TÌM HIỂU VỀ CÁCH DÙNG CHỮ HÁN Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY

Nghiên cứu Hán Nôm >> Chủ đề >> Văn tự
9. Tìm hiểu về cách dùng chữ Hán ở Hàn Quốc hiện nay (TBHNH 1997)

Cập nhật lúc 10h36, ngày 21/10/2007

TÌM HIỂU VỀ CÁCH DÙNG CHỮ HÁN

Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY

LÝ XUÂN CHUNG

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trước khi ông vua Sejong (1418-1450), ông vua thứ tư của triều đại Choson (Triều Tiên) sáng tạo ra chữ Hàn, người Hàn sử dụng chữ Hán và coi chữ Hán là công cụ giao tiếp trong các văn bản giấy tờ, sáng tác thơ văn, đặt tên làng xã cũng như là thứ chữ được dạy và học trong nhà trường. Dẫu rằng 5 thế kỷ đã trôi đi, việc thay thế dần chữ Hán bằng chữ Hàn được thực thi một cách có ý thức, có bài bản, nhưng hiện tại, chữ Hán vẫn được sử dụng và được phổ biến trong các gia đình, nhà trường và xã hội Hàn Quốc. Bất kể người nước nào tới thăm Hàn Quốc cũng dễ dàng nhìn thầy chữ Hán trên các biển quảng cáo lớn nhỉ, biển chỉ đường, biển trang trí… ở các đường phố, các rạp hát, các cửa hàng, cửa hiệu, chữ Hán vẫn được dùng rộng rãi xen lẫn chữ Hàn trên các báo chí, bưu thiếp, danh thiếp và được người Hàn sử dụng khá thành thạo. Vốn là người theo học chữ Hán đã lâu, nay có dịp học tiếng Hàn ở nước bạn, theo bản năng nghề nghiệp, tôi đã tìm hiểu về vấn đề học tập, sử dụng chữ Hán ở Hàn Quốc, nay xin nêu đôi điều suy nghĩ của mình về vấn đề trên như sau:

I. Về vấn đề học tập chữ Hán

Do ngôn ngữ Hàn từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán và văn minh Trung Hoa, nên từ vựng Hán lưu lại khá nhiều, chiếm trên 60% tỉ lệ từ vựng Hàn và được người Hàn ưa dùng. Bởi lẽ đó trong các trường phổ thông, chữ Hán được dạy và học một cách nghiêm chỉnh, hơn thế, việc dạy viết chữ và nghĩa của chư, của từ kết hợp với giảng dạy giáo lý Khổng Mạnh rất được chú trọng. Cách dạy và học cũng giống như cách dạy và học Hán Nôm của chúng ta, nhưng không chú trọng dạy ngữ pháp cổ Hán ngữ. Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở (tiếng Hàn gọi là “cao đẳng học hiệu”), phải nắm vững 1800 chữ Hán cơ bản kèm với khoảng năm, sáu nghìn từ điều có liên quan tới 1800 chữ Hán đó. Số từ đó là những từ thường dùng trong đời sống hàng ngày liên quan tới tất cả chủ điểm về nhân sinh, tự nhiên, quốc gia, xã hội, kinh tế, chính trị v.v…

Ví dụ:

- Về nhân sự, nhân sinh:

- Về tự nhiên:

- Về quốc gia, quốc thổ:

- Về kinh tế, xã hội và các vấn đề khác:

稅 金 ( ) 價 格 ( ) 社 會 ( ) 革 新 ( ) 長 期 ( ) 短 期 ( )

Đó là những yêu cầu cơ bản tối thiểu đối với học sinh trung học, còn đối với sinh viên đại học, đặc biệt là đối với sinh viên theo ngành khoa học xã hội thì số lượng chữ Hán phải học sẽ tăng lên. Khi hỏi bạn học chữ Hán được bao nhiêu thì họ không hỏi bạn học bao lâu? Đã học 1 năm, 2 năm hoặc 5 năm? Mà hỏi rằng bạn đã học được bao nhiêu chữ? học được 2 nghìn, 3 nghìn hay 5 nghìn chữ? Đó chính là cách nghĩ và cách học chữ Hán của người Hàn.

