Cách Dùng Từ Nối Trong Tiếng Nhật Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
Home » Tiếng Nhật cơ bản » Cách dùng từ nối trong tiếng Nhật cơ bản
Cách dùng từ nối trong tiếng Nhật cơ bảnCũng như trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, từ nối trong tiếng Nhật luôn đóng một vai trò quan trọng. Chúng giúp ích trong việc liên kết các ý, các câu lại với nhau để mạch văn được mượt mà. Ngoài ra, từ nối cũng giúp cho quá trình ngắt câu, chuyển ý được lưu loát. Sử dụng thành thạo từ nối trong tiếng Nhật trong câu nói, lời văn làm cho việc giao tiếp của chúng ta trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Vì thế, thông qua bài viết này Tự học online xin chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm trong việc dùng từ nối trong tiếng Nhật ở mức độ cơ bản. Mọi người cùng xem qua nhé!
Cách dùng từ nối trong tiếng Nhật cơ bản
Mục lục :
- 1 Cách dùng từ nối trong tiếng Nhật cơ bản
- 1.1 1.Khi muốn thêm vào một số thông tin
- 1.2 2. Khi muốn đưa ra kết quả hoặc kết luận
- 1.3 3. Khi giải thích lý do, căn cứ
- 1.4 4. Khi thể hiện sự tương phản
- 1.5 5. Khi nói về sự chọn lựa
- 1.6 6. Khi nói thêm điều kiện hoặc ngoại lệ
- 1.7 7. Khi thay đổi, chuyển chủ đề câu chuyện
- 1.8 Trả lời câu hỏi của bạn đọc :
Từ nối trong tiêng tiếng Nhật được sử dụng trong các tình huống sau :
1.Khi muốn thêm vào một số thông tin
また nghĩa là hơn nữa, thêm vào đó, lại còn,…
そのうえ có nghĩa là bên cạnh đó, ngoài ra, hơn nữa là,…
それに được dùng với nghĩa hơn nữa lại, bên cạnh đó,…
さらに nghĩa là vả lại, hơn nữa, ngoài ra,…
Ví dụ:
彼(かれ)は料理(りょうり)が上手(じょうず)です。それに、歌(うた)がうまいです。 Anh ấy nấu ăn giỏi, hơn nữa lại hát hay.
2. Khi muốn đưa ra kết quả hoặc kết luận
そのため được dùng với nghĩa do đó, vì thế, vì vậy,…
そこで nghĩa là do đó, bởi vậy, do vậy,…
それで có nghĩa do vậy, cho nên,…
Ví dụ:
雨(あめ)が降っ(ふっ)ていた。そこで、出かけ(でかけ)なかった。 Trời mưa. Do vậy, tôi đã không đi ra ngoài.
3. Khi giải thích lý do, căn cứ
なぜなら/なぜかというと được dùng để giải thích với nghĩa vì, bởi vì, lý do là,…
つまりcó nghĩa là tức là, tóm lại là, cũng chính là,… dùng để giải thích rõ hơn vấn đề bằng cách nói khác.
Ví dụ:
大学(だいがく)では経済(けいざい)を勉強(べんきょう)したい。なぜなら/なぜかというと、経済(けいざい)学者(がくしゃ)になりたいからだ。 Tôi muốn học về Kinh tế tại trường đại học. Đó là bởi vì tôi muốn trở thành nhà Kinh tế học.
4. Khi thể hiện sự tương phản
しかし/だけど/けれど(も)/でも được dùng khi nói về sự tương phản nói chung, biểu hiện mối quan hệ nghịch giữa các vế, có nghĩa là nhưng, tuy nhiên, tuy thế mà,…
一方/それに対して dùng khi thể hiện sự tương phản thông qua so sánh một mặt…mặt khác thì…, trái lại, trong khi đó,…
だが/ところが được dùng khi sự việc, sự kiện, tình huống được mong đợi lại không diễn ra hoặc khi nói về kết quả ngoài dự đoán với nghĩa tuy nhiên, tuy thế mà,…
Ví dụ:
彼(かれ)は弱(じゃく)そうに見え(みえ)た。ところが簡単(かんたん)に勝っ(かっ)た。 Anh ta nhìn yếu đuối vậy mà đã chiến thắng một cách đơn giản.
5. Khi nói về sự chọn lựa
または được dùng khi nói về sự chọn lựa hoặc…, hoặc là…, nếu không thì…
あるいは có thể được giải thích tương tự là hoặc…, hoặc là…, hoặc có lẽ…., hoặc có thể…
それとも cũng vậy, là liên từ có nghĩa hoặc…, hay là…
Ví dụ:
行く、それとも行かない。 Đi hay là không đi?
