Quyết định Kỷ Luật Buộc Thôi Việc Là đối Tượng Khởi Kiện Của Vụ án ...

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Hỏi đáp pháp luật
Lĩnh vực
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hôn nhân gia đình
  • Hành chính
  • Thương mại
  • Lao động
  • Đất đai
  • Các lĩnh vực khác
Câu hỏi xem nhiều
  • Hành vi cố ý gây thương tích
  • Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
  • Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
  • Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
  • Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
  • Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
  • “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Hỏi đáp trực tuyến

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính hay vụ án lao động

Người gửi: Trần Bá Sơn

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính hay vụ án lao động?

Câu trả lời

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là “quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống” (khoản 2 Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015).

Vụ án lao động không giải quyết khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc, mà giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải (điểm a khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Như vậy, trong trường hợp này, để phân biệt quan hệ tranh chấp là đối tượng giải quyết của vụ án hành chính hay vụ án lao động thì cần căn cứ vào 02 yếu tố: hình thức xử lý kỷ luật (buộc thôi việc hoặc sa thải) và chủ thể bị xử lý kỷ luật (công chức hoặc giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống hoặc người lao động khác). Trong đó, hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc có thể được áp dụng đối với công chức (điểm e khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008) hoặc viên chức (điểm d khoản 1 Điều 52 Luật Viên chức năm 2010); nếu hình thức xử lý kỷ luật này được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ từ  Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống mà công chức khiếu kiện thì vụ việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Nếu hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc được áp đối với viên chức, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng với người lao động không phải là cán bộ, công chức, viên chức (khoản 3 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012), nếu viên chức, người lao động khởi kiện thì được xác định là vụ án lao động và được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Ban Biên tập In In bài viết

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không 23/02/2021
2 Hành vi không tố giác tội phạm 28/01/2021
3 Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm 28/01/2021
4 Bị sao chép hình ảnh, thông tin cá nhân trên mạng xã hội 28/01/2021
5 Về biện pháp tạm giữ 28/01/2021
6 Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng 28/01/2021
7 Xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản 26/01/2021
8 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình 26/01/2021
9 Xử lý việc khởi kiện hành vi không phải hành vi hành chính 19/01/2021
10 Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với khiếu kiện quyết định hành chính 07/01/2021

Từ khóa » Buộc Nhân Viên Thôi Việc