II. Về vấn đề sử dụng chữ Hán

Một đặc điểm nổi bật của tiếng Hàn là không co thanh điệu, cho nên, từ đồng âm dị nghĩa rất nhiều; Điều đó không chỉ diễn ra ở từ thuần Hàn mà còn diễn ra ở từ Hán Hà. (chúng ta đều biết tiếng Trung Quốc hiện đại có 4 thanh điệu mà hiện tượng trên còn diễn ra khá phổ biến). Chữ Hàn là chữ biểu âm, việc ghi lại chữ Hán bằng chữ Hàn bị trùng lặp rất nhiều. Vì thế, việc điểm xuyết chữ Hán trong các sách báo Hàn nhằm làm rõ nghĩa các từ cần nêu, tránh sự hiểu lầm đáng tiếc. Hơn nữa, theo nguyên tắc của ngôn ngữ Hàn hiện đại, những từ thuộc nhân danh, địa danh, đơn vị hành chính, đều viết chữ Hán theo lối viết phồn thể và họ cho rằng như vậy mới đúng, mới đẹp, mới hay. Điều này rất thuận lợi đối với người thạo chữ Hán khi mới tới thăm Hàn Quốc, học tiếng Hàn Quốc, song cũng gây không ít rắc rối cho những ai không biết chữ Hán.

1. Đối với các đơn vị hành chính:

Đôi với các đơn vị hành chính của Hàn Quốc, cao nhất là tên quốc gia, từ ngàn xưa cho tới bây giờ, trải theo thời gian của lịch sử, tất cả tên nước của bán đảo này đều được ghi bằng chữ Hán. Từ thuở đầu dựng nước, tên nước này được gọi là Cho Son, chữ Hán là : Triêu Tiên, kế tiếp, bán đảo này bị chia cắt thành ba vương quốc, phía Bắc là Kokuryo : Cao Cú Lệ, phía Nam có Pec-chê : Bách Tế và Sin-la Tân La. Sin-la : Tân la liên kết với nhà Đường (Trung Quốc) đánh bại hai nước Pec-chê và Kokuryo, lập nên nước Sin-la thống nhất (668-935). Cuối thời Sin-la thống nhất, tầng lớp quí tộc ăn chơi xa xỉ, vô độ, nhân dân bị bóc lột thậm tệ và nổi dậy ở khắp mọi nơi, nổi bật nhất trong số các thủ lĩnh nổi lên có Wang Kon, tổng trưởng vùng Kun-gye, ông đã được sự giúp đỡ của tầng lớp địa chủ và phú thương cùng đông đảo nhân dân dần dần đánh bại các thủ lĩnh khác, cuối năm 935 đã tiếp nhận sự thoái vị của của triều đình Sin-la: Tân La, lập nên triều Koryo, đặt tên nước là Koryo, chữ Hán là , phiên âm Hán Việt là Cao Lệ. Từ trước tới nay, chúng ta đều đọc hai chữ Hán này là Caoly, có lẽ từ xưa, cha ông chúng ta đọc hai chữ này theo tiếng Trung Quốc, vì theo âm Bắc Kinh, hai chữ này được đọc là Gaolì (Caoly). Tiếp theo triều đại Koryo: Cao Lệ là triều đại Cho-Son : TRIỀU TIÊN, triều đại phong kiến dài nhất và thịnh vượng nhất trong lịch sử bán đảo này (1392-1910). Như chúng ta đều biết, năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, đồng thời cũng chấm dứt gần bốn thập kỷ đô hộ bán đảo này. Nhưng cũng từ đó, bán đảo này bị chia cắt thành hai quốc gia, phía Bắc là Cọng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, và phía Nam là Đại Hàn Dân Quốc.

Như vậy, trong lịch sử bán đảo này, ta thấy ba lần xuất hiện tên nước là TRIÊU TIÊN và ý nghĩa đã được xác định trong Tan-gun thần thoại (Đàn Quân thần thoại) là “buổi sáng thanh bình”.

Theo Thần thoại Đàn Quân kể rằng, Hoàn nhân là vua nhà trời từ trên trời cao ngắm thấy ở vùng đất cực đông ở dưới trần gian rất yên bình nên thể theo nguyện vọng của con trai là Hoàn Hùng , cho phép con trai cùng 3 nghìn đầy tờ xuống đó trị vì, dạy dân chúng cày cấy, sinh cơ lập nghiệp. Ở vùng đó có một con gấu và một con hổ mong muốn được làm người và tới cầu xin Hoàn Hùng. Hoàn Hùng cho mỗi con một nắm ngải cứu và 20 củ tỏi, dặn rằng phải ăn những thứ đó để tu luyện trong hang tối đúng 100 ngày thì mới trở thành người. Con hổ không chịu đựng nổi nên không tu luyện được, còn con gấu đã tu luyện đủ 100 ngày và biến thành cô gái xinh đẹp lạ thường. Hoàn Hùng cưới cô ta làm vợ rồi sinh ra một cậu con trai, đặt tên là Tan-gun (): Đàn Quân. Đàn Quân chính là thủy tổ của người dân sống trên bán đảo này. Sau đó, Đàn Quân đặt tên nước cho Cho Son , có nghĩa là “buổi sớm thanh bình” vào năm 2333 trước công nguyên.

