Từ Điển - Từ Sàng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: sàng

sàng dt. Cái tràn to lỗ thưa (sưa) dùng lắc gạn hột (hạt) to ở lại, hột nhỏ rơi xuống: Lọt sàng xuống nia; Đi một tấc đàng, học một sàng khôn tng. Ra đường bà nọ bà kia, Về nhà chẳng khỏi cái nia cái sàng (CD) // đt. Lắc, chao vòng-vòng cho hột nhỏ lọt xuống, hột lớn ở lại: Sàng gạo, sàng tấm; Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng (CD) // đ Uốn mình qua lại: Sàng qua sàng lại để tìm chỗ trống đặng tấn vô đánh; Đi sửa bộ hay sàng qua sàng lại.
sàng dt. Giường nằm: Long sàng, rể đông-sàng, đồng tịch đồng sàng // đ a) Giường thờ: Lễ an-sàng, cúng sàng, linh-sàng // b) Ván nằm: Chun dưới sàng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
sàng - I d. 1 Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Lọt sàng xuống nia* (tng.). 2 Bộ phận hình tấm đột lỗ hoặc hình lưới trong những máy (gọi là máy sàng) dùng để tách các hạt ngũ cốc hay hạt, cục vật liệu rời thành từng loại theo kích thước to nhỏ.- II đg. Dùng hoặc máy sàng làm cho gạo sạch thóc và trấu, hay phân loại các hạt ngũ cốc hoặc hạt, cục vật liệu rời theo kích thước to nhỏ. Sàng gạo. Sàng than. Sàng đá dăm.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
sàng I. dt. 1. Đồ dùng đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa để làm gạo sạch thóc, trấu: dùng sàng để sàng gạo o chẻ tre đan sàng. 2. Bộ phận hình tấm, đột lỗ ở trong một số máy móc, dùng để tách các loại vật rời ra theo loại. II. đgt. Loại tách vật gì ra bằng sàng hoặc máy sàng: sàng gạo o sàng than.
sàng dt. Gầm (giường, phản): sàng giường o sàng ngựa o chui dưới sàng.
sàng đgt. (Dáng đi) uốn mình qua lại hoặc đi tới đi lui: sàng qua sàng lại trước cửa mà không dám vào.
sàng Giường: sàng tịch o đông sàng o đồng sàng o đồng sàng dị mộng o lâm sàng o linh sàng o long sàng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
sàng dt 1. Đồ đan bằng nan tre có hình tròn, nông lòng và thưa, dùng để làm cho gạo rơi xuống và trấu ở lại: Lọt sàng xuống nia (tng). 2. Một số lớn: Đi một ngày đàng học một sàng khôn (tng). đgt Dùng cái sàng làm cho gạo sạch trấu và thóc: Đàn ông học sảy học sàng, đến cơn vợ đẻ phải làm mà ăn (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
sàng 1. dt. Đồ đang bằng tre, nông lòng, có lỗ nhỏ thưa dùng đưa qua đưa lại cho vật vụn rơi xuống dưới, to còn lại: Lọt sàng xuống nia (T.ng) Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (T.ng) 2. đt. Dùng sàng mà đưa qua đưa lại để lựa lọc đồ nhỏ: Sàng gạo // Sự sàng.
sàng dt. Giường: Đồng tịch, đồng sàng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
sàng .- 1. d. Đồ đan bằng nan tre thưa và nông lòng, dùng để làm cho trấu rời khỏi gạo. 2. đg. Dùng cái sàng lắc cho gạo rơi xuống và trấu ở lại.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
sàng I. Đồ dùng đan bằng tre, nông lòng, thưa lỗ, để lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại. Văn-liệu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (T-ng). Miếng giữa làng, bằng sàng xó bếp (T-ng). Lọt sàng, xuống nia (T-ng). Dẫu rằng áo rách tày sàng, Đủ đóng, đủ góp với làng thì thôi (C-d). II. Dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại. Văn-liệu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay, giần sàng (C-d).
sàng Giường: Đồng tịch, đồng sàng.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

sàng đầu kim tận

sàng lọc

sàng sảy

sảng

sảng

* Tham khảo ngữ cảnh

Chàng không có cái cảm động bàng hoàng như khi được thấy đứng gần Thu ; cái cảm giác của chàng lúc đó là cái cảm giác đầy đủ và bình tĩnh của một người chồng đứng gần một người vợ mới cưới lúc nào cũng sẵn sàng làm chồng vui lòng.
Ánh nắng đã xuống đến giữa sân , trên những tấm khăn bàn treo ở dây thép , bóng luỹ tre rung động , Dũng nhìn thấy mấy cái sàng cau phơi trên mặt bể nước , những miếng cau lòng đỏ thắm như có ánh nắng đọng lại nhắc Dũng tưởng lại những ngày đám cưới vui vẻ và những gò má đỏ hồng của các cô dâu.
Giờ chúng tôi về thay quần áo , lúc sang mong sao lại có sẵn sàng thức ăn.
Dũng thấy Cận muốn che đậy cảnh nghèo của Cận cũng như chàng đã bao lần muốn giấu giếm cảnh giàu sỗ sàng của mình.
Nội hôm nay đi , đã sửa soạn sẵn sàng cả rồi.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): sàng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Từ Hán Việt Sàng Nghĩa Là Gì