6. Khi nói thêm điều kiện hoặc ngoại lệ
ただ/ただし được sử dụng khi nói thêm những điều kiện, thể hiện sự giới hạn, những ngoại lệ đi kèm theo những điều được đề cập trước đó. Cũng được dùng khi nhấn mạnh điểm bất lợi về điều gì đó.
Ví dụ:
このレストランは料理(りょうり)がとても美味い(うまい)。ただ、値段(ねだん)がちょっと高い(たかい)。 Nhà hàng này món ăn rất là ngon, nhưng mà giá có hơi đắt.
うちの店(みせ)は年中(ねんじゅう)無休(むきゅう)です。ただし、正月(しょうがつ)とクリスマスは休み(やすみ)です。 Tiệm của chúng tôi mở cửa suốt năm, ngoại trừ những ngày Tết đầu năm và dịp lễ Giáng Sinh.
7. Khi thay đổi, chuyển chủ đề câu chuyện
ところで có nghĩa là nhân tiện, thế còn, có điều là,… thích hợp để dùng trong trường hợp muốn chuyển chủ đề khác.
では được dùng để mở đầu một chủ đề và nói thế thì…, vậy thì…
さて cũng được dùng tương tự với nghĩa là và sau đây, và bây giờ, nào…
Ví dụ:
今度(こんど)のJLPTに合格(ごうかく)できてよかったですね。ところで、ご家族(ごかぞく)はお元気(げんき)ですか。 Có thể đậu kỳ thi JLPT đợt này đúng là may mắn ha. Nhân tiện, gia đình bạn có khỏe không?
Trả lời câu hỏi của bạn đọc :
Cách ghép câu trong tiếng Nhật?
Để nối 2 câu trong tiếng nhật chúng ta có một số cách như sau :
Cách thứ nhất là sử dụng trợ từ nối đặt ở cuối câu thứ 1. Ví dụ : この車がきれいですが私は買えません (kono kuruma ha kirei desuga watashi ha kaemaen) : Chiếc xe này đẹp nhưng tôi không thể mua được.
Cách thứ hai là sử dụng từ nối đặt ở đầu câu thứ 2. Những trợ từ đặt ở đầu câu thứ 2 này các bạn xem chi tiết nội dung phía trên.
Hoặc trong tiếng Nhật là gì?
Có một số từ có thể được dùng để diễn tả nghĩa “hoặc” trong tiếng Nhật :
や : 私や彼が行く : Tôi hoặc anh ấy (hoặc ai đó) sẽ tới.
または / あるいは / それとも : 行く、それとも行かない : Đi hay là không đi?
Nối danh từ trong tiếng Nhật?
Để nối danh từ trong tiếng Nhật, chúng ta có thể dùng một số từ nối như : と (AとB : A và B). か (A か B : A hoặc B). または / あるいは : hoặc.
Sau đó tiếng nhật là gì?
Chúng ta có thể sử dụng một số từ sau để diễn tả ý nghĩa sau đó trong tiếng Nhật : その次 (sono tsugi), その後 (sono ato : sau đó).
Trên đây là một số từ nối hay được dùng trong viết và nói tiếng Nhật. Nắm vững những từ nối trên, Minh Anh tin rằng các bạn sẽ tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Nhật để có thể đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Mời các bạn cùng xem qua những bài chia sẻ khác trong chuyên mục: tiếng Nhật cơ bản.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về từ nôi strong tiếng Nhật các bạn xem thêm bài : liên từ và cách sử dụng liên từ trong tiếng Nhật
Chúc các bạn học tốt!
We on social : Facebook - Youtube - Pinterest
Từ khóa » Nhưng Mà Trong Tiếng Nhật
-
Ngữ Pháp N5: ~ が/ ~けど
-
[Nhưng Mà...] Tiếng Nhật Là Gì? →N1は~が、N2は
-
です Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng【Ngữ Pháp N5】
-
Nhưng Mà Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Số
-
Liên Từ Trong Tiếng Nhật THƯỜNG GẶP Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Tổng Hợp Các Mẫu Ngữ Pháp "Không Những... Mà Còn..." - Sách 100
-
[Ngữ Pháp N5] ~けど:Tuy...nhưng... / Nhưng Mà...
-
[Ngữ Pháp N3] だけど:Nhưng, Tuy Nhiên... - Tiếng Nhật Đơn Giản
-
Những Cách Thể Hiện ý Nghĩa “mặc Dù” Trong Câu Tiếng Nhật - LinkedIn
-
Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Nhật Không Chỉ Mà Còn
-
"Bỏ Túi" 100 Mẫu Câu Giao Tiếp Tiếng Nhật Thông Dụng Nhất
-
Tổng Hợp Từ Nối Trong Tiếng Nhật
-
Tự Học Tiếng Nhật Chủ đề: Phân Biệt Cấu Trúc Mặc Dù - Nhưng
-
Tổng Hợp 101 Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Nhật Chắc Chắn Có Trong Bài ...