Với ý nghĩa được xác định như trên thì chữ phiên sang âm Hán Việt là TRIÊU hay TRIỀU với nghĩa là buổi sớm?

- Triều: các từ điển Hán giữ đều giải thích với những nghĩa là “hướng về”, “chầu về” hoặc “triều vua”, “triều đại”, “triều đình”.

- Triêu: Các từ điển Hán ngữ đều giải thích là buổi sớm.

(Triêu dương): mặt trời buổi sớm.

(nhất triêu nhất tịch) một sớm một chiều.

Chữ đọc là Triêu hay Triều với nghĩa nêu trên chẳng có gì khó hiểu đối với những người làm công tác Hán Nôm. Song trước đây, người đầu tiên phiên âm hai chữ này là lẽ nghĩ rằng tên riêng nên phiên là Triều Tiên, không lưu ý tới ý nghĩa cũng như nguồn gốc xuất xứ của hai chữ đó, nay xin được cải chính lại TRIÊU TIÊN.

Đơn vị hành chính dưới quốc gia là Tô chữ Hán là : ĐẠO, tiếp đến mới là Xơng, chữ Hán là: TỈNH, tiếp đến là Ku : Khu rồi cuối cùng là TÔNG : Động, tương đương với đơn vị hành chính PHƯỜNG ở Việt Nam ta.

Vì tên các đơn vị hành chính được ghi bằng cả chữ Hàn và chữ Hán nên trên phong bì thư, chúng ta có thể viết bằng chữ Hàn, trang trọng hơn, ta có thể viết bằng chữ Hán, nhân viên bưu điện dễ dàng chuyển đến tận tay người nhận.

2. Đối với các địa danh:

Các địa danh ở Hàn Quốc được ghi bằng chữ Hán, điều này có nguyên nhân lịch sử sâu sa là xưa kia người Hàn dùng chữ Hán và chọn chữ đặt tên cho từng vùng từng nơi, nay vẫn duy trì.

Ví dụ:

Là tên của một thành phố du lịch nổi tiếng ở phía Đông Nam Hàn Quốc, là thành phố xinh đẹp cùng với những di sản văn hóa cổ quí hiếm được lưu lại từ thế kỷ VII, thế kỷ VIII thời Sin-la. Thành phố này là thủ đô của nước Sin-la thời cổ, là nơi còn lưu giữ được một ngôi chùa cổ kính, rộng lớn và đẹp nổi tiếng, tên chùa là Pulkuksa (), được xây dựng vào năm 751 thời vua Sin-la, đã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới. (Tên chùa này, các sách đã xuất bản về văn hóa Hàn Quốc đều dịch nhầm hoặc viết nhầm là “Đền Pulguksa”.

là tên một thành phố lớn ở phía Tây Nam, là thủ đô của nước Péc-Chê (nn nn) thời cổ, cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản Phật giáo.

là tên con sông chảy qua Xơ-un, đọc theo tiếng Hàn là (Han-Kang), và tất nhiên người Hàn ai cũng cho rằng con sông đẹp, nước lững lờ trôi như sông Hương của ta, là con sông của đất nước “buổi sáng thanh bình”, nhưng khi viết tên nó bằng chữ Hán thì viết là . Chữ chữ theo âm đọc tiếng Hàn đều là (Han), nên các sách giới thiệu về Hàn Quốc thường lẫn lộn về tên con sông này.

: tên cũ của thành phố Xơ-un cũng vậy, tên thành phố này đọc theo âm Hàn là Han-Xơng, người Hàn ai cũng công nhận và tự hào về thủ đô của mình, nhưng khi viết bằng chữ Hán thì viết là nn nn. Tới xã hội hiện đại, khi nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập (1948), thì tên thủ đô Hán Thành () được đổi thành Xơ-un đồng thời, tên Xơ-un chỉ có chữ Hàn mà không có chữ Hán. Có thể coi đây là một tiền lệ khi đặt tên địa danh đương đại.

