽ trở thành vật vô chủ.- Như vậy, qua ví dụ trên đây nhận thấy một hành vi pháp lý đơnphương không phải là giao dịch dân sự khi nó chứa đựng các yếu tố: hành vipháp lý đơn phương được thực hiện đúng pháp luật nhưng không nhằm làmphát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cho một chủ thể khác; người có hành vipháp lý đơn phương thực hiện hành vi không nhằm được hưởng quyền tài sảnhoặc quyền nhân thân hay để thực hiện một nghĩa vụ dân sự nào với một chủthể khác do hậu quả của hành vi đó mang lại.- Việc xác định hành vi pháp lý đơn phương không phải là giao dịchdân sự mang lại nhiều ý nghĩa pháp lý. Dựa trên góc độ khoa học pháp lý nósẽ làm nổi bật bản chất của giao dịch dân sự. Đồng thời, khi nảy sinh tranhchấp thì một hành vi pháp lý đơn phương không phải là giao dịch dân sự sẽđược giải quyết bởi những quy phạm tương ứng điều chỉnh về hành vi đó màkhông chịu sự điều chỉnh của những quy phạm về giao dịch dân sự.Thông qua việc phân tích về hành vi pháp lý đơn phương như trên tácgiả cho rằng Bộ luật dân sự nên quy định về khái niệm hành vi pháp lý đơnphương để việc áp dụng pháp luật được trở nên dễ dàng hơn.Như vậy, từ các vấn đề nêu trên chúng ta thấy rằng bản chất pháp lýcủa giao dịch dân sự phải có hai bên tham gia.Về hợp đồng nó có thể là mộtloại giao dịch song phương hoặc đa phương, nhưng phải có ít nhất hai bêntham gia trong hợp đồng. Đối với hành vi pháp lý đơn phương chỉ được coi là11 giao dịch dân sự khi chủ thể của hành vi đó chấm dứt quyền dân sự của mìnhđồng thời lại nhằm phát sinh quyền dân sự hoặc nghĩa vụ dân sự ở chủ thểkhác mà có mối liên hệ nhân quả đến hành vi pháp lý đơn phương đó.Tóm lại, tác giả đồng tình với định nghĩa về giao dịch dân sự tại Điều121 BLDS 2005. Khái niệm đã mang tính khái quát cao và thể hiện được bảnchất của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hiện tại cơ quan lập pháp Việt Namđang trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự sửa đổi và chế định giao dịchdân sự rất được quan tâm. Dự thảo Bộ luật dân sự đã đề cập đến việc thay đổithuật ngữ: “Giao dịch dân sự” thành thuật ngữ “Hành vi pháp lý”. Một số nhàkhoa học pháp lý cho rằng: thuật ngữ hành vi pháp lý rộng hơn thuật ngữ giaodịch dân sự và bao quát được hết các hành vi pháp lý được thực hiện tronggiao lưu dân sự. Tác giả không đồng tình với nhận định trên và cho rằng giữnguyên thuật ngữ giao dịch dân sự theo quy định của BLDS 2005 sẽ có nhiềuthuận lợi và tích cực hơn, bởi các lý do sau:- Thuật ngữ “giao dịch dân sự” đặc biệt là thuật ngữ “giao dịch” đãđược sử dụng trong suốt thời gian dài của nền kinh tế - xã hội Việt Nam và ănsâu vào tiềm thức của người dân. Trong cuộc sống hàng ngày thuật ngữ nàyđược sử dụng khá nhiều và phổ biến. Nó chính thức được thừa nhận với mộtkhái niệm hoàn chỉnh tại BLDS năm 1995. Vì vậy, với một thuật ngữ đã đượcsử dụng nhiều và không gây ra nhiều những bất cập trong quá trình áp dụngpháp luật thì việc thay thế sẽ gây ra những tác động về mặt tiêu cực khôngnhỏ. Nếu các nhà làm luật thay thế thuật ngữ “hành vi pháp lý” cho thuật ngữ“giao dịch dân sự” sẽ kéo theo hàng loạt văn bản pháp lý có liên quan phảisửa đổi những nội dung liên quan đến giao dịch dân sự. Ngoài ra, với mộtthuật ngữ mới xa lạ trong đời sống hàng ngày thì chúng ta phải tổ chức tuyêntruyền sâu rộng để người dân biết và hiểu, do vậy quá trình này sẽ tốn nhiềuthời gian và tiền bạc.