Rau Diếp Ngồng – Wikipedia Tiếng Việt

Diếp ngồng
Ngọn và thân cây
LoàiLactuca sativa var. augustana
Giống cây trồng'Diếp ngồng'
Nguồn gốc xuất xứĐịa Trung Hải

Rau diếp ngồng hay còn gọi diếp thơm, xà lách thơm, diếp gốc, diếp măng, ngó xuân, (danh pháp khoa học: Lactuca sativa var. augustana[1][2][3]) là một thứ thực vật thuộc loài Xà lách. Rau diếp ngồng là giống cây trồng cho thân cây và cả lá làm thực phẩm. Cây được trồng làm rau phổ biến ở Đài Loan và Trung Quốc, nơi chúng được gọi tên là oa duẩn (tiếng Trung: 莴笋; bính âm: wōsǔn).[4]

Lá cây màu xanh, thỉnh thoảng có thể là tía, phiến lá thuôn dài và không phẳng. Lá có thể ăn sống được hoặc luộc qua. Thân thẳng có vỏ màu trắng, phần bên trong mềm, chưa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn được thông qua luộc, nấu canh, nướng hoặc xào. Mùi vị toàn cây có mùi hương lúa nếp, vì vậy nhiều vùng ở miền Nam Trung Quốc thường gọi tên là du mạch thái (có nghĩa là rau cải có mùi thơm lúa mới).

Loại rau này thường bị nhầm với cây cần biển (rau tiến vua) được trồng ở vùng Sơn Đông và Giang Tô phía bắc Trung Quốc.

Canh tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Diếp ngồng được cho là có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được đưa vào Trung Quốc từ thời nhà Đường[4] (khoảng năm 600 đến 900). Cây có thể được gieo trồng từ hạt. Hạt cây được gieo tập trung vào các khay hoặc luống, sau đó mới cấy ra ruộng. Khoảng cách giữa các cây trên ruộng khoảng 30 cm. Cây thường bị một số loại rệp tấn công trên đồng ruộng.

Sau khi trồng khoảng 4-5 tuần diếp ngồng có thể cho thu hoạch lá. Cây cao khoảng 30 cm khi đó phần thân gốc phình to có thể đạt đường kính 3–4 cm và chiều dài 15–20 cm thì có thể cho thu hoặc thân.[5]

Bảng giá trị dinh dưỡng Diếp ngồng
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng75 kJ (18 kcal)
Carbohydrat3.65 g
Chất xơ1.7 g
Chất béo0.3 g
Protein0.85 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng %DV†
Vitamin A equiv.19% 175 μg
Thiamine (B1)5% 0.055 mg
Riboflavin (B2)5% 0.07 mg
Niacin (B3)3% 0.55 mg
Acid pantothenic (B5)4% 0.183 mg
Vitamin B63% 0.05 mg
Folate (B9)12% 46 μg
Vitamin C22% 19.5 mg
Chất khoángLượng %DV†
Calci3% 39 mg
Sắt3% 0.55 mg
Magiê7% 28 mg
Mangan30% 0.688 mg
Phốt pho3% 39 mg
Kali11% 330 mg
Natri0% 11 mg
Kẽm2% 0.27 mg
Link to USDA Database entry
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[6] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[7]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xà lách
  • Rau diếp

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stanley J. Kays Cultivated Vegetables of the World: A Multilingual Onomasticon, tr. 658, tại Google Books
  2. ^ Masatoshi Yamaguchi World Vegetables: Principles, Production and Nutritive Values, tr. 208, tại Google Books
  3. ^ Caroline Foley How to Plant Your Allotment, tr. 51, tại Google Books
  4. ^ a b “Celtuce ribbon salad”. soyricefire.com. ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ “Celtuce or Stem Lettuce”. kingsseeds.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tại sao có tên gọi ngó xuân?

Từ khóa » Từ Diếp Trong Tiếng Việt