3. Đối với tên người:

Người Hàn khi sinh ra đều tiến hành một cái lễ gọi là lễ đặt tên, hoặc là bố, mẹ, ông, bà hoặc là thầy giáo được mời để chọn chữ đặt tên. Tên của người Hàn cũng thường là ba âm tiết giống như Trung Quốc và Việt Nam. Cách gọi tên giống như người Trung Quốc, thường là gọi họ, biểu thị sự trân trọng, những trường hợp thân thuộc, quen biết hoặc là bè bạn thì gọi tên. Và đương nhiên, tên người đều có chữ Hán, mang theo một ý đẹp nào đó. Điều này rất dễ nhận biết, bởi lẽ khi ta nhận danh thiếp của bất kỳ người Hàn nào cũng nhìn thấy chữ Hán, thậm chí nhiều danh thiếp chỉ có chữ Hán. Để nhận biết rõ tên từng người, trong tất cả các loại tờ khai đều có mục tên bằng chữ Hán. Nêu không có chữ Hán thì không rõ ý nghĩa tên của họ, bởi lẽ trong tiếng Hàn, cùng âm đọc ấy nhưng có rất nhiều chữ Hán biểu thị. Xin nêu một ví dụ, tên phụ nữ Hàn thường được đặt là iong, cùng tên gọi đó nhưng có các chữ Hán sau:

Về họ của người Hàn, cũng như các dân tộc khác, người Hàn cũng có cả “trăm họ”, nghĩa là nhiều họ khác nhau. Theo thống kê, Hàn Quốc có 274 họ, điều chú ý là 274 họ đều viết bằng chữ Hán và có 3 dòng họ rất lớn là Kim :Kim, Yi : Lý, Păc Phác, ba dòng họ thường xuyên nắm quyền trị vì đất nước từ cổ chí kim. Nhân đây xin đính chính lại tên của vị tổng thống Hàn Quốc hiện nay là Kim-Te-Chung, một nhân vật chính trị rất nổi tiếng từ những năm 60, khi ông đã từng ra tranh cử với cựu tổng thống Păc-Chung-Hy nhưng bất thành. Cuối cùng năm 1997, ông đã đắc cử tổng thống và gánh vác nhiệm vụ vô cùng nặng nề trước cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đang đẩy nền kinh tế Hàn Quốc xuống dốc. Tên Ông được viết bằng chữ Hán là , phiên theo âm Hán Việt là KIM ĐẠI TRUNG, cả ba chữ này là những chữ Hán thông thường, bất kể những ai học chữ Hán ở cấp độ phổ thông cũng rõ, đặc biệt là chữ TRUNG, song có lẽ có những sự nhầm lẫn nào đó, trong một số sáach báo, ai đó cứ phiên âm nhầm là KIM ĐẠI TRỌNG, nên từ trước tới nay, mọi người vẫn gọi tên ông là KIM ĐẠI TRỌNG. Gọi sai, viết sai tên một vị tổng thống của một quốc gia như vậy e rằng là bất nhã.

4. Về ngôn ngữ sử dụng hàng ngày

Như trên đã nêu, việc giảng dạy và học tập chữ Hán trong nhà trường ở Hàn Quốc được thực hiện nghiêm chỉnh và họ học khá hứng thú, tuy rằng họ thường học chữ, tập viết chữ, học nghĩa của chữ và đọc theo âm Hàn, ít chú trọng đến ngữ pháp. Sở dĩ như vậy là vì trong đời sống hàng ngày, số lượng từ Hán Hàn được sử dụng khá nhiều và họ dùng một cách tự nhiên như đã được Hàn hóa:

Ví dụ: Xich-tang (): quán ăn, nhà ăn (thực đường)

Ô-chơn (): buổi sáng (ngọ tiền)

Hiung-niên (): năm mất mùa (hung niên)

Chon-be (): tiền bối (tiền bối).

Trong các thành ngữ thường dùng cũng có hiện tượng như vậy:

U-công-yi-san: Ngu công dời núi.

Bec-ban-bec-chung: Trăm phát trăm trúng…

Ngoài những từ Hán mang nguyên si nghĩa của từ Hán cổ ra, còn có một số từ mang màu sắc riêng của Hàn:

Ví dụ: (): nghĩa là phương Đông

Không có nghĩa là biển phía Đông

() nghĩa là 10 USD.

() nghĩa là Hòa Bình.

(宿) nghĩa là nhà ở thuê, nhà trọ.

Cũng giống như một số nước ở phương Đông xung quanh Trung Quốc, trong đó có Việt Nam ta, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, chữ Hán đã xâm nhập vào ngôn ngữ Hàn và vẫn tồn tại hiển nhiên trong thực tế. Cho nên, muốn tìm hiểu sâu ngôn ngữ Hàn, không thể không học chữ Hán. Điều đó có nghĩa là chữ Hán vẫn giữ một vị trí nhất định trong ngôn ngữ Hàn. Điều lưu ý là, chữ Hán trong ngôn ngữ Hàn dùng theo nghĩa Hán cổ, chữ viết theo lối phồn thể, cho nên, nếu theo học tiếng Hán hiện đại thì kết quả thu được chẳng bao nhiêu mà phải theo học tiếng Hán cổ đại.

Thông báo Hán Nôm học 1997 (tr.69-79)

In
Lượt truy cập:

Từ khóa » Triều Tiếng Hán Là Gì