- Hiện nay, nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế - xã hội phát triểnhơn Việt Nam đang sử dụng thuật ngữ “giao dịch dân sự” và thuật ngữ này12 vẫn có thể bao quát được nhiều hành vi xử sự của con người trong xã hội. Vìvậy, tác giả cho rằng tại thời điểm hiện tại việc đưa ra một thuật ngữ mới là“hành vi pháp lý” không cần thiết, trong khi thuật ngữ “giao dịch dân sự” vẫncòn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và nền khoa học pháp lý của nướcta và trên thế giới.- Khái niệm hành vi pháp lý được định nghĩa như sau tại khoản 1 điều121 dự thảo BLDS sửa đổi: “Hành vi pháp lý là s ự thể hiê ̣n ý chí nhằ m làmphát sinh, chấ m dưt quyề n , nghĩa vụ dân sự . Hành vi pháp lý bao gồm hợṕđồng và hành vi pháp lý đơn phương”. So sánh với khái niệm giao dịch dânsự tại Điều 121 BLDS 2005: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vipháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự”. Chúng ta thấy rằng, hai khái niệm này giống nhau về bản chất cả haithuật ngữ hành vi pháp lý và giao dịch dân sự đều bao gồm: hợp đồng, hànhvi pháp lý đơn phương. Như vậy, việc sửa đổi ở đây đơn thuần là việc sửa đổitên thuật ngữ còn nội dung và bản chất vẫn được kế thừa từ BLDS 2005.- Tác giả không đồng tình với ý kiến của các nhà làm luật cho rằng đốivới các hành vi pháp lý hành vi như: của chủ sở hữu hoặc người có quyềnkhác tác động trực tiếp lên tài sản thuộc quyền của mình; hành vi kết hôn, lyhôn, cấp dưỡng…không phù hợp với thuật ngữ giao dịch dân sự. Thiết nghĩvề mặt bản chất chúng ta có thể xác định các hành vi của chủ thể dựa trênnguyên tắc thể hiện ý chí: (i) sự thể hiện ý chí của một người làm phát sinh,thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được gọi là hành vi pháp lýđơn phương; (ii) sự thỏa thuận của từ hai bên trở lên về việc xác lập, thay đổihoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được gọi là hợp đồng. Như vậy, theotác giả thì hành vi của chủ sở hữu hoặc người có quyền khác tác động trựctiếp lên tài sản thuộc quyền của mình mà làm phát sinh, thay đổi hoặc chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự là hành vi pháp lý đơn phương.. Đối với hành vikết hôn, ly hôn, cấp dưỡng… đều là hành vi của hai bên xác lập nhằm phátsinh quan hệ hôn nhân, chấm dứt quan hệ hôn nhân hoặc phát sinh quan hệ13 cấp dưỡng. Vì vậy về mặt bản chất có thể được coi như một loại hợp đồng.Tác giả đồng tình với quan điểm này và cho rằng kết hôn là một loại hợpđồng đặc biệt. Tại nhiều nước phương Tây, kết hôn được coi là một dạng hợpđồng nhưng tại các nước Châu Á như Việt Nam do truyền thống văn hóa lâuđời còn có nhiều tác động đến pháp luật nên vấn đề kết hôn chưa được thừanhận là hợp đồng. Qua phân tích trên đây tác giả muốn khẳng định rằng nếuhành vi nào thỏa mãn khái niệm, bản chất, dấu hiệu, đặc điểm của giao dịchdân sự thì là giao dịch dân sự và không phụ thuộc vào việc hành vi đó có phùhợp với tên thuật ngữ giao dịch hay không. Việc xem xét để thay đổi mộtthuật ngữ pháp lý đã được sử dụng lâu đời bằng một thuật ngữ pháp lý mớivới lý do một bộ phận không phù hợp với tên gọi đó là điều không cần thiết.Nên chăng đối với những trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ thì các nhà làmluật nên có những quy định riêng để tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luậtđược dễ dàng hơn.1.1.2. Đặc điểm của giao dịch dân sựTheo như khái niệm về Giao dịch dân sự đã phân tích ở trên, có thểthấy Giao dịch dân sự có những đặc điểm chung như sau:1.1.2.1. Thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịchTrong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí, nguyện vọng của chủthể tham gia giao dịch. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan của conngười mà nội dung của nó được xác định bởi nhu cầu vật chất hoặc tinh thầncủa bản thân họ. Đồng thời, ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài bằng mộthình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được nguyện vọng mongmuốn tham gia giao dịch dân sự của chủ thể đó. Bởi vậy, giao dịch dân sự làsự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Khi tham gia giao dịch dân sự cácchủ thể đều thể hiện được ý chí của mình và đạt mục đích nhằm thỏa mãnnhững nhu cầu mong muốn của bản thân.Tuy nhiên, có thể thấy ý chí của chủ thể phải gắn liền với nội dung vàhình thức biểu đạt. Bởi lẽ, hành vi tuy có ý chí nhưng không làm phát sinh14 hậu quả pháp lý, không được diễn ra một hình thức nhất định phù hợp với quyđịnh của pháp luật thì hành vi đó không được coi là giao dịch dân sự.Ngoài ra, không phải mọi ý chí, nguyện vọng của các chủ thể khi thamgia giao dịch dân sự đều được pháp luật chấp nhận. Quan niệm về tự do ý chítrong giao dịch được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong khoa học pháplý của Pháp từ thế kỷ thứ XVIII . Thời kỳ này, các chủ thể được tự do bày tỏ ýchí khi tham gia vào giao dịch mà không bị bất kỳ yếu tố nào ngăn cản. Từ đóphát sinh những trường hợp khi tham gia giao dịch để thỏa mãn nhu cầu củamình các chủ thể đã bất chấp vi phạm lợi ích của cá nhân khác hoặc lợi íchcủa cộng đồng. Theo sự phát triển của xã hội và để đảm bảo sự công bằngbình đẳng giữa các chủ thể trong xã hội thì Nhà nước cần phải can thiệp bằngcông cụ pháp luật đối với các quan hệ giao dịch dân sự. Nếu không có sự điềuchỉnh của pháp luật đối với giao dịch dân sự thì đôi khi sẽ tạo ra sự bất bìnhđẳng giữa các chủ thể như: bên yếu hơn sẽ phải phụ thuộc ý chí vào bên mạnhhơn khi tham gia giao dịch dân sự….Vì vậy, tuy giao dịch dân sự phải thểhiện ý chí của các bên tham gia giao dịch nhưng ý chí này cần phải phù hợpvới pháp luật và đạo đức xã hội.1.1.2.2. Sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch dân sựĐây được xem là đặc điểm quan trọng để thiết lập nên giao dịch dân sự.Nhà nước và pháp luật chỉ điều chỉnh quan hệ giao dịch dân sự khi các bêntham gia và không thể bắt buộc bất kỳ bên nào tham gia vào một giao dịchdân sự mà chủ thể đó không muốn. Một chủ thể khi đang mong muốn đạtđược một nhu cầu vật chất hoặc tinh thần nhất định, họ sẽ tự nguyện tham giavào một giao dịch dân sự để đạt được điều đó. Tuy nhiên, chủ thể đó cũngphải có năng lực hành vi dân sự theo luật định để đủ tư cách tham gia vàogiao dịch dân sự. Đối với những người hạn chế năng lực hành vi dân sự vàngười mất năng lực hành vi dân sự pháp luật đã quy định họ chỉ được thamgia một số giao dịch nhất định phù hợp với ý chí của họ hoặc thông qua ngườiđại diện. Vậy một vấn đề đặt ra là quy định này có vi phạm sự tự nguyện của15 đối tượng chủ thể này không? Theo tác giả thì quy định này cũng nhằm đảmbảo tính công bằng và sự tự nguyện cho các chủ thể này. Bởi lẽ, theo góc độ ykhoa họ không nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình, không nhậnthức đúng đắn về một vấn đề phức tạp, từ đó nếu để các chủ thể này tham giavào tất cả các loại giao dịch thì có thể họ sẽ gặp phải sự lừa đảo, lừa dối trongquan hệ dân sự.Sự tự nguyện cũng là nguyên tắc cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự.Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được ápđặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào [9, Điều 4]. Do vậy, trongcác giao dịch dân sự nếu thiếu yếu tố này không thể coi là giao dịch được.Tuy nhiên, trong thực tiễn sự tự nguyện này mang tính tương đối.Trong một số loại giao dịch thì chủ thể sử dụng dịch vụ không có sự lựa chọnnào khác và buộc phải lựa chọn một chủ thể cung cấp dịch vụ nhất định. Điềunày thường xảy ra đối với các dịch vụ độc quyền của nhà nước. Khách hàngthể hiện sự chấp nhận của mình qua việc ký hợp đồng mà không được thayđổi hoặc thỏa thuận sửa đổi bất kỳ một điều khoản nào của hợp đồng do bêncung cấp đã soạn sẵn.1.1.2.3. Nội dung của giao dịch dân sự không được trái với pháp luậtvà đạo đức xã hộiPháp luật tôn trọng sự thỏa thuận và sự tự nguyện của các chủ thể thamgia giao dịch nhưng bên cạnh đó khi tham gia giao dịch họ cũng phải tuântheo quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Pháp luật ở đây được hiểu làquy tắc xử xự có tính bắt buộc chung đối với công dân. Đạo đức xã hội lànhững chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội,được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Ví dụ: giao dịch mua bán hàng cấmlà giao dịch có đối tượng trái pháp luật …Các chủ thể tự do bày tỏ ý chí vàgiao kết với nhau nhưng nếu vượt ngoài khuôn khổ của pháp luật sẽ là viphạm pháp luật.16 Tuy nhiên, để xác định nội dung của giao dịch dân sự trái pháp luật kháđơn giản và rõ ràng. Nhưng đối với việc xác định nội dung giao dịch trái vớiđạo đức xã hội là một vấn đề khá phức tạp. Thuật ngữ đạo đức xã hội đãđược các nhà làm luật định nghĩa rõ ràng tại Điều 128 BLDS 2005 nhưngtrong thực tiễn quan niệm đạo đức xã hội lại rất dễ gây tranh cãi. Mỗi quốcgia, mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ và mỗi con người lại có những quan niệm đạođức xã hội khác nhau. Đơn cử chúng ta có thể lấy ví dụ về hành vi của mộtngười họa sỹ vẽ loại hình body painting (vẽ tranh trên cơ thể) - đây là mộtloại hình nghệ thuật khá phổ biến ở phương tây và mới du nhập về Việt Nam,có người sẽ cho rằng đây là hành vi ảnh hưởng thuần phong mỹ tục nhưng cóngười cho rằng đây là nghệ thuật. Như vậy, trong trường hợp một người thuêhoạ sỹ vẽ tranh trên cơ thể mình để quảng cáo sản phẩm thì đây có coi là giaodịch có nội dung trái với đạo đức xã hội hay không?.Pháp luật ngoài việc tạo điều kiện để cho các giao kết trở thành hiệnthực, còn phải đặt ra những quy phạm pháp luật bảo vệ lợi ích chung của xãhội, trong đó có lợi ích của chính các chủ thể tham gia giao dịch. Vì vậy,BLDS 2005 đã quy định: “Nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấmcủa pháp luật, không trái đạo đức xã hội” [9, điểm b Điều 122], là một trongnhững điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Vì vậy, để đảm bảo ý nghĩacủa điều luật này được thực thi trong thực tiễn thì theo ý kiến của tác giả cácnhà làm luật cần quy định rõ hơn về khái niệm đạo đức xã hội.Tóm lại, ý chí và sự tự nguyện của chủ thể đảm bảo cho giao dịch thểhiện đúng ý chí của các bên tham gia. Nội dung không trái với pháp luật vàđạo đức xã hội để đảm bảo cho một giao dịch hợp pháp, được pháp luật côngnhận. Vì vậy, đây là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một giao dịchdân sự hợp pháp.Bên cạnh đó, thông qua khái niệm và đặc điểm của giao dịch dân sự tácgiả cũng nhận thấy được một số ý nghĩa quan trọng của chế định giao dịchdân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, việc xây dựng17

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam  luận văn ths  luật Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật
    • 100
    • 1,327
    • 16
  • Introduction to Wireless Networks Introduction to Wireless Networks
    • 24
    • 395
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.49 MB) - Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật việt nam luận văn ths luật -100 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dân Sự Là Gì Từ điển Tiếng Việt