Từ Điển - Từ Bảo Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bảo

bảo (biểu) đt. Ra lệnh (lịnh), truyền dạy: Gọi dạ bảo vâng, bảo sao hay vậy. // Nói cho biết sự nhận xét: Bảo trời hay trời, bảo đất hay đất; Hát thế mà bảo hay. // Hỏi màu gì, anh bảo trắng. // Suy-nghĩ trong lòng: Bụng bảo dạ, tự bảo.
bảo (bửu) tht. Quý, tính-cách quý-báu của sự-vật: (X. Bửu). Bảo-kiếm, bảo-vật // Lời gọi tâng: Bảo-quyến.
bảo đt. Giữ-gìn, che-chở, gánh trách-nhiệm, nuôi-dưỡng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bảo - đg. 1 Nói ra điều gì đó với người ngang hàng hay người dưới. Bảo sao nghe vậy. Ai bảo anh thế? Trâu ơi ta bảo trâu này... (cd.). Ai không đi thì bảo? (kng.; hàm ý hăm doạ). 2 Nói cho biết để phải theo đó mà làm. Bảo gì làm nấy. Gọi dạ, bảo vâng. Bảo nó ở lại.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
bảo đgt. 1. Nói điều gì với người dưới hoặc ngang hàng: nhớ bảo giúp o Ai bảo với anh. 2. Nói để làm theo, sai khiến bắt phải nghe theo, làm theo: bảo gì làm nấy o Đã bảo rồi thì cứ thế mà làm. 3. Dạy dỗ, khuyên nhủ: bảo con con chẳng nghe lời.
bảo 1. chăm sóc, giữ gìn: bảo an o bảo an binh o bảo dưỡng o bảo hoàng o bảo hộ o bảo mạng o bảo mật o bảo mẫu o bảo mệnh o bảo quản o bảo sanh o bảo tàng o bảo thủ o bảo toàn o bảo tồn o bảo vệ. 2. Phụ trách, chịu trách nhiệm: bả đảm o bảo hành o bảo hiểm o bảo lãnh o bảo lĩnh o bảo trợ o đảm bảo o thái bảo o thiếu bảo.
bảo Quý: bảo bối o bảo kiếm o bảo vật o gia bảo o pháp bảo o quốc bảo o tam bảo o tam pháp bảo o tứ bảo.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bảo đgt 1. Nói với người ngang hàng hoặc người dưới: Bảo một đàng, làm một nẻo (tng). 2. Dạy dỗ: Bảo con, con chẳng nghe lời, con nghe ông kểnh đi đời nhà con (cd). 3. Tỏ ý hăm doạ: Làm không xong, tao bảo cho.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bảo dt. (Thường cũng gọi là biểu) chỉ dạy, cho biết: Bảo cho hội-họp chí-kỳ (Ng-Du).
bảo (khd) Quí-báu: bảo-vật
bảo (khd) Giữ-gìn: Bảo-hiểm, bảo-tồn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bảo đg. 1. Nói với người ngang hàng hay người dưới. Bảo một đàng làm một nẻo (tng.). 2. Dạy dỗ. Bảo con con chẳng nghe lời (cd.). 3. Trách mắng. Làm không xong ta bảo cho.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bảo Chỉ truyền, nói với người dưới hay với người ngang hàng: Bảo sao nghe vậy; bảo xôi ừ xôi, bảo thịt ừ thịt; bảo một đàng đi một nẻo. Văn-liệu: Bảo hổ là hổ, bảo long là long, hòn đất vốn không biết cãi (T-ng). Bảo cho hội-họp chí-kỳ (K). Bảo nhau rồi mới nhận ra (Nh-đ-m).
bảo Giữ gìn. Không dùng một mình.
bảo Luỹ, đắp bằng đất để đóng đồn canh giữ.
bảo (Tiếng đường trong là "bửu") Quí-báu, ít dùng một mình.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bảo an

bảo an binh

bảo an đoàn

bảo anh

bảo ban

* Tham khảo ngữ cảnh

Thấy Trác làm lụng có vẻ mệt nhọc , bà động lòng thương , dịu dàng , âu yếm bảo : Nắng quá thì để đến chiều mát hãy quét con ạ.
Nàng bảo dọn rơm , rạ vào trước , rồi làm tua sau , nhỡ có mưa ngay thì rơm , rạ cũng không bị ướt.
Thấy Trác đang khệ nệ bưng thóc đổ vào cót , bà mỉm cười bảo , tựa như nàng hãy còn bé bỏng lắm : Con tôi ! Rõ tham lam quá.
Mỗi bà có một điều than phiền : bà này kêu thóc không được chắc hạt , bà kia bảo chuột cắn hết nhiều quá.
Bà Thân mừng lòng , khen thêm con : Được cái cháu cũng chịu khó và dễ bảo .

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bảo

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Từ Báo Có Nghĩa Là Gì